7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm thị trƣờng, khách hàng huy động tiền gửi của Ngân hàng
NAM VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2.1. Đặc điểm thị trƣờng, khách hàng huy động tiền gửi của Ngân hàng TMCP Nam Việt - Chi nhánh Đà Nẵng hàng TMCP Nam Việt - Chi nhánh Đà Nẵng
a. Đặc điểm thị trường huy động tiền gửi
- Kinh tế xã hội: Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung, là nơi tập trung nhiều công ty lớn. Năm 2013, Đà Nẵng vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2013 (giá so sánh 2010) của thành phố Đà Nẵng ƣớc đạt 41.570 tỷ đồng, tăng 8,11% so cùng kỳ năm 2012 (Nghị quyết HĐND tăng 9,5-10%). Trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,80%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,62%; khu vực dịch vụ tăng 11,05% so với năm 2012 và thuế sản phẩm tăng 3,99% so với cùng kỳ năm trƣớc. Năm 2013, GRDP tăng 8,11% thì vai trò ngành dịch vụ đóng góp tăng trƣởng 6,17% GRDP; công nghiệp đóng góp tăng trƣởng 2,08%; xây dựng ảnh hƣởng giảm 0,6% GRDP; nông lâm thủy sản chỉ đóng góp tăng 0,07% GRDP; thuế sản phẩm đóng góp tăng trƣởng 0,39% GRDP.
Cơ cấu GRDP ƣớc năm 2013 (giá hiện hành) nhƣ sau: Khu vực nông, lâm, thủy sản 2,37% (2012 là 2,62%); khu vực công nghiệp, xây dựng 29,74% (2012 là 31,32%); khu vực dịch vụ 57,95% (2012 là 56,08%) và thuế sản phẩm 9,94% (2012 là 9,99%).
+ Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 38.384 tỷ đồng, tăng 11,39% so với cùng kỳ (Nghị quyết 9-9,5%);
37
đồng tăng 3,71% so với cùng kỳ (Nghị quyết 3-3,5%);
+ Giá trị sản xuất dịch vụ (giá so sánh 2010) đạt 40.574 tỷ đồng tăng 10,9% so với cùng kỳ (Nghị quyết 14-14,5%);
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.002 triệu USD, tăng 9,99%so với cùng kỳ (Nghị quyết 13,5-14%).
- Sự cạnh tranh:
Giai đoạn 2011-2013, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo hƣớng gia tăng các quy định hành chính: quy định trần lãi suất huy động, quy định rút trƣớc hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn, chấm dứt huy động vàng đã ảnh hƣởng lớn đến chính sách điều hành, sản phẩm của Navibank. Tất cả những điều đó đã tác động sâu sắc đến thu nhập, thói quen tiêu dùng cũng nhƣ tâm lý đầu tƣ của khách hàng tiền gửi và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động tiền gửi nói riêng của Navibank. Đây cũng là giai đoạn nhiều thử thách với ngành NH do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chƣa hoàn toàn khắc phục. Các ngân hàng đã phải đối mặt với áp lực về huy động vốn, tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến động…Hầu hết các NHTM tại Việt Nam tập trung vào chiến lƣợc phát triển NH bán lẻ, sự tăng trƣởng về quy mô huy động vốn và tín dụng bán lẻ của các NH đều rất cao, mạng lƣới liên tục đƣợc mở rộng. Mật độ chi nhánh, phòng giao dịch NH quá dày, số lƣợng sản phẩm khá tƣơng đồng nhau tạo ra sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Bên cạnh đó, hoạt động NH bán lẻ ở Việt Nam cũng còn phải đối mặt với không ít thách thức khi nền kinh tế trong nƣớc và thế giới chƣa thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng, thu nhập của đại bộ phận dân cƣ còn thấp và thiếu ổn định. Đây là những khó khăn thách thức mà hoạt động bán lẻ phải đối mặt trong thời gian tới.
