Tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 89)

đề trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế

Trong thời gian qua, việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam đã được khẳng định, với vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đề ra như một nhiệm vụ rất quan trọng. Nhà nước đó đòi hỏi tính tối thượng của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ này, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Thực tiễn thi hành pháp luật về TXK, TNK thời gian qua cho thấy một chính sách thuế dù được hoàn thiện đến đâu nhưng nếu các chủ thể của quan hệ thuế không nắm bắt được những quy định cụ thể trong các quy phạm pháp

83

luật thuế thì chính sách thuế sẽ khó khả thi. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự vận dụng thành công hay không của chính sách thuế vào thực tiễn cuộc sống.

Với chính sách TXK, TNK và vấn đề TNPL do vi phạm pháp luật thuế hiện hành, chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền pháp luật ở một mức độ nhất định nào đó nó đồng nghĩa với việc phổ biến pháp luật nhưng về cơ bản là không thống nhất nhau. Nếu việc tuyên truyền pháp luật TXK, TNK chỉ mang tính chất là truyền tải một cách rộng rãi, bao quát nhất về pháp luật thực định của chính sách thuế tới mọi công dân thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật TXK, TNK là sự truyền tải thông tin pháp luật thuế một cách cụ thể hơn, sâu hơn, có định hướng mục đích và đối tượng xác định hơn với cả đối tượng nộp thuế, cán bộ HQ và người chịu thuế để cho các chủ thể quan hệ pháp luật thuế biết rõ, cặn kẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình quy định trong các quy phạm pháp luật của luật TXK, TNK và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đầu tư để phát triển mối quan hệ cộng tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi chính sách pháp luật TXK, TNK qua các hình thức như: hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế, đẩy mạnh hoạt động công khai hóa, minh bạch hóa, tăng cường hoạt động đối thoại HQ và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải tỏa bức xúc cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động liên quan đến TXK, TNK. Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo trên Website của ngành HQ, trên báo HQ, coi đây là những áp lực cảnh báo các doanh nghiệp trong khai báo trị giá, thuế HQ.

Tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cụ thể, căn cứ vào nhu cầu thiết thực, đòi hỏi bức xúc và sự cần thiết trước mắt của các nhóm đối tượng để có những biện pháp phổ biến giáo dục phù hợp, hiệu quả từ những nội dung cơ

84

bản nhất của luật TXK, TNK đến những nội dung quy định cụ thể nhất của các luật thuế, giúp cho mọi đối tượng thấy được tính ưu việt của chính sách thuế, tạo sự tin tưởng và tự nguyện chấp hành của mọi người, mọi tầng lớp xã hội. Một khi đã chiếm được niềm tin của nhân dân thì việc áp dụng các chính sách thuế này vào thực tiễn hoàn toàn khả thi. Trong điều kiện thực hiện cơ chế các đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế như hiện nay thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuế càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì muốn người nộp thuế thực hiện tốt việc tự kê khai, tự tính và tự nộp thế thì phải tạo điều kiện cho họ hiểu biết đầy đủ, tường tận về chính sách thuế, về cách kê khai thuế, về phương pháp tính thuế, thời gian nộp thuế, về những chế tài, TNPL sẽ bị áp dụng nếu vi phạm pháp luật về thuế. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao tính khả thi của chính sách thuế hiện nay.

Trong điều kiện Việt Nam đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về TNPL của đối tượng nộp thuế có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tế mà Nhà nước ta đã đưa ra khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về chính và pháp luật nói chung, các quy định về TNPL của đối tượng nộp thuế nói riêng.

* Ngoài những biện pháp phổ biến pháp luật thông thường, trong thực tiễn thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về TXK, TNK, đề nghị thực hiện một số biện pháp sau:

85

+ Thông qua việc phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các ngân hàng:

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế và để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, tạo điều kiện quản lý thu thuế, kiểm tra sau thông quan và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, ngày 4-1-2006, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT- BTC-NHNN để thống nhất hướng dẫn trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với ngân hàng và tổ chức tín dụng. Xem xét nội dung của thông tư này người ta thấy mục đích chính của sự kết hợp thuế (trong đó có HQ) với ngân hàng nặng về nội dung khắc phục hậu quả mà chưa đề cập đến các mục tiêu trao đổi thông tin để ngăn chặn và hạn chế rủi ro.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa HQ với ngân hàng không chỉ mang lại lợi ích cho phía HQ, ngân hàng cũng có lợi nhiều. Trên thực tế đã không ít trường hợp ngân hàng nhận thấy khó xử trong các nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán nên đã mạnh dạn tham khảo ý kiến của HQ (không phải theo kênh thông tin chính thức mà với tư cách bạn bè thân thiện giúp nhau) và đã tránh được những sai lầm tai hại.

