Về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 66)

- Tập trung rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc xử lý vi phạm hành chính về HQ và các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan HQ, đối chiếu với quy định mới được ban hành trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các văn bản hướng dẫn thi hành … và

60

thực tế áp dụng tại các đơn vị cơ sở để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu của phương pháp quản lý HQ mới, cụ thể:

+ Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính về những nội dung còn thiếu, nội dung chưa phù hợp để bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động của công tác này như: cải cách thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cho đơn giản, dễ thực hiện, bổ sung nguyên tắc xử phạt dựa trên căn cứ tính tự nguyện khắc phục lỗi vi phạm, phạt theo trị giá tang vật… cho phù hợp với việc thực hiện các quy định của Luật Hải quan và thực tiễn quản lý trong lĩnh vực này.

+ Kiến nghị sửa đổi hoặc ban hành mới Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về HQ để có quy định về chế tài xử phạt đối với những loại hành vi vi phạm mới phát sinh, loại bỏ những hành vi vi phạm không còn phù hợp theo yêu cầu quản lý mới, điều chỉnh hình thức, mức phạt cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và phù hợp với việc thực hiện các quy định của Luật HQ, Luật TXK, TNK và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý HQ và thể hiện rõ tính nghiêm minh của pháp luật .

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan như: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước để ban hành quy chế phối hợp trong việc thực hiện cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Về thủ tục hành chính nhiều khi còn rườm rà, làm mất thời gian của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các bước giải quyết nhiều khi rất mất thời gian, điều đó làm ảnh hưởng đến thời gian, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải giản tiện hơn các thủ tục theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết dứt điểm vụ việc, tìm ra cơ hội kinh doanh mới.

61

- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: tiến hành rà soát các loại thuế tiến hành giảm dần mức thuế suất. Hoàn chỉnh biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các loại mặt hàng một cách chính xác, ổn định để doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách chủ động, không bị động vì nguyên nhân thuế xuất khẩu, nhập khẩu luôn thay đổi. Cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa trong việc khuyến khích xuất khẩu, cũng như khi doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được. Từ đó góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ to lớn từ hoạt động xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng mà Việt Nam có thế mạnh. Chính sách TXK, TNK phải phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu, chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế như những nội dung mà Nghị quyết của Đảng đã đề ra về chính sách TXK, TNK trong thời kỳ hiện nay. TXK, TNK phải là công cụ định hướng và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam đang được xác định là có lợi thế cạnh tranh trong khu vực và trên toàn thế giới.

Chính sách TXK, TNK phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia một cách bình đẳng vào hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời phải phù hợp với những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, thông lệ quốc tế, chống lại các hoạt động, thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài.

Ngành HQ cần rà soát kiến nghị BTC, Chính phủ, Quốc hội sửa đổi các quy định tại các văn bản pháp luật thuế chưa phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý thuế trong tình hình mới. Triển khai phân tích các loại nợ theo đúng tiêu chí tại Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để có các biện pháp xử

62

lý nợ phù hợp, đạt hiệu quả. Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, thực hiện đôn đốc thu thuế, nộp thuế kịp thời.

Pháp luật về TXK, TNK phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước với nền kinh tế, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy phát triển sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Phải huy động đủ các nguồn lực để thu vào ngân sách nhà nước, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Pháp luật TXK, TNK cần tạo được môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng trong việc áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tiếp đó, ngành HQ cần tiến hành nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh liên quan đến công tác quản lý thuế, chế độ hoàn thuế, miễn thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các nguồn thu chưa được quy định để kiến nghị BTC sửa đổi biểu thuế. Phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong công tác thu thuế. Đẩy nhanh quá trình hoàn thiện các văn bản pháp lý để triển khai nhanh, phối hợp trao đổi thông tin, thu thuế, thu khác, bảo lãnh thuế qua các ngân hàng thương mại.

