Thực tiễn thi hành, áp dụng trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế khi vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 51)

nộp thuế khi vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

2.2.2.1. Về quản lý thuế

Cơ chế quản lý TXK, TNK hiện đã được xây dựng trên cơ sở tự khai, tự tính thuế. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thuế vẫn chưa chủ động thực hiện tốt việc này, chưa thực sự đề cao công tác này dẫn đến làm giảm nghĩa vụ của người nộp thuế. Gây ra nhiều vi phạm pháp luật về thuế do thiếu hiểu biết, cơ quan thuế phải lãng phí nguồn nhân lực trong công tác khắc phục các sai phạm. Do đó, cơ quan quản lý không có đủ nhân lực trong việc tăng cường công tác hỗ trợ, công tác thanh tra, kiểm tra.

TNPL của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế và tổ chức cá nhân có liên quan chưa được quy định đầy đủ, một số quy định còn chưa hợp lý, từ đó

45

cũng phát sinh những kẽ hở để doanh nghiệp dễ lợi dụng vi phạm, trốn thuế. Do vậy, việc thu và quản lý thuế chưa hiệu quả.

Luật TXK, TNK được ban hành năm 2005 thay thế cho các Luật trước đây để phù hợp với chính sách kinh tế đối ngoại và thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, mở cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện nội dung đó, Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở đa phương hóa và đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó chủ động xây dựng nền kinh tế bền vững, tự chủ về kinh tế, đủ sức tham gia và phân công lao động, hợp tác quốc tế. Trước yêu cầu đó, vai trò của nhà nước với hoạt động kinh tế nói chung, với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vai trò của mình đã bộc lộ những sai lầm, mà nguyên nhân của những sai sót đó là do chính sách TXK, TNK của ta còn những thiếu sót cần phải sửa đổi, bổ sung.

TNK ở nước ta vừa đánh thuế theo tính chất hàng hóa, vừa đánh thuế theo mục đích sử dụng dễ tạo ra những sơ hở, bất hợp lý để cho các đối tượng làm ăn bất chính lợi dụng. So với nhiều nước khác, biểu thuế suất của nước ta còn rất phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có mức thuế suất khác nhau: giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa không phù hợp với xu thế hội nhập, vừa tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng trốn thuế, gây khó khăn cho cơ quan quản lý về việc quy TNPL của đối tượng nộp thuế, dẫn đến những tiêu cực. Chẳng hạn cùng một loại hàng hóa những lúc nhập khẩu chỉ cần khai báo sai lệch đặc tính của chúng là có thể hưởng mức thuế suất có lợi hơn hoặc chỉ cần khai báo đặc tính của loại hàng hóa có thuế suất thấp, nhưng sau khi nhập sẽ cải tạo lại thay đổi kết cấu thành loại hàng hóa có giá trị thương mại cao hơn. Lợi dụng điều này, doanh

46

nghiệp và cơ quan HQ có thể cấu kết để khai gian, gây thất thóat nguồn thu ngân sách. Bên cạnh tính phức tạp, biểu thuế suất của nước ta hiện nay vẫn chưa có tính ổn định. Gây khó khăn không chỉ riêng cho doanh nghiệp mà cho cả cơ quan hướng dẫn thực thi, tính thuế. Chỉ tính riêng từ năm 2005 đến nay, do biến động của thị trường thế giới và trong nước, biểu thuế xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế suất tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ một số ngành sản xuất, góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện bình ổn thị trường khi giá cả của một số mặt hàng trên thế giới tăng đột biến làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước nhưng lại gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện.

Chính sách TXK chưa khuyến khích, bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn đối với những mặt hàng sản xuất trong nước. Chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, có những mặt hàng mới nhập về việc tính thuế chưa sát, ảnh hưởng đến nguồn thu của Ngân sách nhà nước cũng như quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân, chưa đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ thuế. Chính sách thuế còn phức tạp, luật TXK, TNK có nhiều mức thuế suất không đồng bộ, lồng ghép vào đây nhiều chính sách xã hội dẫn đến hiện tượng mất tính trung lập của luật thuế.

