3.2.2.1. Cải cách các quy định pháp luật về cơ chế giám sát của chủ sở hữu Thứ nhất, để kiểm soát, đánh giá đƣợc việc thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nƣớc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc phân công cần có quy định về giám sát việc thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nƣớc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc phân công thực hiện. Theo tác giả, cần bổ sung quy định này thành một điều luật trong Luật doanh nghiệp. Theo đó, QH mà cụ thể là Ủy ban Kinh tế sẽ là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nƣớc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc phân công; Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc giám sát việc thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nƣớc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc phân công theo thẩm quyền.
Thứ hai, cần có các quy định cụ thể về thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát theo định kỳ của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc, Bộ quản lý ngành đối với các TĐKTNN.
gian cụ thể để tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát; đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên HĐTV, KSV chuyên ngành, TGĐ, Phó TGĐ, Kế toán trƣởng trong việc quản lý, điều hành TĐKTNN. Ngoài ra cần quy định cụ thể việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát tại các TĐKT, tác giả đề xuất kết quả này phải báo cáo QH mà cụ thể là Ủy ban Kinh tế (là cơ quan giám sát cao nhất theo đề xuất của tác giả) để kịp thời xử lý những vấn đề nghiêm trọng tai các TĐKT.
Thứ ba, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chức năng giám sát: Các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát TĐKTNN hiện nay gồm: Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc, Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, Bộ Lao động – Thƣơng Binh và xã hội, UBND cấp tỉnh. Để phối hợp chặt chẽ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát đồng thời để tránh chồng chéo, gây ảnh hƣởng đến các hoạt động bình thƣờng của TĐKTNN Chính phủ cần ban hành quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này.
3.2.2.2. Cải cách các quy định pháp luật về cơ chế giám sát củacổ đông Vấn đề chất vấn của cổ đông: Luật Doanh nghiệp 2005 nên quy định bổ sung thêm quyền chất vấn của cổ đông cũng nhƣ cơ chế đảm bảo thực thi quyền đó. Điều này đƣợc thực hiện sẽ làm tăng khả năng giám sát điều hành của cổ đông, giúp ngăn chặn sớm hành vi gây hại cho công ty của những ngƣời quản lý công ty.
Vấn đề đưa kiến nghị vào chương trình họp ĐHĐCĐ: Đối với những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của ngƣời quản lý và những giao dịch có khả năng tƣ lợi thì không nên hạn chế đƣa vào chƣơng trình họp trong bất kỳ cuộc họp nào, dù cho không đúng với nội dung thông báo triệu tập cuộc họp. Bởi nếu thế có thể sẽ gây tốn kém thêm chi phí cho công ty khi phải chịu tập thêm cuộc họp khác, không đảm bảo đƣợc tính kịp thời trong việc ngăn chặn hành vi sai trái gây thiệt hại cho công ty. Do đó, khi triển khai Luật Doanh
nghiệp 2005, các văn bản hƣớng dẫn nên quy định rõ điểm a, khoản 3, điều 99 theo hƣớng trên.
Về cơ chế đảm bảo các quyền thông tin của cổ đông: Luật Doanh nghiệp 2005 nên bổ sung quy định trách nhiệm đối với ngƣời quản lý thông tin khi ngƣời này ngăn cản việc thực thi quyền tiếp cận thông tin của cổ đông, cũng nhƣ quy định thêm quyền khởi kiện của cổ đông khi họ bị vi phạm quyền tiếp cận thông tin.
Bên cạnh đó, khi triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 cần quy định rõ những thông tin nào thuộc về bí quyết kinh doanh không đƣợc tự do nắm bắt và tán phát. Trên cơ sở đó, quy định những thủ tục cần thiết để đảm bảo việc ngăn ngừa việc lạm dụng quyền này gây bất lợi cho cong ty.
Về quyền ứng cử thành viên HĐQT và BKS của cổ đông: LDN 2005 nên bổ sung quy định cho phép những cổ đông quy định tại khỏa 2, điều 79 LDN 2005 đƣợc quyền tự ứng cử thành viên HĐQT và BKS, nếu họ đồng thời thỏa mãn các điều kiện về ứng viên của cơ quan mà họ muốn ứng cử. Điều này đƣợc thực thi sẽ mở rộng khả năng thực thi quyền giám sát của cổ đông. Từ đó đảm bảo tốt hơn quyền lợi của cổ đông.
