Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm đòi hỏi Công ty phải tận dụng nguồn lực bên trong, cải tiến liên tục hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên sẵn có, từ lãnh đạo đến nhân viên phải tìm cách cải thiện không ngừng những gì họđang làm để mang lại kết quả tốt hơn, năng suất làm việc cao hơn. Đồng thời thông qua rèn luyện để nâng cao kinh nghiệm, độ lành nghề của nhân viên.
Thứ nhất, đối với nhân viên trực tiếp sản xuất, Công ty cần tổ chức đào tạo nội bộ trong công ty nhằm tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí: tổ chức những khóa học định kỳ qua đó những nhân viên có kinh nghiệp sẽ đào tạo lại cho những nhân viên mới để nâng cao mức độ lành nghề của nhân viên trẻđồng thời tạo lực lượng kế thừa. Ngoài ra, thực hiện luân chuyển các công việc khác nhau trong cùng một mảng công việc chính để giúp nhân viên học hỏi lẫn nhau và
thành thạo nhiều kỹ năng trong công việc. Thông qua đó nhân viên sẽ phát hiện được công việc nào là phù hợp nhất với năng lực chuyên môn của mình.
Thứ hai, đối với cán bộ Phòng Đầu tư xây dựng cơ bản: Công ty cần phải nâng cao năng lực quản lý dự án để có để thực hiện nhanh chống các dự án kịp đưa vào khai thác vào năm 2016. Cán bộ quản lý dự án phải được tập huấn các kiến thức và công cụ mới để quản lý dự án có hiệu quả. Đồng thời cần nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng trở lên, thông qua các lớp tập huấn nhằm trang bị cho cán bộ quản lý kỹ năng giao việc, quản lý công việc hướng tới mục tiêu. Các dự án phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo được hiệu quả lâu dài và có khả năng chuyển đổi theo xu hướng phát triển của xã hội. Với thế mạnh về vốn, kinh nghiệm và mạng lưới phân phối khá rộng, việc đầu tư các công nghệ mới để nâng cao công suất sản xuất so với đối thủ cạnh tranh sẽ giúp Công ty hạ giá thành sản phẩm.
Thứ ba, Công ty cần tạo ra một đội ngũ nhân viên kinh doanh vừa am hiểu chuyên môn để tư vấn cho khách hàng, vừa thành thạo kỹ năng giao tiếp, thương lượng, đàm phán với khách hàng để có thể thuyết phục được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Đây là một bộ phận quan trọng, giao tiếp trực tiếp với khách hàng, vì vậy Công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên kinh doanh học các lớp về kỹ năng giao tiếp, thương lượng, đàm phán hợp đồng. Không những thế, đội ngũ này còn tiếp nhận và giải đáp thắc mắc làm hài lòng khách hàng, làm cầu nối giữa khách hàng và Công ty để Công ty có thể nắm bắt được mong muốn của khách hàng nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Thứ tư, nâng cao trình độ của cán bộ phòng Tổ chức hành chính để tăng hiệu quả trong công tác điều động nhân lực, phân công lao động, bố trí sử dụng lao động đúng người đúng việc để phát huy sở trường và tinh thần sáng tạo của nhân viên.
Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo Công ty, bao gồm cán bộ cấp trưởng phó phòng trở lên nhằm điều hành hiệu quả mọi hoạt động của
Công ty. Trong đó việc rà soát và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có là một vấn đề quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí:
- Thiết kế lại quy trình sản xuất, rà soát và loại bỏ những công việc không cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản xuất, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động.
- Liên tục theo dõi thị trường để cập nhật các kỹ thuật mới, các nguồn cung cấp vật tư để tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ. Điều độ các xe vận chuyển, phân tuyến hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển và tiết kiệm nhiên liệu.
- Chú ý lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, xe chuyên dụng để sử dụng hiệu quả các nguồn lực này.
- Phát động thi đua sáng tạo cải tiến sản xuất và có những phần thưởng có giá trị cho các sáng kiến khả thi góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất mà không phải đầu tư công nghệđắt tiền của nước ngoài. Hiện nay chi phí đầu tư công nghệ mới rất cao, do đó Công tư cần tận dụng kinh nghiệm lâu năm của cán bộ nhân viên để nghiên cứu cải tiến quy trình, ứng dụng những công nghệ mới để rút ngắn quá trình sản xuất.
- Khuyến khích công tác nghiên cứu phát triển tại Công ty, ví dụ nghiên cứu tự thiết kế mẫu mã sản phẩm. Việc tự thiết kế có hai tác dụng, một là tiết kiệm chi phí, hai là phù hợp với đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam, từđó giúp Công ty có được công nghệ sản phẩm vừa hiện đại vừa phù hợp.