thuế do vi phạm pháp luật HQ về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Công tác thực thi TNPL của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật về TXK, TNK có ảnh hưởng to lớn đến tính nghiêm minh của pháp luật nói chung và pháp luật về thuế quan nói riêng. Bởi lẽ, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TNPL do vi phạm về TXK, TNK thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi cao chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo một tình trạng pháp luật thật sự có chất lượng cao mà vấn đề cốt yếu là tổ chức thi hành như thế nào để hệ thống pháp luật đó phát huy hiệu quả, tác động thực sự hiệu quả trong đời sống xã hội.
Công tác thực thi TNPL của đối tượng nộp thuế khi vi phạm pháp luật về TXK, TNK trong thời gian qua, kể từ khi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có hiệu lực thi hành đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, để phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về thuế xuất nhập khẩu, các lực lượng trong ngành có thẩm quyền đã tăng cường xử phạt các hành vi vi phạm trên tinh thần nghiêm minh, thể hiện tính
40
cưỡng chế cao nhằm giáo dục cá nhân, tổ chức vi phạm và răn đe chung. Kết quả của việc tổ chức xử phạt là vấn đề thực thi TNPL của đối tượng nộp thuế có chuyển biến đáng kể, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện qua những số liệu sau: (nguồn Tổng cục HQ)
- Công tác xử phạt vi phạm hành chính của ngành Hải quan từ khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có hiệu lực đến ngày 31/12/2005:
+ Toàn ngành Hải quan đã lập 35.320 biên bản vi phạm hành chính, trong đó: 50,9% = 17.978 vụ vi phạm về thủ tục HQ; 43,95% = 15.523 vụ về kiểm soát HQ; 4,84% = 1.709 vụ gian lận thương mại, 0,31% = 110 vụ vi phạm khác.
Đã ra quyết định khởi tố 43 vụ vi phạm pháp luật về HQ; chuyển 219 vụ sang cơ quan điều tra để đề nghị khởi tố (trong đó: 61 vụ cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố chiếm 27,85% số vụ đã chuyển, 106 vụ cơ quan điều tra chuyển trả để xử lý hành chính, chiếm 48,4%; 52 vụ chưa có kết quả trả lời).
+ 29.827 quyết định xử phạt đã được thi hành chiếm 95,38%; 473 vụ chưa thi hành chiếm 1,51%
+ Đã ra 139 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Sau khi cưỡng chế có 92 vụ đã thi hành, chiếm 66,19%, tổng số thu nộp ngân sách là 235,87 tỷ đồng.
- Từ 01/01/2006 đến 31/12/2008, toàn ngành HQ phát hiện 21.372 vụ, trong đó: buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa: 2.774 vụ; gian lận thương mại: 696 vụ; vi phạm thủ tục HQ: 17.146 vụ; ma tuý: 750 vụ; vi phạm sở hữu trí tuệ: 06 vụ.
- Số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực HQ năm 2009: 13.108 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 481 tỷ đồng.
41
- Số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực HQ 6 tháng đầu năm 2010: 4.520 vụ, trị giá hàng vi phạm khoảng 98,377 tỷ đồng.
- Từ ngày 01/7/2000 - thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Hình sự năm 1999 đến ngày 31/12/2009, số liệu về việc giải quyết các vụ vi phạm dẫn đến chênh lệch thuế được thống kê theo Bảng sau:
Bảng 2.1: Số vụ vi phạm dẫn đến chênh lệch thuế
Hành vi vi phạm Tổng số vụ
Số vụ HQ xử phạt vi phạm hành chính
Số vụ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Tổng số Số vụ đã xin ý kiến VKS Số vụ xử phạt theo luật thuế Tổng số Số vụ cơ quan ĐT chuyển trả để xử lý HC Số vụ cơ quan ĐT đã khởi tố Số vụ chưa rõ kết quả Chênh lệch về thuế với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên
583 340 100 220 50 20 10 30
Chênh lệch về thuế với số tiền dưới 50 triệu đồng nhưng đối tượng vi phạm đã bị XPHC về hành vi trốn thuế.