Do một số nội dung hướng dẫn chính sách thuế thiếu cụ thể về đối tượng, phạm vi áp dụng nên thực thi thiếu thống nhất, thực hiện giảm thuế cho một số đối tượng không phù hợp với mục tiêu của chính sách, làm giảm phần thu ngân sách nhà nước. Một số chính sách có vướng mắc xong chậm khắc phục xử lý làm hạn chế hiệu quả thực hiện.

Hiệu quả của ân hạn thuế cũng cần phải xem lại. Chủ trương ưu đãi của việc ân hạn thuế chủ yếu nhằm vào việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất và sản xuất hàng xuất khẩu. Nhưng thực tế, đa phần các doanh nghiệp có chức năng sản xuất thì lại

47

không kiêm nhiệm chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì thế, sự ưu ái của chính sách ân hạn thuế lại hầu như rơi vào các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu, với chức danh nhà nhập khẩu ủy thác mà đáng lý ra nó phải được dành cho những đơn vị trực tiếp sản xuất ra hàng hóa.

2.2.2.2. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện vi phạm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Hiện nay, trong ngành HQ, đội ngũ cán bộ, công chức được phân công theo dõi nắm bắt tình hình địa bàn về công tác vi phạm pháp luật thuế là không thường xuyên và chưa đầy đủ. Các thông tin từ cơ sở được cập nhật một cách chậm chạp nên ảnh hưởng đáng kể đến việc báo cáo chính xác về nội bộ, tình hình đơn vị. Các quy chế về phối hợp kiểm tra, giám sát về công tác này chưa được quan tâm tổ chức, thực hiện đầy đủ dẫn tới việc nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin, gửi báo cáo, cả cấp trên và cấp dưới không làm hết trách nhiệm, gây khó khăn cho việc thực hiện và phát hiện những dấu hiệu vi phạm trong quản lý nhà nước về TXK, TNK.

Cán bộ, công chức làm công tác này thiếu tính phê và tự phê, không đấu tranh với những hành vi, biểu hiện sai trái của các lãnh đạo và đồng nghiệp trong xử lý vi phạm về thuế. Có khi lại xuất hiện tình trạng bao che, biện hộ những việc làm sai của cấp dưới… gây mất lòng tin của cá nhân, doanh nghiệp với những cán bộ làm công tác quản lý thuế trong ngành HQ.

Hiện nay, trong lĩnh vực HQ việc vận dụng đúng văn bản quy phạm để xử lý vi phạm về TXK, TNK là cả vấn đề phức tạp, đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này luôn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống các hành vi và các vụ trốn thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

48

quản lý kinh tế và chức vụ phát hiện nhiều thủ đoạn trốn thuế của các đối tượng. Phổ biến là việc mua chuộc, hối lộ cán bộ HQ làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu để nhập lậu số lượng lớn hàng hóa vào nội địa hoặc để xuất hàng ra nước ngoài. Hàng hóa xuất nhập khẩu đều được đóng gói bao bọc kín, nhất là việc giao hàng bằng container là phổ biến, hàng hóa được kiểm hóa tại doanh nghiệp, nhiều đối tượng đã đánh tráo hàng để nhập, xuất lậu các mặt hàng bị cấm hoặc bị đánh thuế cao.

