Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo tại Công ty cổ phần Sông Đà 906 (Trang 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng

Trong hoạt động quản lý, uy tín của người lãnh đạo là phương tiện cần thiết, một yêu cầu khách quan, thậm chí là một tiêu chuẩn cần thiết; uy tín là điều kiện tối cần thiết đảm bảo cho hoạt động hiệu quả của người lãnh đạo; uy tín còn là phương tiện để đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất của các thành viên trong doanh nghiệp. Để tạo lập, duy trì và nâng cao uy tín thì người lãnh đạo cần phải:

Phải xuất phát từ nhận thức: Uy tín là một phương tiện tối cần thiết, đảm bảo hiệu quả cho công tác lãnh đạo. Nhưng đó không phải là mục đích, mục tiêu. Uy tín người lãnh đạo có được từ bản thân phong cách người lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, đạo đức phẩm chất của người lãnh đạo để tạo ra hiệu quả công việc tốt nhất, giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao đời sống của toàn bộ cán bộ nhân viên.

Nhà lãnh đạo phải xác định đúng lĩnh vực mà mình có uy tín: Nhà lãnh đạo không nên “đứng núi này, trông núi kia”. Trong thực tế không phải ai cũng am hiểu và giỏi tất cả các lĩnh vực, không phải là được lòng tất cả mọi người ở mọi khía cạnh, vì vậy nhà lãnh đạo nên tập trung vào những mặt mạnh của mình để phát huy tốt nhất.

Phải thiết lập và duy trì mối quan hệ rộng rãi với nhân viên: Vì uy tín là hiện tượng của tâm lý xã hội, nó được diễn ra trong các mối quan hệ xã hội. Bác Hồ đã dạy “cán bộ là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Người lãnh đạo mà rời xa nhân viên sẽ mất uy tín, trở thành quan liêu, mệnh lệnh và sớm muộn gì cũng bị đào thải ra khỏi tổ chức.

Nhà lãnh đạo phải không ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo tại Công ty cổ phần Sông Đà 906 (Trang 80)