Nghiên cứu, hoàn thiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan trong áp dụng trách nhiệm pháp lý với vi phạm về thuế xuất khẩu,

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 79)

quan trong áp dụng trách nhiệm pháp lý với vi phạm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

73

Cơ quan Hải quan cần tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia tạo thuận lợi cho kinh doanh và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, tham gia các công việc quốc tế có liên quan đến thương mại, đầu tư và nghiêm túc trong việc thi hành luật pháp đã được ban hành. Bên cạnh đó cần nâng cao vị trí, vai trò của cơ quan quản lý thuế trong đó có cơ quan HQ trong xử lý những vi phạm pháp luật về TXK, TNK. Việc làm đầu tiên, quan trọng trong thời điểm hiện nay, theo chúng tôi là cần thành lập cơ quan điều tra thuế vì:

Tại Việt Nam và các nước trên thế giới, bên cạnh đại bộ phận tổ chức, cá nhân tự giác tuân thủ nghĩa vụ thuế, vẫn có không ít trường hợp móc nối, thông đồng giữa nhiều đơn vị, ở nhiều địa phương trong phạm vi một quốc gia, thậm chí liên quan đến nhiều quốc gia để cố tình trốn thuế, gian lận thuế có tính tổ chức. Những đối tượng vi phạm thường thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi như kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp, lập hồ sơ, chứng từ giả, kê khai khống để trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế dưới nhiều hình thức. Từ thực tiễn ở nước ta, nếu không tổ chức thực hiện điều tra thuế thì không thể phát hiện, ngăn chặn, ấn định thuế đầy đủ, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế có tính tổ chức, phức tạp và tinh vi. Vì vậy, không đảm bảo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ về thuế, tính tuân thủ pháp luật, dẫn đến hiệu quả quản lý thuế còn bị hạn chế, không điều tra, ngăn chặn được kịp thời các trường hợp cố ý trốn thuế với số lượng lớn, không bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

+ Hiện tại, cơ quan quản lý thuế (gồm có cơ quan thuế và cơ quan HQ) là cơ quan có chức năng chủ yếu quản lý thuế, đã có đủ nguồn nhân lực, được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ quản lý thuế, nghiệp vụ kế toán tài chính, trực tiếp quản lý, nắm giữ các thông tin về thuế, có sự hợp tác về thuế giữa các cơ quan thuế với nhau và giữa các quốc gia theo hiệp định đã ký kết để hỗ trợ

74

cho nhau. Điều tra thuế là một nghiệp vụ chỉ điều tra khi phát hiện gian lận thuế, trốn thuế có tổ chức, móc nối có hệ thống nhiều cá nhân với nhau, nghĩa là khi thanh tra không đủ sức làm thì điều tra thuế mới vào cuộc. Cơ quan điều tra thuế hoàn toàn không bắt người mà phối hợp với điều tra hình sự khi cần thiết.

Mặt khác, hầu hết các nước trên thế giới đều giao nhiệm vụ điều tra các vụ vi phạm pháp luật thuế cho cơ quan thuế. Thậm chí có nước còn tổ chức lực lượng cảnh sát thuế, tòa án thuế để xét xử những vụ vi phạm pháp luật về thuế. Ở nước ta, vấn đề về quyền điều tra hành chính cũng đã được giao cho một số cơ quan (như điều tra về cạnh tranh, điều tra về bán phá giá). Nhưng với cơ quan thuế thì chưa được giao quyền điều tra hành chính với vi phạm về trốn thuế, gian lận thuế nên hầu hết các vụ phạm đều phải chuyển sang cơ quan điều tra tố tụng để thực hiện điều tra theo thẩm quyền.

+ Từ năm 1999 đến 2005, số vụ việc có dấu hiệu vi phạm về thuế nghiêm trọng, cơ quan quản lý thuế chuyển sang cơ quan tố tụng hình sự để điều tra, khởi tố khoảng 1.616 vụ, nhưng mới điều tra, khởi tố được 553 vụ, xét xử 67 vụ, số tiền thuế thu hồi cho ngân sách nhà nước được 242,7 tỷ đồng, từ năm 2006 đến nay, số vụ vi phạm chuyển cho cơ quan điều tra vẫn được thực hiện thường xuyên với số lượng ngày càng tăng, nhưng việc điều tra, khởi tố để thu thuế là rất nhỏ. Như vậy, việc xử lý vụ vi phạm về thuế theo tố tụng hình sự không được nhiều so với số vụ mà cơ quan quản lý thuế đã chuyển sang. Do vậy, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về loại hành vi vi phạm này.

Về lực lượng thực hiện hoạt động điều tra trốn thuế, gian lận thuế:

Đề nghị giao Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Cục Thuế được thành lập đơn vị chuyên trách điều tra thuế để thực hiện nhiệm vụ này. Với Tổng cục Thuế, việc thành lập một tổ chức mới để thực hiện nhiệm

75

vụ này là thuận lợi. Đối với cơ quan HQ, hiện đã có hai đơn vị thuộc cơ quan Tổng Hải quan là Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan, ở địa phương là Cục HQ tỉnh, thành phố và các Chi cục HQ được thực hiện một số hoạt động điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự. Vì vậy, kiến nghị giao chức năng điều tra thuế cho các lực lượng đã có sẵn chức năng điều tra, trong đó có phân định rõ phạm vi, thẩm quyền cụ thể.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 79)