Giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp lãnh đạo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo tại Công ty cổ phần Sông Đà 906 (Trang 72)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp lãnh đạo

Năng lực giao tiếp tốt là một yêu cầu cần thiết, đòi hỏi các nhà lãnh đạo công ty phải chú ý phát huy. Vì vậy, để phát huy được năng lực giao tiếp thì các lãnh đạo cần phải:

- Tham gia các khóa đào tạo thực sự có chất lượng về giao tiếp lãnh đạo như các chủ đề về tâm lý người, tâm lý hành vi, hoạt động chia sẻ, hoạt động trải nghiệm…

- Nên giao tiếp với nhân viên bằng nhiều phương pháp như trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện như ngôn ngữ bằng lời, ngôn ngữ bằng văn bản, hay các hành động, cử chỉ, điệu bộ phi ngôn ngữ…

- Các lãnh đạo cũng nên giành nhiều thời gian tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của nhân viên hơn để có thể nắm bắt được các tâm tư nguyện vọng của họ.

- Các lãnh đạo cũng phải rèn luyện cho mình khả năng thuyết phục cao. Việc khuyến khích động viên một lực lượng lao động đông đảo cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng khiếu trình bày một viễn cảnh sáng sủa sao cho thật thuyết phục. Lãnh đạo phải nói đi đôi với làm, đừng hô hào nhân viên làm việc thật chăm chỉ mà mình thì không làm gì cả. Nếu lãnh đạo là người nêu gương trong mọi hoạt động thì việc thuyết phục nhân viên thực hiện mục tiêu chung của tổ chức sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

- Nên xử lý khéo léo các tình huống. Bất kể cấp dưới nào trong công ty làm sai điều gì, các lãnh đạo cũng không nên trách cứ, mà trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân, động viên khích lệ họ và giao thêm trách nhiệm mới để người đó tiếp tục chấp hành công việc cho dù công việc họ làm chưa đạt kết quả mong muốn thì người lãnh đạo cũng nên gánh lấy trách nhiệm đó, chứ không nên đỗ lỗi hoàn toàn cho nhân viên cấp dưới của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo tại Công ty cổ phần Sông Đà 906 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)