Phân tích môi trường không chỉ là nhiệm vụ trong xây dựng chiến lược mà còn là trong tất cả các giai đoạn của quản trị chiến lược. Phân tích môi trường không chỉ giúp nhà quản trị nhận dạng được các yếu tố bên trong, bên ngoài có ảnh hưởng đến quản trị chiến lược mà còn nhận dạng các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài đem lại, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của môi trường bên trong. Người ta chia môi trường của tổ chức thành môi trường bên ngoài và môi trường bên trong.
* Phân tích môi trường bên ngoài
Các yếu tố môi trường bên ngoài chính là các yếu tố khách quan, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các yếu
tố có tác động tích cực và tiêu cực. Có thể nói, phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài chính là phân tích cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp. Môi trường các yếu tố bên ngoài có thể phân ra thành hai loại là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường vĩ mô hay còn gọi là môi trường tổng quát là các yếu tố môi trường chung, nó ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trong một quốc gia. Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố như kinh tế, nhâu khẩu học, chính trị - pháp luật, văn hóa xã hội, công nghệ, điều kiện tự nhiên…
- Yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...
- Yếu tố nhân khẩu học bao gồm các yếu tố như quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số hàng năm, cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, quy mô gia đình, thu nhập bình quân người hay hộ gia đình, vấn đề di chuyển lao động, trình độ dân trí. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động, tăng thị trường và nhiều kênh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tác động đến chiến lược của doanh nghiệp.
- Yếu tố chính trị, pháp luật bao gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng
giai đoạn phát triển.
- Yếu tố văn hóa, xã hội bao gồm các yếu tố như văn hóa dân tộc, nhánh văn hóa, tình hình xã hội…. Môi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
- Yếu tố khoa học – công nghệ là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố môi trường của một ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong ngành, bao gồm các yếu tố như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và các cộng đồng dân cư xung quanh doanh nghiệp. Khi phân tích môi trường vi mô người ta thường sử dụng mô hình 5 lực cạnh tranh để phân tích. Theo M. Porter doanh nghiệp luôn phải chịu năm lực cạnh tranh, bao gồm: áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại trong ngành; nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ mới; áp lực từ khách hàng; áp lực từ nhà cung cấp và áp lực cạnh tranh từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế (Hình 1.5).
Hình 1.5: Mô hình 5 lực cạnh tranh của M. Porter
Nguồn: “Chiến Lược Cạnh Tranh Theo Lý thuyết Michael E.Porter” TS. Dương Ngọc Dũng
- Đối thủ hiện hữu là những người đang trực tiếp cạnh tranh với doanh nghiệp. Trong các ngành kinh doanh luôn tồn tại nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh các sản phẩm cùng loại, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp này luôn tìm cách tạo lợi thế cho mình để chiếm vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh, do đó một doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại.
- Khách hàng là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Khách hàng luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của mình cả về sản phẩm lẫn giá cả, vì vậy họ luôn mặc cả với doanh nghiệp để sao cho nhận được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất. Do đó doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực từ khả năng thương lượng của các khách hàng.
- Nhà cung cấp là những người cung cấp các dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp. Nó không chỉ giới hạn trong các nhà cung cấp vật tư, máy móc thiết bị, điện,
CÁC ĐỐI THỦ HIỆN HỮU Tranh đua giữa các đối thủ cạnh tranh hiện hữu CÁC ĐỐI THỦ TIỀM ẨN NHÀ CUNG CẤP Thế mặc cả của người mua Mối đe dọa của sản phẩm thay thế Mối đe dọa của người mới ra nhập thị trường Thế mặc cả của các nhà cung cấp NGƯỜI MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ
nước... mà còn kể cả những người cung cấp sức lao động, cung cấp tài chính... Để tiến hành kinh doanh doanh nghiệp luôn phải cần đến nguyên vật liệu, dịch vụ từ các nhà cung cấp khác. Do đó doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực đàm phán từ các nhà cung cấp.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những người có khả năng gia nhập thị trường trong tương lai. Họ sẽ đem lại những công suất mới cho ngành và tăng cung trên thị trường. Vì vậy các đối thủ tiềm ẩn xuất hiện sẽ tạo ra một áp lực cạnh đối với doanh nghiệp.
- Sản phẩm, dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ cũng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng bằng những sản phẩm, dịch vụ khác. Các sản phẩm, dịch vụ này sẽ làm thay đổi nhu cầu trên thị trường, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân tích môi trường bên trong
Các yếu tố môi trường bên trong chính là các yếu tố chủ quan, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, phân tích các yếu tố môi trường bên trong chính là phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát, điều chỉnh được. Các lĩnh vực cơ bản của yếu tố môi trường bên trong bao gồm nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu và phát triển, năng lực sản xuất, tài chính, tiếp thị bán hàng…
- Nguồn nhân lực được phản ánh qua các yếu tố như số lượng, cơ cấu nguồn, chất lượng nguồn nhân lực, cũng như chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực…. - Nguồn lực tài chính được phản ánh qua các yếu tố như quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn; công tác quản trị tài chính - kế toán, cũng như khả năng huy động nguồn vốn…
- Năng lực sản xuất được phản ánh qua các yếu tố như dây chuyền công nghệ sản xuất, mạng lưới nhà máy, qui mô sản xuất, khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá thành sản xuất, sự
đa dạng hóa dịch vụ…
- Công tác tiếp thị và bán hàng được phản ánh qua các yếu tố như khả năng nghiên cứu phát triển thị trường, chính sách giá, hệ thống kênh phân phối, chính sách xúc tiến, dịch vụ hậu mãi…