Về việc thực thi quyền đề cử thành viên HĐQT và BKS của cổ đông: LDN 2005 nên bỏ thủ tục quyết định số lƣợng ứng viên của ĐHĐCĐ. Theo đó, LDN 2005 có thể quy định tỷ lệ số ứng cử viên tối đa mà mỗi nhóm cổ đông có thể đề cử trên tổng số ứng viên cần đề cử theo tỷ lệ phần trăm cổ phần nắm giữ. Việc xác định số lƣợng ứng viên cần đề cử để bầu vào vị trí trên là do điều lệ công ty quy định. Trên cơ sở số lƣợng cổ phần mà mình nắm giữ, tỷ lệ số ứng viên tối đa theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ và số ứng viên cần đề cử mà Luật và điều lệ quy định.
3.2.3. Cải cách các quy định pháp luật để tập đoàn kinh tế nhà nước phải bao gồm các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
công ty mẹ phải rõ ràng, tránh sự trồng chéo. Giữa các ban phải có sự mối quan hệ chặt chẽ: Ban Tài chính kế toán, Ban Kinh doanh...
Để tránh sự mối mối quan hệ mờ nhạt giữa công ty mẹ - công ty con và giữa các công ty con với nhau cần loại bỏ phƣơng thức thành lập TĐKTNN bằng cách gom các TCT nhà nƣớc hoạt động trong ngành, lĩnh vực tƣơng đồng vì chỉ là gon đầu mối và lựa chọn công ty làm công ty mẹ.
Xây dựng quy chế chung đặc thù phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau của TĐKTNN. Quy chế này bao gồm các mối mối quan hệ đặc thù về: Mối quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ, mối quan hệ tài chính nội bộ, mối quan hệ về thông tin các doanh nghiệp thành viên, cụ thể:
Về mối quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ: Trong nội bộ Tập đoàn, các loại giao dịch kinh doanh nhƣ mua bán hàng hóa, cung cấp và nhận các dịch vụ, cho thuê, chuyển giao nghiên cứu và phát triển, nhƣợng quyền thƣơng mại… phải có những đặc thù gì so với các doanh nghiệp bên ngoài Tập đoàn, phải kết hợp hỗ trợ trong hoạt động sản xuất. Có những nguyên tắc thỏa thuận dài hạn, ổn định và thƣờng xuyên để các doanh nghiệp ƣu tiên mua bán, đặt hàng trong nội bộ hoặc mua bán hàng hóa với nhau theo mức giá thấp hơn so với giá thị trƣờng:
Đối với các TĐKTNN mà mỗi công ty con là một khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của tập đoàn, thì cần hình thành quy chế hợp tác phối hợp giữa các công ty con với nhau. Trong trƣờng hợp này, cần quy định rõ về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, giá chuyển giao nội bộ.
Đối với các TĐKTNN mà mỗi công ty con là đơn vị kinh doanh độc lập tƣơng đối, thì công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên đều là chủ thể độc lập trong thị trƣờng, hoạt động theo mục tiêu thị trƣờng. Các giao dịch kinh doanh trong nội bộ TĐKTNN cần phải tuân thủ quy tắc thị trƣờng, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi, song cũng cần có những
ƣu đãi theo những điều kiện nhất định, không vi phạm nguyên tắc thị trƣờng và hội nhập quốc tế.
Mối quan hệ tài chính nội bộ: Phải xây dựng quy chế tài chính chung của tập đoàn, của tất cả các doanh nghiệp. Có hai phƣơng pháp tiếp cận trong quản lý tài chính của tập đoàn, đó là cách tiếp cận tập trung và cách tiếp cận phân cấp. Cách tiếp cận tập trung yêu cầu tất cả các thành viên của tập đoàn sử dụng chung một phần mền máy một phần mềm máy tính, một phƣơng thức hạch toán và các thành viên định kỳ báo cáo lên công ty mẹ. Cách tiếp cận phân cấp yêu cầu các công ty con báo cáo đến các chi nhánh ở từng khu vực. Trong điều kiện các TĐKTNN hiện nay, khi xây dựng các quy định về quy chế tài chính trong TĐKTNN nên yêu tiên cách tiếp cận này do các tập đoàn chủ yếu hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, hoặc sang một số thị trƣờng nƣớc ngoài.
