Cải cách quy định pháp luật về mối quan hệ giữa hội đồng

Một phần của tài liệu Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin (Trang 93)

thành viên (hội đồng quản trị) và tổng giám đốc

3.2.5.1. Cải cách các quy định pháp luật về hội đồng thành viên (hội đồng quản trị)

HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN phải có quyền lực, khả năng và tính khách quan cần thiết để thực hiện chức năng chỉ đạo chiến lƣợc và giám sát quản lý. HĐTV (HĐQT) cần hoạt động một cách liêm chính và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Ở một số quốc gia, HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN thƣờng quá cồng kềnh, thiếu đầu óc kinh doanh và đánh giá độc lập. HĐTV (HĐQT) cũng có thể bao gồm quá nhiều thành viên từ cơ quan hành chính nhà nƣớc. Hơn nữa, HĐTV (HĐQT) có thể không đƣợc giao đầy đủ trách nhiệm và vì vậy có thể bị chỉ đạo bởi lãnh đạo cấp cao hay chủ sở hữu doanh nghiệp.

Trao quyền và nâng cao chất lƣợng của HĐTV (HĐQT) ở TĐKTNN là biện pháp cơ bản để tăng cƣờng quản trị TĐKTNN. Điều quan trọng là doanh nghiệp có một HĐTV (HĐQT) vững mạnh, có thể hoạt động vì lợi ích doanh nghiệp và giám sát hiệu quả công tác quản lý mà không có sự can thiệp chính trị thái quá nào. Để thực hiện đƣợc vấn đề này, HĐTV (HĐQT) phải có một số quyền cụ thể sau:

HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN phải được giao nhiệm vụ rõ ràng và chịu trách nhiệm cao nhất đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. HĐTV (HĐQT) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm giải trình trước chủ

sở hữu, hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp và đối xử bình đẳng với cổ đông: Trách nhiệm của HĐTV (HĐQT) ở TĐKTNN cần đƣợc quy định trong luật lệ, chính sách sở hữu của Chính phủ và điều lệ của TĐKTNN. Điều cần lƣu ý là mọi thành viên HĐTV (HĐQT) có nghĩa vụ pháp lý phải hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp và đối xử bình đẳng với mọi cổ đông. Trách nhiệm pháp lý chung và cho từng cá nhân thành viên HĐTV (HĐQT) phải đƣợc quy định rõ ràng. Không đƣợc có sự khác biệt giữa trách nhiệm của các thành viên Hội đồng cho dù họ đƣợc đề cử bởi nhà nƣớc hay bất cứ cổ đông hoặc bên có quyền lợi liên quan nào khác. Thành viên HĐTV (HĐQT) cần đƣợc đào tạo và thông báo đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của họ.

Tăng cƣờng trách nhiệm của HĐTV (HĐQT) có thể thực hiện qua việc HĐTV (HĐQT) có báo cáo riêng, ban hành cùng với báo cáo thƣờng niên và nộp cho cơ quan kiểm toán độc lập. Báo cáo của HĐTV (HĐQT) phải cung cấp thông tin và nhận xét về tổ chức, hiệu quả tài chính, các yếu tố rủi ro quan trọng, các sự kiện lớn, quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan, và ảnh hƣởng của các chỉ đạo từ Bộ quản lý ngành tới hoạt động của HĐTV (HĐQT) và doanh nghiệp.

HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN cần thực hiện chức năng giám sát quản lý và chỉ đạo chiến lược, theo các mục tiêu mà Chính phủ và chủ sở hữu đặt ra; bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm TGĐ