Hiện nay, hệ thống pháp luật về TXK, TNK đang có quy định về thời hạn nộp thuế khác nhau, chính vì vậy, việc doanh nghiệp nhập khẩu quá thời hạn nộp thuế nhưng không nộp thuế vẫn còn diễn ra khá nhiều. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu đủ số thuế nợ, tiền phạt là cần thiết và tiếp tục phải tăng cường. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này, đề nghị:

+ Đưa nội dung sửa các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế vào nội dung sửa đổi Luật Quản lý thuế theo Nghị quyết 25/NQ- CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành

63

chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành. Vì hiện nay, căn cứ quy định tại chương XI Luật Quản lý thuế và các văn bản liên quan về TXK, TNK, việc doanh nghiệp nợ tiền thuế, nợ tiền phạt nếu không tự nguyện nộp đủ số tiền nợ thuế, nợ phạt cho nhà nước sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành để buộc nộp lại số tiền thuế nợ, tiền nợ phạt. Việc thực hiện biện pháp cưỡng chế được áp dụng theo nguyên tắc lần lượt từng biện pháp theo thứ tự Luật định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thấy rằng việc áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế là rất khó thực hiện và không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, đề nghị sửa đổi quy định này theo hướng cho phép cơ quan HQ được áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế mà xét thấy có hiệu quả nhất, nhằm ngăn chặn kịp thời việc chây ỳ nộp thuế của các đối tượng nợ thuế mà không cần phải áp dụng thứ tự từng biện pháp như quy định hiện hành.

+ Vấn đề cho nợ thuế kéo dài, cơ chế quản lý hàng hóa lỏng lẻo là những sơ hở để các đối tượng xấu triệt để khai thác trốn thuế. Đặc biệt thời gian qua, thực hiện chính sách ân hạn thời gian nộp thuế nhưng không có chế tài ràng buộc, chưa có lực lượng chuyên trách từ cấp Cục HQ đến Chi cục HQ để theo dõi nợ và xử lý nợ nhằm thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế. Sự quan tâm của lãnh đạo cấp Cục HQ chưa thường xuyên, chưa đúng mức, không gắn trách nhiệm của Chi cục trưởng HQ đối với quản lý nợ thuế trong việc khen thưởng, đề bạt. Mặc dù đã có văn bản hướng dẫn cụ thể nhưng chỉ làm chiếu lệ [54, tr 11]. Chính vì vậy, đã làm cho danh sách các doanh nghiệp chây ỳ, chiếm đoạt tiền TXK, TNK ngày một dài thêm. Theo ước tính hiện nay con số tiền TXK, TNK nợ đọng trên cả nước khoảng 3.000 tỷ đồng còn nợ đọng kéo dài, khả năng không thể thu hồi. Vì vậy, đề nghị bãi bỏ thời gian ân hạn thuế quy định trong Luật TXK, TNK và nên quy định dùng một trong hai hình thức: nộp thuế ngay hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng trước khi thông quan hàng hóa.

64

+ Cũng liên quan đến việc kê biên tài sản, đối với hàng hóa bị kê biên là ôtô, hiện nay căn cứ pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện việc đăng ký lưu hành xe ôtô là Thông tư 06/2009/TT-BCA ngày 11/3/2009 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại phương tiện giao thông. Tuy nhiên, tại Thông tư này không quy định với trường hợp ôtô mua được từ tài sản do cơ quan HQ tiến hành cưỡng chế kê biên để thu thuế thì đăng ký lưu hành thế nào, hồ sơ đăng ký cần phải có các loại văn bản giấy tờ gì? Vì vậy, đề nghị Bộ Công an và các bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để bao quát được trường hợp này, thống nhất về bộ chứng từ lưu thông đối với hàng hóa từ kê biên bán đấu giá đòi nợ tiền thuế…để đảm bảo các loại hàng hóa này có đủ giấy tờ được phép đăng ký lưu thông.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 66)