Công ty mẹ cần thiết lập các chính sách và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính. Các giao dịch tài chính giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn phải đƣợc báo cáo đầy đủ và công khai. Công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hiệu quả kinh tế và tình hình đảm bảo giá trị, giá trị gia tăng.
Mối quan hệ về thông tin các doanh nghiệp thành viên: Mối quan hệ này phải đƣợc hình thành cả theo trục dọc Công ty mẹ - công ty con và trục ngang giữa các doanh nghiệp thành viên khác với nhau. Hình thức trao đổi thông tin không chỉ dựa vào chế độ báo cáo mà phải phải đa dạng bằng nhiều hình thức.
Có hai phƣơng thức xây dựng quan hệ thông tin giữa công ty mẹ và công ty con. Một là, sử dụng phƣơng thức chính thức với thẩm quyền của chủ đầu tƣ, cổ đông và đại diện của doanh nghiệp tại ban quản lý điều hành ở từng doanh nghiệp thành viên. Hai là, xay dựng chế độ thông tin theo cơ chế hiệp thƣơng trao đổi bàn bạc phi chính thức trong tập đoàn.
Thông tin giữa các công ty con thƣờng xuyên xuất hiện thông qua kênh cơ bản từ công ty mẹ. Đối với các chaebol của Hàn Quốc, thì việc thúc đẩy trao đổi thông tin giữa các công ty con đƣợc thực hiện thông qua chuyển đổi vị trí lãnh đạo giữa các công ty con.
Để thực hiện đƣợc những vấn đề cụ thể nêu trên, cần phải bổ sung, sửa đổi các quy định về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc TĐKT trong Luật doanh nghiệp; các phƣơng thức thành lập TĐKT, tác giả đề xuất bỏ phƣơng thức thành lập TĐKTNN bằng cách gom các TCT, công ty có các ngành nghề kinh doanh tƣơng tự nhau.
3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp lý về bổ nhiệm thành viên hội đồng
thành viên (hội đồng quản trị) độc lập
Khi đề cử và bầu chọn thành viên HĐTV (HĐQT), chủ sở hữu phải đảm bảo để HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN thực hiện trách nhiệm của mình một cách chuyên nghiệp và độc lập. Tính độc lập đòi hỏi tất cả thành viên HĐTV (HĐQT) thực hiện nhiệm vụ của mình một cách vô tƣ, tôn trọng lợi ích của tất cả mọi cổ đông. Điều này có nghĩa là thành viên HĐTV (HĐQT) không phải chịu sự chỉ đạo của bất kỳ quyền lực chính trị nào khi thực hiện nhiệm vụ của mình, trừ khi việc này phù hợp với điều lệ hoặc các mục tiêu đặc biệt của doanh nghiệp.
Khi nhà nƣớc giữ cổ phần kiểm soát, nhà nƣớc có một vị thế rất đặc biệt có thể đề cử và bầu chọn HĐTV (HĐQT) mà không cần sự đồng thuận của các cổ đông khác. Quyền lực này đi đôi với mức độ trách nhiệm cao trong việc xác định, đề cử và bầu chọn thành viên HĐTV (HĐQT). Để hạn chế tối đa các xung đột lợi ích tiềm ẩn, cần phải có quy định cụ thể để đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tránh bầu chọn quá nhiều thành viên HĐTV (HĐQT) từ khối hành chính nhà nƣớc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp do nhà nƣớc sở hữu một phần hay TĐKTNN hoạt động trong các ngành công nghiệp
tự do cạnh tranh. Một số quốc gia đã quyết định tránh đề cử hoặc bầu chọn ứng cử viên từ chủ sở hữu hoặc các quan chức nhà nƣớc khác vào HĐTV (HĐQT) TĐKTNN. Việc này nhằm ngăn chặn khả năng Chính phủ can thiệp trực tiếp vào công việc kinh doanh hoặc quản lý của TĐKTNN và hạn chế trách nhiệm của nhà nƣớc đối với các quyết định của HĐTV (HĐQT) doanh nghiệp.