Trong nhiều trƣờng hợp, HĐTV (HĐQT) của TĐKTNN không đƣợc giao trách nhiệm đầy đủ và thẩm quyền cần thiết để chỉ đạo chiến lƣợc, giám sát quản lý và kiểm soát việc công bố thông tin. Vai trò và trách nhiệm của HĐTV (HĐQT) có thể bị xâm phạm từ hai phía: Chủ sở hữu và BGĐ. Bộ quản lý ngành, nếu không phải là Chính phủ, có thể muốn can thiệp sâu vào các vấn đề chiến lƣợc, mặc dù trách nhiệm của cơ quan này là xác định mục

tiêu chung của doanh nghiệp, do sự khác biệt giữa việc xác định mục tiêu và xây dựng chiến lƣợc thƣờng không rõ ràng. HĐTV (HĐQT) TĐKTNN cũng có thể gặp khó khăn trong việc giám sát quản lý vì họ không phải lúc nào cũng có thẩm quyền để làm việc này. Ngoài ra, ở một số quốc gia nhất định, tồn tại mối liên hệ trực tiếp chặt chẽ giữa BGĐ với chủ sở hữu hoặc với Chính phủ. BGĐ của TĐKTNN thƣờng vƣợt quyền HĐTV (HĐQT) báo cáo trực tiếp cho chủ sở hữu hoặc Chính phủ.

Để thực hiện vai trò của mình, HĐTV (HĐQT) ở TĐKTNN phải tích cực: i) Xây dựng, giám sát và rà soát chiến lƣợc của doanh nghiệp, trong khuôn khổ các mục tiêu chung của doanh nghiệp; ii) thiết lập các chỉ tiêu hiệu quả phù hợp và xác định các rủi ro chủ yếu; iii) giám sát quy trình công bố và trao đổi thông tin, đảm bảo các báo cáo tài chính trình bày trung thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp và phản ánh những rủi ro phát sinh; iv) đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của BGĐ; v) xây dựng kế hoạch kế nhiệm hiệu quả các cán bộ quản lý chủ chốt.

Một chức năng cơ bản của HĐTV ở TĐKTNN là bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm TGĐ (điều 70, Luật doanh nghiệp). Tuy nhiên, Điểm e, khoản 1, điều 9, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP lại quy định Bộ quản lý ngành có chức năng quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thƣởng, kỷ luật thành viên HĐTV, TGĐ, KSV. Điều này đã lấy bớt đi quyền hành của HĐTV. Đề xuất của tác giả cần trả lại quyền này cho HĐTV vì không có thẩm quyền này HĐTV sẽ khó thực hiện đầy đủ chức năng giám sát và trách nhiệm giải trình đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong một số trƣờng hợp, việc này có thể phải đƣợc sự nhất trí hoặc tham vấn với chủ sở hữu. Ở một số quốc gia, chủ sở hữu toàn bộ cổ phần doanh nghiệp có thể trực tiếp bổ nhiệm TGĐ và khả năng này mở rộng tới cả TĐKTNN. Điều này cũng có thể xảy ra khi nhà nƣớc là chủ sở hữu chính ở doanh nghiệp đƣợc giao

thực hiện các mục tiêu phục vụ xã hội. Để đảm bảo duy trì tính liêm chính của HĐTV (HĐQT), trong trƣờng hợp này yêu cầu tham khảo ý kiến HĐTV (HĐQT) khi bổ nhiệm GDĐH. Bất kể thủ tục nhƣ thế nào, việc bổ nhiệm phải dựa trên các tiêu chí năng lực chuyên môn.

HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN phải được thành lập để cho phép đánh giá khách quan và độc lập hoạt động của doanh nghiệp.

Điều kiện tiên quyết, cơ bản khi trao quyền cho HĐTV (HĐQT) TĐKTNN là tổ chức Hội đồng theo cách nào đó để họ có thể đánh giá thực sự khách quan và độc lập hoạt động của doanh nghiệp, giám sát hiệu quả BGĐ và đƣa ra quyết định chiến lƣợc. Nhƣ đã nhấn mạnh trong bộ Nguyên tắc QTCT của OECD, “để thực hiện nhiệm vụ giám sát hiệu quả quản lý, ngăn ngừa xung đột lợi ích và cân bằng các yêu cầu mâu thuẫn nhau trong công ty, HĐTV (HĐQT) phải có khả năng đánh giá khách quan”. Tất cả thành viên HĐTV (HĐQT) phải đƣợc đề cử thông qua một quy trình minh bạch và cần hiểu rõ họ có trách nhiệm hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp với tƣ cách tập thể. Họ không đƣợc hoạt động với tƣ cách là các cá nhân đại diện cho các nhóm cổ đông đề cử và bầu chọn họ. HĐTV (HĐQT) TĐKTNN phải đƣợc bảo vệ khỏi sự can thiệp về chính trị quá mức và trực tiếp có thể khiến họ không tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu doanh nghiệp đã thỏa thuận với Chính phủ và chủ sở hữu.