Trƣớc những thuận lợi và khó khăn của môi trƣờng kinh doanh đƣợc phân tích trên đây, hoạt động bán lẻ của các NH trên địa bàn thành phố Đà
38
Nẵng có những ảnh hƣởng đáng kể. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động chậm hơn so với giai đoạn trƣớc đây. Hoạt động cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này trầm lắng sau một thời gian tăng trƣởng mạnh mẽ theo đà tăng trƣởng thị trƣờng bất động sản trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ ngày càng đƣợc các tổ chức tín dụng đa dạng hóa, chất lƣợng dịch vụ không ngừng tăng lên góp phần gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ NH của ngƣời dân.
Đến cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 59 chi nhánh tổ chức tín dụng và 232 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng về loại hình hoạt động (54 NHTM, 01 NH chính sách xã hội, 02 công ty tài chính, 02 công ty cho thuê tài chính) với nhiều hình thức pháp lý: NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận dịch vụ NH, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong việc cung cấp sản phẩm bán lẻ rất gay gắt.
Theo kế hoạch trong năm 2014, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ mở thêm 03 phòng giao dịch của ngân hàng là PVcombank, Maritime Bank và MB Bank, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt.
- Khách hàng:
Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng trƣởng đáng kể, năm 2013 thu nhập bình quân đầu ngƣời ở địa bàn là 2.035 USD/năm, cao hơn 1,6 lần so với mức bình quân cả nƣớc. Mức thu nhập này cho thấy thị trƣờng khách hàng huy động tiền gửi tại Đà Nẵng là một thị trƣờng đầy tiềm năng.
Hiện nay, thói quen chi tiêu của ngƣời dân Đà Nẵng cũng đang có sự chuyển biến, tuy nhiên, thói quen thích sử dụng và cất giữ tiền mặt vẫn tồn tại và chậm thay đổi. Ngoài ra, đối với các khoản tiền nhàn rỗi, ngƣời dân thƣờng đầu tƣ vào các kênh nhƣ: gửi tiết kiệm vào ngân hàng, mua đất, mua vàng, mua cổ phiếu…
39
b. Đặc điểm khách hàng tiền gửi của Chi nhánh
- Khách hàng tiền gửi của chi nhánh tƣơng đối đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế và xã hội. Tổng lƣợng khách hàng tiền gửi của chi nhánh đến năm 2013 là hơn 6 nghìn khách hàng, gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, trong đó khách hàng cá nhân là chủ yếu.
Bảng 2.2. Đặc điểm khách hàng tiền gửi của Chi nhánh
Đơn vị tính: Người
Loại khách
hàng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trƣởng (%) Số lƣợng KH Tỷ trọng (%) Số lƣợng KH Tỷ trọng (%) Số lƣợng KH Tỷ trọng (%) Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 1. KH DN lớn 1 0,02 2 0,03 2 0,03 100,00 0,00 2. KH DN nhỏ và vừa 192 3,05 189 3,12 212 3,26 -1,56 12,17 3. Cơ quan HCSN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0,00 0,00 4. KH cá nhân 6.102 96,90 5.859 96,83 6.281 96,66 -3,98 7.20 5. ĐCTC 2 0,03 1 0,02 3 0,05 -50,00 200,00 Tổng 6.297 100% 6.051 100% 6.498 100% -3,91 7,39
40
+ Khách hàng tổ chức:
Bao gồm các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, các định chế tài chính. Hoạt động trong các ngành nhƣ: thƣơng mại, dịch vụ, đầu tƣ xây dựng, chế biến hải sản, xuất nhập khẩu…chiếm khoảng 25% số dƣ tiền gửi và chủ yếu là tiền gửi thanh toán. Hầu hết khách hàng tổ chức mở tài khoản tiền gửi thanh toán, trong đó có một số khách mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn với kỳ hạn ngắn.