Trên đường biển, các tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng nội địa nhưng đưa lẫn nhiều hàng ngoại nhập lậu hoặc hàng khác chủng loại vào Việt Nam. Đối với đường hàng không, đường bưu điện, các đối tượng nhập lậu các mặt hàng có thuế suất cao dưới dạng quà biếu hoặc hàng “xách tay” để trốn thuế xuất nhập khẩu. Các đối tượng thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa, thay đổi cấu kiện máy móc để hưởng thuế suất thấp hoặc gian lận khi ghi số khung, số máy, năm sản xuất xe ôtô để đưa ôtô cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Việc trốn thuế ở Việt Nam thường diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều loại thuế khác nhau. Lợi dụng các chính sách pháp luật và ưu đãi về thuế của Nhà nước ta, nhiều đối tượng đã tìm cách trốn thuế. Như lợi dụng ưu đãi về thời hạn nộp thuế, các cá nhân và tổ chức đã cố tình nợ đọng kéo dài, chây ỳ, chiếm dụng thuế rồi bỏ trốn hoặc chỉ thực hiện một vài hợp đồng nhập khẩu rồi giải thể doanh nghiệp hoặc chuyển sang lĩnh vực khác. Một số doanh nghiệp sinh ra chỉ nhằm mục đích chiếm dụng vốn Nhà nước, thông qua những ưu đãi về chậm nộp thuế. Thủ đoạn thường gặp của những doanh nghiệp kiểu này là lợi dụng thời gian chậm nộp thuế cho phép để mở liên tiếp các tờ khai tại một hoặc nhiều nơi khác nhau rồi nhập ào ạt một số lượng lớn hàng hóa qua cửa khẩu. Cho đến sát thời điểm đáo hạn nộp thuế của lô hàng đầu tiên (15 ngày, 30 ngày hoặc 9 tháng tùy theo từng loại hàng hóa) thì các doanh nghiệp này tự động... biến mất, để lại những khoản nợ thuế hàng tỷ

49

đồng. Cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ nhập hàng một lần rồi sau đó thay đổi toàn bộ địa chỉ, trụ sở và thậm chí là đổi tên doanh nghiệp. Sau đó chính họ tiếp tục nhập lô hàng khác, với một tư cách pháp nhân khác để lại nhận được ưu đãi về chậm nộp thuế một cách hợp pháp.

Trong các biện pháp chế tài hiện hành có quy định với đối tượng nộp chậm tiền thuế sẽ bị phạt 0,05% trên tổng số tiền chậm nộp mỗi ngày. Tuy nhiên, ngay cả số tiền thuế phải đóng, doanh nghiệp còn không chịu nộp thì việc áp dụng hình thức xử phạt này cũng không đem lại kết quả. Bởi vậy, trên thực tế, tổng số nợ thuế là rất lớn nếu cộng thêm tiền phạt 0,05% theo từng ngày qua.

Đối với các hình thức cưỡng chế hành chính như kê biên tài sản hay trích tiền gửi của đối tượng tại ngân hàng, hoặc các tổ chức tín dụng khác để nộp thuế và nộp phạt thì lại quá chung chung và không thực sự hiệu quả. Bởi với những doanh nghiệp cố tình trốn thuế bằng hình thức xoá sổ công ty thì biện pháp này coi như mất đối tượng áp dụng.

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm các quy định về chính sách thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phát hiện kịp thời các sơ hở, thiếu sót trong các văn bản pháp quy để chấn chỉnh, đồng thời chủ động phát hiện vi phạm, tội phạm trốn thuế xuất nhập khẩu, điều tra, xử lý nghiêm minh các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm, thu hồi tiền thuế cho Nhà nước, bảo vệ kỷ cương pháp luật và hoạt động lành mạnh trong xuất nhập khẩu.

2.2.2.3. Thực trạng pháp luật hiện hành về vấn đề trách nhiệm pháp lý.

Hiện nay, môi trường pháp lý tại Việt Nam chưa được cải cách đồng bộ, dẫn đến nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Một số đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế còn nhận thức thấp, chưa hiểu rõ về bản chất cũng như lợi ích của thuế, chưa lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận về TXK,

50

TNK, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan HQ trong việc xử lý vi phạm và truy thu thuế. Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế còn diễn ra phổ biến dẫn đến mất ổn định xã hội và làm mất tính công bằng của xã hội.