Cơ chế đánh giá và duy trì tính độc lập cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của HĐTV (HĐQT) cũng cần đƣợc xây dựng. Cơ chế này có thể bao gồm hạn chế số lần có thể đƣợc bổ nhiệm lại, tăng nguồn lực cho HĐTV (HĐQT) để họ có thể tiếp cận thông tin độc lập hoặc thực hiện các công tác chuyên môn độc lập.

HĐTV (HĐQT) của công ty mẹ - TĐKTNN xây dựng quy trình đánh giá hàng năm để đánh giá hiệu quả của mình: TĐKTNN phải xây dựng quy trình đánh giá hàng năm, đây là công cụ cần thiết để tăng cƣờng tính chuyên nghiệp

của HĐTV (HĐQT) TĐKTNN vì nó làm rõ trách nhiệm của HĐTV (HĐQT) và nghĩa vụ của các thành viên. Quy trình này cũng là công cụ giúp xác định các năng lực và kinh nghiệm cần thiết của thành viên HĐTV (HĐQT). Cuối cùng, quy trình này là động cơ giúp thúc đẩy từng thành viên Hội đồng cống hiến thời gian và công sức để thực hiện nghĩa vụ của họ với tƣ cách là thành viên HĐTV (HĐQT). Để thực hiện đánh giá, HĐTV (HĐQT) phải tƣ vấn các chuyên gia độc lập bên ngoài cũng nhƣ chủ sở hữu doanh nghiệp.

3.2.5.2. Cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) và Tổng Giám đốc

Thứ nhất, Chủ tịch HĐTV (HĐQT) phải độc lập với Tổng Giám đốc

Điều này giúp “cân bằng quyền lực, tăng cƣờng trách nhiệm và nâng cao năng lực ra quyết định độc lập của HĐTV (HĐQT) với BGĐ”. Việc xác định đầy đủ và rõ ràng chức năng của HĐTV (HĐQT) và Chủ tịch Hội đồng sẽ tránh đƣợc các tình huống trong đó việc tách rời này có thể dẫn tới sự đối lập không hiệu quả giữa Chủ tịch HĐTV (HĐQT) và TGĐ doanh nghiệp.

Việc tách rời chức danh Chủ tịch HĐTV (HĐQT) và TGĐ đặc biệt quan trọng ở TĐKTNN nơi mà tính độc lập của HĐTV (HĐQT) đối với BGĐ cần đƣợc tăng cƣờng. Chủ tịch HĐTV (HĐQT) có vai trò then chốt trong việc lãnh đạo và đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của Hội đồng cũng nhƣ khuyến khích các thành viên Hội đồng tích cực tham gia chỉ đạo chiến lƣợc doanh nghiệp. Khi Chủ tịch HĐTV (HĐQT) và TGĐđộc lập với nhau, Chủ tịch HĐTV (HĐQT) cũng cần có vai trò trong việc thỏa thuận với chủ sở hữu về những kỹ năng và kinh nghiệm mà HĐTV (HĐQT) cần có để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, việc tách rời chức danh Chủ tịch HĐTV (HĐQT) và TGĐcần đƣợc coi là biện pháp cơ bản trong việc xây dựng một HĐTV (HĐQT) hiệu quả cho TĐKTNN.

Thứ hai, đảm bảo sự phân định rõ ràng, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong giải quyết công việc giữa HĐTV và TGĐ.

