7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
88
tình hình kinh tế trong từng thời kỳ.
- NHNN cần áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với tình hình thực tế, vừa đảm bảo thanh khoản, vừa đảm bảo cho ngân hàng tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình vào các hoạt động sinh lời. Nếu khoản dự trữ bắt buộc đó quá cao thì NHNN nên có chính sách bù lỗ hoặc trả lãi hợp lý.
- Triển khai toàn diện và đồng bộ đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, kiên quyết xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém để lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống. Những biến động trên thị trƣờng tiền tệ vừa qua, trong đó có hiện tƣợng các ngân hàng vẫn tiếp tục cuộc chạy đua lãi suất cho thấy, khi nào những ngân hàng yếu kém còn tồn tại thì lúc đó hệ thống ngân hàng chƣa thực sự khỏe mạnh. Việc giải quyết những ngân hàng yếu kém nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, lòng tin đƣợc củng cố, ngƣời dân sẽ chi tiêu nhiều hơn, tăng gửi tiền vào ngân hàng. Các doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn mở rộng đầu tƣ sản xuất kinh doanh.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra giám sát các ngân hàng nhằm đạt mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng. Hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng đƣợc hoàn thiện theo hƣớng hợp nhất, mở rộng hợp tác và liên kết với các cơ quan thanh tra giám sát các bộ phận của thị trƣờng tài chính trong nền kinh tế, trong khu vực và quốc tế. Trong đó, năng lực thanh tra, giám sát đƣợc đƣợc nâng cao mới đảm bảo sự ổn định và trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Các quy định thanh tra giám sát thận trọng cần tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của hệ thống. Thanh tra, giám sát trên cơ sở dự báo và định lƣợng rủi ro, ứng dụng mô hình cảnh báo sớm để kịp thời ngăn chặn những bất ổn có thể xảy ra. Song, điều này cũng cần thiết phải tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống tài chính năng động, hiệu quả.
89