thành viên (hội đồng quản trị) độc lập
Khi đề cử và bầu chọn thành viên HĐTV (HĐQT), chủ sở hữu phải đảm bảo để HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN thực hiện trách nhiệm của mình một cách chuyên nghiệp và độc lập. Tính độc lập đòi hỏi tất cả thành viên HĐTV (HĐQT) thực hiện nhiệm vụ của mình một cách vô tƣ, tôn trọng lợi ích của tất cả mọi cổ đông. Điều này có nghĩa là thành viên HĐTV (HĐQT) không phải chịu sự chỉ đạo của bất kỳ quyền lực chính trị nào khi thực hiện nhiệm vụ của mình, trừ khi việc này phù hợp với điều lệ hoặc các mục tiêu đặc biệt của doanh nghiệp.
Khi nhà nƣớc giữ cổ phần kiểm soát, nhà nƣớc có một vị thế rất đặc biệt có thể đề cử và bầu chọn HĐTV (HĐQT) mà không cần sự đồng thuận của các cổ đông khác. Quyền lực này đi đôi với mức độ trách nhiệm cao trong việc xác định, đề cử và bầu chọn thành viên HĐTV (HĐQT). Để hạn chế tối đa các xung đột lợi ích tiềm ẩn, cần phải có quy định cụ thể để đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tránh bầu chọn quá nhiều thành viên HĐTV (HĐQT) từ khối hành chính nhà nƣớc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp do nhà nƣớc sở hữu một phần hay TĐKTNN hoạt động trong các ngành công nghiệp
tự do cạnh tranh. Một số quốc gia đã quyết định tránh đề cử hoặc bầu chọn ứng cử viên từ chủ sở hữu hoặc các quan chức nhà nƣớc khác vào HĐTV (HĐQT) TĐKTNN. Việc này nhằm ngăn chặn khả năng Chính phủ can thiệp trực tiếp vào công việc kinh doanh hoặc quản lý của TĐKTNN và hạn chế trách nhiệm của nhà nƣớc đối với các quyết định của HĐTV (HĐQT) doanh nghiệp.
Cán bộ làm việc ở chủ sở hữu, hay chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau của Chính phủ hoặc từ các cơ quan chính trị (Điểm d, khoản, điều 21, Nghị định 69/2014/NĐ-CP) chỉ đƣợc bầu chọn vào HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN nếu họ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về năng lực quy định cho tất cả thành viên HĐTV (HĐQT), và không có ảnh hƣởng chính trị quá mức. Những ngƣời này phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giống nhƣ các thành viên HĐTV (HĐQT) khác, và hoạt động vì lợi ích của doanh nghiệp cũng nhƣ cổ đông của nó. Tình trạng không đủ năng lực và xung đột lợi ích phải đƣợc đánh giá cẩn thận, và cần có chỉ dẫn cụ thể về cách thức quản lý và giải quyết. Các cán bộ tham gia HĐTV (HĐQT) TĐKTNN không đƣợc có xung đột lợi ích cố hữu hay tiềm ẩn. Điều này có nghĩa là họ không đƣợc tham gia vào các quyết định quản lý nhà nƣớc có liên quan tới doanh nghiệp mà họ là thành viên HĐTV (HĐQT), cũng nhƣ không có bất kỳ một nghĩa vụ hay hạn chế nào có thể ngăn họ hoạt động vì lợi ích doanh nghiệp. Nói chung, tất cả các xung đột lợi ích tiềm ẩn liên quan tới thành viên HĐTV (HĐQT) cần đƣợc thông báo cho Hội đồng và sau đó Hội đồng phải công bố các xung đột lợi ích này cùng với cách thức giải quyết chúng.
Đặc biệt là cần phải làm rõ nghĩa vụ pháp lý của cá nhân và nhà nƣớc khi các quan chức nhà nƣớc tham gia HĐTV (HĐQT) của TĐKTNN. Quan chức nhà nƣớc cần công bố bất kỳ khoản sở hữu cá nhân nào mà họ có trong TĐKTNN và tuân thủ các nguyên tắc về giao dịch nội gián. Hƣớng dẫn hoặc quy tắc đạo đức đối với cán bộ của chủ sở hữu và các quan chức nhà nƣớc
khác tham gia HĐTV (HĐQT) TĐKTNN có thể do cơ quan điều phối hoặc chủ sở hữu xây dựng. Các hƣớng dẫn hoặc quy tắc đạo đức này cũng phải quy định rõ thông tin mật do thành viên HĐTV (HĐQT) thông báo lại cho nhà nƣớc sẽ đƣợc xử lý nhƣ thế nào.
Phƣơng hƣớng mục tiêu chính trị rộng lớn hơn của TĐKTNN phải do Bộ quản lý ngành TĐKTNN đƣa ra, và phải đƣợc đặt ra nhƣ là mục tiêu của doanh nghiệp hơn là áp đặt trực tiếp thông qua việc tham gia HĐTV (HĐQT). HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN không đƣợc đối phó với các tín hiệu chính sách cho tới khi họ đƣợc QH ủy quyền hay đƣợc chấp thuận thông qua các quy trình cụ thể.
Nhiều CTCP trực thuộc các TĐKTNN có nhu cầu niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán quốc tế nhƣng chính thuật ngữ “thành viên HĐQT độc lập” chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi tại các CTCPở Việt Nam. Thuật ngữ này mới chỉ đƣợc xuất hiện một cách rải rác và chƣa đầy đủ ở một số văn bản dƣới luật nhƣ: Nghị định 59/2009/NĐ-CP, ngày 16/7/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại; Quyết định số 12/2007/QĐ- BTC, ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế QTCT áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán… Nghĩa là, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận yếu tố “thành viên HĐQT (HĐTV) độc lập” trong Luật doanh nghiệp, trong khi đó, Pháp luật Singapore đã có một đạo luật riêng về quản trị doanh nghiệp, quy định những điều bắt buộc đối với thành viên HĐQT độc lập. Ngoài ra, so sánh về sự khác biệt giữa pháp luật Singapore và pháp luật Việt Nam về quy định “thành viên HĐQT (HĐTV) độc lập” cũng dễ nhận thấy yêu cầu về tính “độc lập” trong các quy định của pháp luật Việt Nam chƣa cao và không chặt chẽ nhƣ quy định của pháp luật Singapore. Cụ thể là: Pháp luật Singapore yêu cầu thành viên HĐQT độc lập phải là ngƣời không có mối quan hệ với công ty, với các công ty liên quan của công ty, nghĩa là tính
“độc lập” của thành viên HĐQT độc lập là rất cao. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chỉ yêu càu thành viên HĐQT không đƣợc đồng thời nắm các vị trí điều hành, quản lý chủ chốt của công ty.
Do đó, để các TĐKTNN hòa nhập đƣợc với thế giới cần đƣa quy định thành viên HĐQT (HĐTV) độc lập vào Luật doanh nghiệp.