7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Việt
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Việt - Chi nhánh Đà Nẵng Việt - Chi nhánh Đà Nẵng
a. Lịch sử hình thành và phát triển củaNgân hàng TMCP Nam Việt
Đƣợc thành lập từ năm 1995 theo giấy phép số 00057/NH-CP ngày 18/09/1995 của NHNN Việt Nam với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP Sông Kiên. Trải qua hơn 18 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trƣởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. 18 năm, quãng thời gian không phải quá dài, nhƣng cũng đủ để khẳng định sức sống mãnh liệt của một thƣơng hiệu cũng nhƣ thể hiện tính đúng đắn của đƣờng hƣớng chiến lƣợc kinh doanh. Ngày 13/09/2010, Ngân hàng TMCP Nam Việt đã chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) theo quyết định số 566/QĐ- SGDCK ngày 12/08/2010. Theo đó, 182.023.485 cổ phiếu phổ thông của Navibank với ký hiệu NVB, mệnh giá 10.000VND đã chính thức đƣợc giao dịch trên thị trƣờng tài chính.
Trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Navibank xác định mũi nhọn chiến lƣợc là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tƣ nghiên cứu
31
phát triển, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ tài chính của NH cũng đƣợc Navibank quan tâm một cách đặc biệt. Đối với Navibank, sự phát triển ổn định và bền vững của một tổ chức chỉ có thể có đƣợc nếu tổ chức đó tạo dựng đƣợc uy tín và lòng tin đối với công chúng. Ý thức đƣợc điều này, toàn bộ các mảng hoạt động nghiệp vụ của Navibank đều đƣợc chuẩn hóa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế thông qua việc triển khai vận dụng Hệ thống quản trị ngân hàng cốt lõi (core banking) Microbank. Với hệ thống này, Navibank sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Navibank tự hào là điểm tựa tài chính vững chắc để hỗ trợ cho khách hàng đạt đƣợc những thành công ngày càng rực rỡ hơn trong cuộc sống.
Về mục tiêu chiến lƣợc, Navibank định hƣớng trở thành một trong những NHTM bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với sản phẩm đa dạng, chất lƣợng dịch vụ cao, kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến.
b. Lịch sử hình thành và phát triển củaNgân hàng TMCP Nam Việt
- Chi nhánh Đà Nẵng
Navibank Đà Nẵng thành lập ngày 12/01/2007, cùng với thời gian này trên địa bàn cũng bắt đầu xuất hiện hàng loạt các chi nhánh của các tổ chức tín dụng khác. Với hơn 30 cán bộ nhân viên của những ngày đầu thành lập, chi nhánh đã gặp không ít khó khăn khi phải đồng thời thực hiện mục tiêu tăng trƣởng thị phần, mở rộng mạng lƣới kết hợp với việc đảm bảo cho sự tăng trƣởng đó phải an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, với sự linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh cùng với sự đồng lòng của toàn thể cán bộ, nhân viên, Navibank Đà Nẵng đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định và dần dần thƣơng
32
hiệu Navibank đã đi vào lòng công chúng trên địa bàn thành phố.
Trải qua hơn 7 năm có mặt tại địa bàn, đến nay Navibank Đà Nẵng đã phát triển một mạng lƣới khá tốt với 1 chi nhánh và 6 phòng giao dịch trải đều trên địa bàn các quận. Đội ngũ nhân viên đã lên đến hơn 80 ngƣời.
Định hƣớng chiến lƣợc của Navibank Đà Nẵng trong thời gian đến:
Khách hàng mục tiêu: Khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp có quy
mô hoạt động nhỏ và vừa.
Dịch vụ sản phẩm: Các sản phẩm liên quan đến huy động vốn, cho vay
và các dịch vụ ngân hàng khác.
Thị trường mục tiêu: Tập trung chủ yếu trên địa bàn Đà Nẵng và một
số tỉnh lân cận.
Giá trị cốt lõi:
Đối với cổ đông: Navibank Đà Nẵng cam kết không ngừng tối ƣu hóa lợi nhuận cho các cổ đông trên cơ sở hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững.
Đối với khách hàng: là nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, Navibank Đà Nẵng cam kết luôn là điểm tựa tài chính mang lại sự thành công cho khách hàng.
Đối với cán bộ công nhân viên: là một gia đình lớn, Navibank Đà Nẵng cam kết mang lại cho các thành viên trong gia đình thu nhập cao, điều kiện học tập và cơ hội thăng tiến.
Đối với cộng đồng: là thành viên tích cực của cộng đồng, Navibank Đà Nẵng cam kết tham gia các hoạt động mang tính xã hội, các chƣơng trình từ thiện nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ.
33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Nam Việt - Chi nhánh Đà Nẵng
Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Navibank Đà Nẵng
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Navibank Đà Nẵng đƣợc thực hiện theo mô hình trực tuyến - chức năng. Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất và là ngƣời điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh, dƣới giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng,
Giám đốc Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Tài chính kế toán Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Công nghệ thông tin Phòng Quan hệ khách hàng PGD Sơn Trà PGD Đống Đa PGD Núi Thành PGD Hùng Vƣơng PGD Nguyễn Văn Linh PGD Hòa Khánh Phòng Phân tích tín dụng Phó Giám đốc Phó Giám đốc
34
cụ thể nhƣ sau:
- Giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và pháp luật trong điều hành, quản lý mọi hoạt động của chi nhánh trong phạm vi quyền hạn đƣợc ủy quyền.
- Phó giám đốc: thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định do Giám đốc phân công. Hỗ trợ giám đốc thực hiện việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng dịch vụ khách hàng: hƣớng dẫn khách hàng mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản, thực hiện các nghiệp vụ nhƣ: nhận và chi trả tiền gửi, chuyển tiền, cầm cố giấy tờ có giá, thu chi tiền mặt, giải ngân, thu nợ tiền vay…..
- Phòng tài chính kế toán: thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại chi nhánh.
- Phòng hành chính nhân sự: Quản lý nhân sự tại chi nhánh, thực hiện công tác hành chính nhƣ văn thƣ lƣu trữ, mua sắm cung ứng các loại tài sản, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm….
- Phòng công nghệ thông tin: Phụ trách việc vận hành thiết bị máy móc công nghệ thông tin, máy ATM…
- Phòng quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm tiềm kiếm, thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thẩm định cho vay, đôn đốc thu hồi nợ….
- Phòng phân tích tín dụng: phụ trách việc tái thẩm định đối với hồ sơ vay vốn tại chi nhánh và các phòng giao dịch.
- Phòng giao dịch: làm công tác kinh doanh nhƣ huy động, cho vay, chuyển tiền, mở thẻ, thu đổi ngoại tệ ….
35