Trƣớc hết, cần phải ban hành một cơ chế chung, thống nhất trong việc phân cấp, phân quyền giữa HĐTV và Ban TGĐ không chỉ dừng lại ở việc thực hiện phân quyền của HĐTV cho BGĐ ở một số lĩnh vực cụ thể thông qua việc ban hành các Nghị quyết riêng lẻ của từng TĐKTNN; phải phân cấp mạnh cho Ban TGĐ trong công tác điều hành để có thể tự quyết định đƣợc.

Mặt khác, trong nội bộ HĐTV phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên HĐTV. Thành viên HĐTV có quyền trực tiếp làm việc và yêu cầu các thành viên Ban TGĐ, cán bộ quản lý các phòng ban cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của TĐKTNN trong phạm vi mà mình phụ trách. Trên cơ sở quyền hạn đƣợc giao, thành viên HĐTV phải chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch HĐTV trong việc chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy chế, quy định, nghị quyết, quyết định của HĐTV, đánh giá hiệu quả hoạt động liên quan đến lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách trong toàn hệ thống theo định kỳ hàng quý và lập báo cáo gửi HĐTV. Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch HĐTV sẽ có đánh giá kết quả công việc của từng thành viên HĐTV trên cơ sở hiệu quả công việc mà từng HĐTV đã thực hiện trong tháng [14].

Về cơ chế phối hợp trong hoạt động quản lý, điều hành giữa HĐTV và TGĐ: HĐTV cần chủ động hơn trong công tác phối hợp với TGĐ để hoạch định chiến lƣợc của TĐKTNN, đặc biệt cần tăng cƣờng năng lực phân tích và dự báo kinh tế. HĐTV có thể xem xét để thành lập các Hội đồng và Ban quan trọng và chiến lƣợc, nhƣ: Ban nhân sự và tổ chức, Ban kinh doanh và thƣơng mại, Ban ALCO (quản lý Nợ - Có), Ban rủi ro… để phục vụ mục tiêu phân tích và hoạch định chiến lƣợc, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro phát sinh và nâng cao hiệu quả QTTĐKTNN.

Về cơ chế phân quyền: HĐTV và BGĐ sẽ thống nhất xây dựng cơ chế chung để phân quyền cho TGĐ trong việc điều hành mọi hoạt động thƣởng ngày của TĐKT. Théo đó, TGĐ sẽ đƣợc phân cấp mạnh hơn để có thể tự quyết định những vấn đề thuộc khả năng giải quyết của mình, không bị động và phụ thuộc vào việc xin ý kiến HĐTV. Đối với những vấn đề phải xin ý kiến HĐTV, trƣớc khi trình lên HĐTV, BGĐ sẽ tổ chức họp với các phòng ban liên quan để thảo luận và thống nhất phƣơng án trình HĐTV. HĐTV chỉ thảo luận và cho ý kiến kết luận trên cơ sở những kiến nghị của TGĐ mà không cần tổ chức lại cuộc họp với các phòng ban liên quan để nghe trình bày về vấn đề theo trình bày của TGĐ. Quy định nhƣ vậy sẽ tránh trƣờng hợp phải tổ chức hai cuộc họp ở hai cấp khác nhau để cùng xem xét cùng một vấn đề. Trong cơ chế này đồng thời sẽ quy định rõ thời gian xử lý công việc ở mỗi cấp để đảm bảo tiến độ công việc không bị ảnh hƣởng do thời gian xử lý công việc quá lâu ở cấp TGĐ hoặc cấp HĐQT.

Về cơ chế trao đổi thông tin: HĐTV và TGĐ cần tăng cƣờng công tác trao đổi thông tin, mọi thông tin trao đổi giữa HĐTV và TGĐ cần đƣợc thực hiện sớm, nhanh và có chất lƣợng; nếu có vấn đề gì không thống nhất giữa HĐTV và TGĐ thì phải giải thích rõ ràng. Hình thức trao đổi có thể trao đổi trực tiếp tại cuộc họp hặc trao đổi bằng văn bản.

Một phần của tài liệu Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)