Cán bộ làm việc ở chủ sở hữu, hay chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau của Chính phủ hoặc từ các cơ quan chính trị (Điểm d, khoản, điều 21, Nghị định 69/2014/NĐ-CP) chỉ đƣợc bầu chọn vào HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN nếu họ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về năng lực quy định cho tất cả thành viên HĐTV (HĐQT), và không có ảnh hƣởng chính trị quá mức. Những ngƣời này phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giống nhƣ các thành viên HĐTV (HĐQT) khác, và hoạt động vì lợi ích của doanh nghiệp cũng nhƣ cổ đông của nó. Tình trạng không đủ năng lực và xung đột lợi ích phải đƣợc đánh giá cẩn thận, và cần có chỉ dẫn cụ thể về cách thức quản lý và giải quyết. Các cán bộ tham gia HĐTV (HĐQT) TĐKTNN không đƣợc có xung đột lợi ích cố hữu hay tiềm ẩn. Điều này có nghĩa là họ không đƣợc tham gia vào các quyết định quản lý nhà nƣớc có liên quan tới doanh nghiệp mà họ là thành viên HĐTV (HĐQT), cũng nhƣ không có bất kỳ một nghĩa vụ hay hạn chế nào có thể ngăn họ hoạt động vì lợi ích doanh nghiệp. Nói chung, tất cả các xung đột lợi ích tiềm ẩn liên quan tới thành viên HĐTV (HĐQT) cần đƣợc thông báo cho Hội đồng và sau đó Hội đồng phải công bố các xung đột lợi ích này cùng với cách thức giải quyết chúng.
Đặc biệt là cần phải làm rõ nghĩa vụ pháp lý của cá nhân và nhà nƣớc khi các quan chức nhà nƣớc tham gia HĐTV (HĐQT) của TĐKTNN. Quan chức nhà nƣớc cần công bố bất kỳ khoản sở hữu cá nhân nào mà họ có trong TĐKTNN và tuân thủ các nguyên tắc về giao dịch nội gián. Hƣớng dẫn hoặc quy tắc đạo đức đối với cán bộ của chủ sở hữu và các quan chức nhà nƣớc
khác tham gia HĐTV (HĐQT) TĐKTNN có thể do cơ quan điều phối hoặc chủ sở hữu xây dựng. Các hƣớng dẫn hoặc quy tắc đạo đức này cũng phải quy định rõ thông tin mật do thành viên HĐTV (HĐQT) thông báo lại cho nhà nƣớc sẽ đƣợc xử lý nhƣ thế nào.
Phƣơng hƣớng mục tiêu chính trị rộng lớn hơn của TĐKTNN phải do Bộ quản lý ngành TĐKTNN đƣa ra, và phải đƣợc đặt ra nhƣ là mục tiêu của doanh nghiệp hơn là áp đặt trực tiếp thông qua việc tham gia HĐTV (HĐQT). HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN không đƣợc đối phó với các tín hiệu chính sách cho tới khi họ đƣợc QH ủy quyền hay đƣợc chấp thuận thông qua các quy trình cụ thể.
Nhiều CTCP trực thuộc các TĐKTNN có nhu cầu niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán quốc tế nhƣng chính thuật ngữ “thành viên HĐQT độc lập” chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi tại các CTCPở Việt Nam. Thuật ngữ này mới chỉ đƣợc xuất hiện một cách rải rác và chƣa đầy đủ ở một số văn bản dƣới luật nhƣ: Nghị định 59/2009/NĐ-CP, ngày 16/7/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại; Quyết định số 12/2007/QĐ- BTC, ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế QTCT áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán… Nghĩa là, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận yếu tố “thành viên HĐQT (HĐTV) độc lập” trong Luật doanh nghiệp, trong khi đó, Pháp luật Singapore đã có một đạo luật riêng về quản trị doanh nghiệp, quy định những điều bắt buộc đối với thành viên HĐQT độc lập. Ngoài ra, so sánh về sự khác biệt giữa pháp luật Singapore và pháp luật Việt Nam về quy định “thành viên HĐQT (HĐTV) độc lập” cũng dễ nhận thấy yêu cầu về tính “độc lập” trong các quy định của pháp luật Việt