42 Chênh lệch về thuế
với số tiền dưới 50 triệu đồng nhưng đối tượng vi phạm đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc tội khác liên quan đến thuế theo quy định của Bộ luật hình sự mà chưa được xóa án tích.
0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng số 933 690 105 420 50 20 10 30
(nguồn Tổng cục Hải quan)
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách quốc gia (chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách). Do thực hiện tốt công tác quản lý thuế và đảm bảo thực thi TNPL của đối tượng nộp thuế nên trong những năm qua ngành HQ luôn đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của BTC. Cụ thể năm 2001 đạt 29.381 tỷ đồng, năm 2002 đạt 36.784 tỷ đồng, năm 2003 đạt 39.178 tỷ đồng, năm 2004 đạt 46.017 tỷ đồng, năm 2005 đạt 52.000 tỷ đồng, năm 2006 đạt 58.000 tỷ đồng, năm 2007 đạt 62.000 tỷ đồng, năm 2008 đạt 63.700 tỷ đồng, năm 2009 đạt 66.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 15%. Riêng quý I năm 2010, tổng thu ngân sách của ngành HQ từ TXK và thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 19.854 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngành HQ trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế (như cắt giảm thuế theo lộ trình thực hiện CEFT trong ASEAN, các hiệp định song phương và gia nhập WTO). Đặc biệt, đây là giai đoạn đầu thực hiện xác định trị giá HQ theo các nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế qua giá còn khá phổ biến, nhưng ngành HQ đã tập trung chỉ đạo
43
và đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nhiệm vụ thu thuế, đồng thời chống thất thu qua gian lận giá.
Các giải pháp về TXK, TNK (miễn, giảm, hoàn thuế) theo Nghị quyết số 23/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ là một trong các giải pháp kích thích kinh tế nhằm mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn chặn suy giảm, đảm bảo an sinh xã hội. Thời gian qua, cơ quan HQ đã thực hiện các giải pháp về thuế, thực hiện chính sách miễn, giảm thuế của Chính phủ một cách kịp thời, đồng bộ, được cộng đồng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá cao. Việc này đã có tác động tích cực, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, góp phần kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tốc độ GDP quý sau luôn cao hơn quý trước.
Xây dựng được bộ máy quản lý thuế, bộ máy thực hiện áp dụng TNPL với đối tượng vi phạm thống nhất trên cả nước, ngày được củng cố, tăng cường về nhiều mặt. Công tác xử lý vi phạm pháp luật về TXK, TNK được thực hiện tương đối tốt, ngày càng đi vào nề nếp, là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện việc phân loại doanh nghiệp, phân luồng hàng hóa góp phần cải cách hành chính về HQ, ngăn chặn các vi phạm pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai HQ, người khai thuế.
Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác này được tăng cường, đào tạo bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp (trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng lên). Nghiêm khắc xử lý, kỷ luật những cán bộ HQ, cán bộ thuế vi phạm pháp luật làm thất thu thuế, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật về TXK, TNK.
Công tác kiểm tra, thanh tra về việc áp dụng TNPL với vi phạm xảy ra được thực hiện một cách thường xuyên, có hiệu quả, qua đó nhắc nhở, rút
44
kinh nghiệm trong toàn ngành về công tác này (hàng năm Tổng cục Hải quan có tổ chức các đoàn thanh tra riêng tới nhiều đơn vị trong toàn Ngành, các Cục Hải quan địa phương cũng thường kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra hàng tháng, hàng quý về công tác này).
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho đối tượng nộp TXK, TNK được triển khai sâu rộng trên toàn quốc với nhiều loại hình phong phú (phát tờ rơi, hướng dẫn trực tiếp tại đơn vị khai, tính thuế, trả lời vướng mắc qua văn bản, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp…) từ đó nâng cao tính tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ về thuế, tránh các vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân. Luôn đổi mới hình thức tuyên truyền để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, thông qua việc cập nhật dữ liệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế vào phần mềm vi phạm của ngành HQ. Qua đó, đánh giá việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân để từ đó có phương án quản lý tốt với TXK, TNK.