Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 25)

luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một tất yếu khách quan là khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì Nhà nước có những phản ứng tiêu cực, tức là tiến hành áp dụng những hình thức, biện pháp xử lý chống lại những hành vi vi phạm để lập lại trật tự quản lý xã hội đã bị xâm hại bởi những hành vi này. Những hình thức, biện pháp xử lý của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật tương ứng luôn được xác định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.

19

Đối với vi phạm hành chính, Nhà nước áp dụng những hình thức xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính riêng biệt đối với từng loại đối tượng có quá trình vi phạm pháp luật nhiều lần về an ninh trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải chịu TNPL hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Trách nhiệm này tồn tại dưới hình thức các chế tài hành chính, thông thường là phạt tiền, phạt cảnh cáo và có thể đồng thời bị áp dụng các biện pháp hành chính khác… so với trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính phong phú hơn nhưng ít nghiêm khắc hơn.

TNPL hành chính về HQ đối với hành vi vi phạm pháp luật về TXK, TNK được thực hiện thông qua các hình thức xử lý vi phạm hành chính về HQ. Đó là hoạt động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành bằng việc áp dụng các chế tài hành chính đối với cá nhân hoặc tổ chức có lỗi cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi vi phạm các quy định trong quản lý nhà nước về HQ. Xử lý vi phạm hành chính về HQ chủ yếu là áp dụng xử phạt vi phạm hành chính bằng các chế tài cảnh cáo, phạt tiền, phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về HQ gây ra.

Đối với vi phạm pháp luật về TXK, TNK, đối tượng vi phạm chủ yếu bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm bằng phạt tiền 10% số thuế khai thiếu, khai sai hoặc phạt từ một đến ba lần số thuế trốn mà ít khi áp dụng chế tài cảnh cáo. Đối với hành vi nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày cuối cùng trong thời hạn quy định phải nộp hoặc ngày cuối cùng trong thời hạn được ghi trong quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,05% số tiền chậm nộp; nếu thời hạn chậm nộp là quá chín mươi ngày thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Cơ quan HQ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đối tượng nộp

20

thuế biết ít nhất là ba ngày trước khi thực hiện việc cưỡng chế. Trường hợp nhầm lẫn về thuế, cơ quan HQ có trách nhiệm ấn định thuế hoặc hoàn trả tiền thuế đó trong thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó.

Như vậy, phạt tiền được coi là hình thức xử phạt chủ yếu áp dụng đối với những vi phạm pháp luật về TXK, TNK. Đó chính là việc dùng quyền lực Nhà nước tước đoạt của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất định để sung quỹ Nhà nước. Phạt tiền có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sở hữu vật chất, lợi ích của cá nhân, tổ chức vi phạm gây cho họ bất lợi về tài sản. Vì vậy, hình thức phạt này có hiệu quả lớn trong đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật về TXK, TNK.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Khi người vi phạm không nộp thuế, nộp phạt theo quyết định xử lý về thuế thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp như: Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước để nộp thuế, nộp phạt; Cơ quan HQ nơi đăng ký tờ khai hải quan được quyền tạm giữ hàng hóa hoặc kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu; Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cơ quan HQ có quyết định tạm giữ hàng hóa hoặc quyết định kê biên tài sản mà đối tượng nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan HQ được bán đấu giá hàng hóa, tài sản theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; Cơ quan HQ không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ tiền thuế, tiền phạt.

Ngoài tiến hành việc xử phạt hành chính, cưỡng chế thực hiện quyết định về thuế, trong những trường hợp nhất định sau, pháp luật quy định cho

21

phép cơ quan quản lý thuế thực hiện yêu cầu cấm xuất cảnh với những chủ thể vi phạm về TXK, TNK, cụ thể:

Đối với trường hợp doanh nghiệp có nợ thuế, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo quy định của Điều 93 Luật Quản lý thuế nhưng vẫn không thu đủ số tiền nợ thuế, nợ phạt cho ngân sách nhà nước, sẽ lập hồ sơ chuyển cho cơ quan công an cùng cấp để xem xét xử lý trong trường hợp tổng số tiền thuế doanh nghiệp còn nợ từ 100 triệu đồng và qua xác minh tại địa phương nơi đăng ký kinh doanh có dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã bỏ trốn để chiếm đoạt tiền thuế. Trường hợp phát hiện hoặc có cơ sở xác định chính xác chủ doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn... thì có thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để dừng việc xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp. Trường hợp sau khi thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp đã nộp đủ tiền nợ thuế, nợ phạt thì xác nhận cho doanh nghiệp đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh được biết để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh giải quyết cho chủ doanh nghiệp xuất cảnh.

Cục Hải quan cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm nếu thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dừng việc xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp khi chưa có đủ căn cứ để xác định hoặc xác định không chính xác doanh nghiệp có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn dẫn đến gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.

Khi nghiên cứu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, thấy rằng chúng có những đặc điểm sau:

Quyết định hành chính của cơ quan HQ, cán bộ, công chức HQ là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thuế; Hành vi vi phạm hành chính là cơ sở để ra quyết định xử phạt; Hành vi vi phạm hành chính đó phải chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, vì nếu đến mức truy cứu

22

trách nhiệm hình sự thì thuộc phạm vi xử lý của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hành vi phạm pháp luật về TXK, TNK gồm có:

- Hành vi không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.

- Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong hoạt động quản lý HQ. - Các hành vi vi phạm quy định về nộp thuế.

Như vậy, các hành vi vi phạm về TXK, TNK đã được quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng trong luật hiện hành, là cơ sở cho việc xử lý những vi phạm phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về thuế.

Pháp luật quy định cho phép cơ quan HQ, cán bộ, công chức HQ có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về TXK, TNK như sau: Chi cục trưởng Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về TXK, TNK quy định tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực HQ.

1.2.3.2 Trách nhiệm pháp lý hình sự

Người có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chủ thể áp dụng hình thức này chỉ là cá nhân đã thực hiện hành vi vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn đề trách nhiệm hình sự không đặt ra đối với tổ chức vi phạm. Đây là một vấn đề còn nhiều ý kiến

23

tranh luận khác nhau trong việc xem xét đề nghị bổ sung vấn đề TNPL hình sự của tổ chức trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.

Trường hợp cơ quan HQ kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở cơ quan HQ hoặc tại trụ sở của doanh nghiệp được kiểm tra mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện các hoạt động điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Như vậy, vấn đề có liên quan chặt chẽ, là cơ sở để xem xét vấn đề TNPL hình sự về thuế chính là hành vi trốn thuế của đối tượng nộp thuế. Hiện nay, tổ chức, cá nhân trong quá trình kê khai, quyết toán thuế có hành vi kê khai, xác định không đúng căn cứ tính thuế theo quy định của từng sắc thuế và các hành vi vi phạm khác làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, được giảm bị coi là hành vi trốn thuế.

Điều kiện xử lý hình sự: trước đây Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Cá nhân trốn thuế với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên hoặc dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội về kinh tế chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật số 37/2009/QH12 ngày 29/6/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì mức tiền thuế trốn bị coi là phạm tội cũng như mức tiền thuế trốn làm cơ sở để xác định khung hình phạt tăng nặng cũng được tăng lên (nhưng mức hình phạt trong từng khung hình phạt vẫn giữ nguyên như Bộ luật Hình sự năm 1999).

24

Theo đó, người nào trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên mới bị coi là phạm tội trốn thuế và bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm; trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Người trốn thuế với số tiền từ 600 triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)