Về cơ chế, chính sách:

Hệ thống pháp luật về vấn đề này còn mâu thuẫn, chồng chéo, yêu cầu pháp điển hóa các văn bản pháp quy là bức thiết. Hệ thống văn bản quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính thường được ban hành chậm. Một số nội dung tại Pháp lệnh và các văn bản có liên quan chưa được cụ thể hóa hoặc chưa được hướng dẫn chi tiết gây nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất (trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử phạt hành chính theo các Luật thuế); một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn, chưa phản ánh đầy đủ đặc thù của công tác HQ (cá thể hóa trách nhiệm, kiểm tra HQ chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tính tự chịu trách nhiệm của người khai HQ trong quá trình làm thủ tục HQ, tính thuế, nộp thuế).

Quá trình hiện đại hóa quản lý HQ đòi hỏi quy trình quản lý HQ phải đổi mới theo hướng đơn giản hóa về thủ tục nhưng vẫn bảo đảm quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về HQ chưa được kịp thời điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới. Tình trạng các quy định về TNPL của đối tượng nộp thuế chồng chéo, trùng lắp vẫn diễn ra tương đối nhiều. Các quy định trong văn bản pháp luật về xử lý trách nhiệm của đối tượng nộp thuế còn phức tạp, nhiều loại thủ tục.

Tuy các văn bản trong lĩnh vực HQ đã quy định tương đối rõ về hành vi vi phạm và chế tài xử lý tương ứng với hành vi vi phạm, nhưng một số trường hợp chưa phân định cụ thể hành vi vi phạm làm căn cứ xử lý vi phạm, ví dụ chưa phân định rõ hành vi trốn thuế, gian lận thuế với các hành vi vi phạm hành chính khác về HQ có chênh lệch thuế, dẫn đến việc xử lý gặp nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan HQ địa phương trong thực hiện.

51

Các văn bản áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, xử lý vi phạm về thuế ban hành chậm, tính khả thi không cao. Dẫn đến tình trạng nhiều khi một số địa phương, cơ quan ban hành văn bản trái thẩm quyền về trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành để áp dụng trong địa phương, lĩnh vực của mình.

Về tổ chức thực hiện:

Tổ chức bộ máy làm công tác áp dụng TNPL cũng có biến động, hoạt động kiểm tra công tác của cấp trên đối với cấp dưới còn hạn chế, chưa có hệ thống thông tin đồng bộ về vi phạm pháp luật HQ trong toàn ngành Hải quan. Đội ngũ cán bộ làm công tác này còn thiếu, phần lớn kiêm nhiệm các công việc khác. Qua số liệu thống kê cho thấy hiện nay, trong số 372 cán bộ làm công tác xử lý trong toàn ngành HQ, chỉ có 100 cán bộ làm chuyên trách công tác xử lý, chiếm 26,88%; còn 272 cán bộ là kiêm nhiệm nhiều công việc khác, chiếm 73,12 %. Mặt khác cơ chế luân chuyển cán bộ dẫn đến cán bộ công chức làm công tác xử lý thường biến động, vì vậy tính chuyên sâu chưa cao.

Cán bộ, công chức đã được đào tạo, am hiểu pháp luật, nhưng chưa được đào tạo cơ bản về công tác tố tụng hành chính, hình sự, hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn nên lúng túng khi xử lý các vụ việc phức tạp (có 297 cán bộ làm công tác xử lý có trình độ đại học trở lên, chiếm 79,84% số cán bộ làm công tác xử lý. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 135 cán bộ có trình độ đại học luật).

Kỹ năng thiết lập hồ sơ: lập biên bản vi phạm, xác lập căn cứ để làm rõ hành vi vi phạm của một số công chức HQ thi hành công vụ còn yếu, nội dung biên bản chưa chặt chẽ, thiếu cơ sở pháp lý dẫn đến khó khăn khi xử lý.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 51)