+ Trong các cấp học đường:

Việc đưa pháp luật thuế vào học đường là một xu thế tất yếu mà nhiều nước trên thế giới đã triển khai. Bởi trong quá trình hội nhập, vấn đề tuyên truyền các chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng cần được ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, trong học đường có một lực lượng lớn, chiếm tỷ lệ dân số rất cao (tới 1/3 dân số). Do đó, nếu chúng ta tuyên truyền tốt, không những giúp cho học sinh, sinh viên có được những kiến thức hết sức căn bản về pháp luật thuế nói chung cũng như pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến TXK, TNK nói riêng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà quan trọng hơn các em sẽ là tuyên truyên viên rất hiệu quả trong gia đình và xã hội.

86

Thực tiễn cũng đã chứng minh, trong tất cả các chương trình tuyên truyền về pháp luật nói chung, nếu chúng ta phát huy được vai trò của người thầy và học sinh trong nhà trường đều gặt hái được những thành công. Giúp cho công tác phổ biến pháp luật về vấn đề TNPL của đối tượng vi phạm pháp luật TXK, TNK được thực hiện toàn diện, triệt để sâu rộng trong nhiều tầng lớp dân cư.

Để thực hiện thành công giải pháp này, cần phải quán triệt sâu sắc, trong các lãnh đạo chủ chốt, các cấp, các ngành, các đoàn thể và lực lượng trong xã hội để thống nhất trong hành động. Tiến hành khảo sát từng vùng, từng đối tượng…trao đổi với nhà trường, giáo viên và đặc biệt là đối tượng học sinh đã bắt đầu có nhận thức về trách nhiệm xã hội (trung học cơ sở và trung học phổ thông) để xem khi chúng ta đưa vấn đề này ra các em có chấp nhận hay không?.

Với sự đồng lòng và quyết tâm cao các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành HQ, thuế, ngành giáo dục và ban tuyên giáo các cấp, nội dung này sẽ đạt được những thành công nhất định. Về phía học sinh, qua đó có thể đánh giá khả năng tiếp thu của các em đối với chính sách pháp luật về lĩnh vực này. Từ đó, nhà trường cũng hiểu biết thêm một lĩnh vực mà trước đây họ hiểu chưa đầy đủ. Như vậy, việc tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực này trong trường học là một chương trình rất bổ ích, phù hợp với xu thế phát triển trong quá trình hội nhập. Qua đây tạo sự phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với hiểu biết về thuế, về TNPL với vi phạm pháp luật liên quan đến TXK, TNK để đến khi trưởng thành các em có được ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Lợi ích của chương trình này là đã rõ, rất mong BTC và Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm phối hợp để đưa chương trình này vào triển khai thực hiện trong thời gian sắp tới.

87

KẾT LUẬN

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc thực hiện nghiêm các nội dung liên quan đến TNPL của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật HQ về TXK, TNK có ý nghĩa rất quan trọng.

Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã đặt ra những thách thức cho nhà nước ta cả về chính trị, kinh tế xã hội và hệ thống luật pháp. Một đòi hỏi quan trọng của quá trình này chính là phải tạo thuận lợi thương mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại liên kết toàn cầu, tội phạm xuyên quốc gia và những vấn đề cần giải quyết toàn cầu.

Để đáp ứng với những vấn đề này, yêu cầu đạt ra là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về HQ nói riêng, trong đó có pháp luật về TXK, TNK. Vấn đề quan trọng hơn cả trong hoàn thiện những nội dung trên chính là phải sửa đổi pháp luật HQ gắn liền với pháp luật về TNPL của đối tượng vi phạm về thuế quan, đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, hiệu quả cao, nâng cao năng lực quản lý nhà nước phù hợp quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình thực hiện pháp luật về vấn đề TNPL của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật về TXK, TNK đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm đặc trưng và những yêu cầu bảo đảm và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm qua thực tế xây dựng và hoàn thiện pháp luật, áp dụng và chấp hành pháp luật nhiều năm qua và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này, thiết nghĩ trong tình hình hiện nay thì việc tiếp tục củng cố, tổ chức xây dựng và hoàn thiện hệ thống

88

pháp luật nói chung, pháp luật về TNPL hiện hành, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc áp dụng và chấp hành pháp luật về vấn đề này là một việc làm cần thiết.

Bên cạnh đó, để đáp ứng công cuộc cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì cần thiết phải từng bước cải cách hệ thống pháp luật về TNPL theo hướng xác định rõ về phạm vi và hệ thống chế tài áp dụng phù hợp với luật pháp quốc tế và các quốc gia trong khu vực, chuyển dần hình thức quản lý thuế từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Kết hợp chặt chẽ cơ chế tự khai tự tính trong khai các nghĩa vụ về thuế. Điều này đòi hỏi không chỉ cải cách về pháp luật mà còn cả về thể chế cùng với việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân. Những cải cách, chuyển đổi trên đây cần tiến hành từng bước nhưng cần triệt để, mạnh mẽ và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội từng giai đoạn và truyền thống văn hóa dân tộc. Việc tiến hành đồng bộ một số các biện pháp như đã phân tích trong luận văn là cần thiết nhằm tăng cường một bước pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực hiện và áp dụng pháp luật, phù hợp yêu cầu việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực HQ với TXK, TNK./.

89

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)