Navibank Đà Nẵng hiện có 325 khách hàng doanh nghiệp đang quan hệ, trong đó 212 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi với Chi nhánh, chiếm 65,23% tổng số khách hàng doanh nghiệp. So với tổng số gần 14.000 doanh nghiệp hiện có trên địa bàn thì đây là một số lƣợng rất thấp, chứng tỏ mức độ cạnh tranh và khai thác của Navibank Đà Nẵng còn thấp. Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách hàng doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng. Đây cũng là nhóm đối tƣợng khách hàng sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nên Navibank Đà Nẵng tiếp tục định hƣớng tập trung vào nhóm khách hàng này.
+ Khách hàng cá nhân:
Với nhiều thành phần nhƣ nhân viên văn phòng, viên chức nhà nƣớc, ngƣời buôn bán, ngƣời dân… có độ tuổi từ 25-60, sống tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là khách hàng chủ yếu của chi nhánh, chiếm hơn 85% lƣợng khách hàng, Nhóm khách hàng này thƣờng chọn sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ hạn lựa chọn từ 1 tháng đến 12 tháng, các sản phẩm tiết kiệm dự thƣởng.
Trong nhóm khách hàng cá nhân thì tỷ trọng khách hàng nữ chiếm trên 78,23% tổng số khách hàng tiền gửi cá nhân của Navibank Đà Nẵng, và chiếm 88,30% tổng số dƣ tiền gửi cá nhân. Độ tuổi bình quân của nhóm khách hàng nữ là: 31,4 tuổi, trong đó khách hàng có độ tuổi trên 35 tuổi có số dƣ tiền
41
gửi trên 50% tổng số dƣ tiền gửi thuộc nhóm khách hàng cá nhân của chi nhánh. Bởi vì số lƣợng khách hàng cá nhân chiếm phần lớn và họ thƣờng chọn kỳ hạn tiền gửi ngắn, thƣờng là dƣới một năm, dẫn đến trong cơ cấu nguồn tiền gửi của Chi nhánh, nguồn tiền ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Khách hàng đang quan hệ với Navibank Đà Nẵng tập trung chủ yếu tại địa bàn Thành Phố Đà Nẵng và các quận, nơi đặt PGD của Chi nhánh.
- Khách hàng của chi nhánh có tính trung thành kém, họ sẵn sàng chuyển sang ngân hàng mà họ cho rằng có lãi suất, chƣơng trình khuyến mãi, cơ chế chính sách và chất lƣợng phục vụ tốt hơn.
Sự trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng thể hiện khi khách hàng đã lựa chọn giao dịch với một ngân hàng, họ sẽ tiếp tục giao dịch với ngân hàng đó và khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ khác họ sẽ coi ngân hàng này là sự lựa chọn đầu tiên dù biết có sự lựa chọn tốt hơn ở ngân hàng khác về tiện ích hay giá cả dịch vụ và sẽ giới thiệu cho ngƣời khác sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay, chi nhánh chƣa quan tâm đến việc duy trì sự trung thành của khách hàng đã thu hút đƣợc, chi nhánh mới chỉ quan tâm đến những khách hàng đặc biệt (khách hàng VIP) là những khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn. Trong thời gian tới, chi nhánh phải làm thế nào để giữ khách hàng, tránh trƣờng hợp khách hàng gửi tiền hôm nay nhƣng ngày mai lại bỏ đi. Trong những năm qua, khi có sự biến động mạnh về lãi suất huy động tiền gửi, một bộ phận khách hàng có tiền gửi tại chi nhánh đã dịch chuyển sang NH TMCP khác để gửi tiền. Những khách hàng gửi tiền lâu năm cũng yêu cầu lãi suất cao hơn hoặc họ sẽ rút tiền, chi nhánh cũng phải thỏa thuận, thuyết phục nhiều lần để khách hàng tiếp tục gửi lại khi các sổ tiết kiệm đến hạn. Tuy nhiên, nguồn vốn của chi nhánh trong từng thời điểm có sự sụt giảm, mặc dù
42
không nhiều nhƣng cũng cho chi nhánh thấy đƣợc tầm quan trọng trong việc duy trì khách hàng hiện hữu của mình.