Thời kỳ thành lập ngành thuế nhà nước thống nhất (từ năm 1990 đến nay)

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 43)

1990 đến nay)

Trước năm 1990, ngành thuế nước ta gồm 3 hệ thống tổ chức: Cục thu quốc doanh, Cục thuế công thương nghiệp, Cục thuế nông nghiệp trực thuộc BTC. Ngày 7/8/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 218- HĐBT về việc thành lập ngành thuế nhà nước được hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức trên. Thực hiện Nghị định 218, ngành thuế đã tiến hành sự đổi mới cơ bản về hệ thống tổ chức, kiện toàn bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo các mục tiêu cải cách hệ thống thuế mới với hiệu quả cao nhất. Việc thành lập ngành thuế nhà nước đã giúp cho việc quản lý thuế được thống nhất, hiệu quả hơn đối với ngành thuế nói chung và đối với quản lý nhà nước về thuế quan nói riêng.

Mặt khác, chủ chương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng và Nhà nước khởi xướng đã khẳng định được tính đúng đắn, tháo gỡ được những khó khăn về kinh tế, bước đầu đưa nền kinh tế bước ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều kẽ hở, đặc biệt là quản lý thuế, tình trạng buôn lậu, trốn thuế phát triển mạnh, chưa được ngăn chặn có hiệu quả.

Xuất phát từ thực trạng yếu kém về nội dung, giá trị pháp lý thấp của hệ thống văn bản pháp luật trong việc quản lý nhà nước về thuế giai đoạn này,

37

“Luật TXK, TNK” được Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26/12/1991, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/1992 ra đời thay thế cho “Luật TXK, TNK hàng mậu dịch” trước đó. So với luật thuế năm 1987, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 có rất nhiều điểm mới về đối tượng chịu thuế; miễn, giảm, hoàn thuế; căn cứ tính thuế, biểu thuế và xử lý vi phạm. Về đối tượng chịu thuế, luật thuế năm 1987 quy định tất cả hàng hóa mua bán, trao đổi với nước ngoài, khi xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế còn luật thuế năm 1991 quy định 3 trường hợp hàng hóa không thuộc diện chịu TXK, TNK là: hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường biên giới Việt Nam, hàng chuyển khẩu, hàng viện trợ nhân đạo. Vấn đề TNPL của đối tượng nộp thuế trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 được quy định cụ thể và có tính răn đe cao hơn giúp cho vấn đề TNPL của đối tượng nộp thuế thực hiện có hiệu quả, giảm bớt tình trạng trốn thuế, gian lận thuế.

Như vậy, đến thời điểm này, vấn đề trách pháp lý của đối tượng nộp thuế được quy định rõ ràng, cụ thể tạo khung pháp lý quan trọng, đảm bảo cho việc thực thi luật thuế xuất nhập khẩu có hiệu quả. Đây cũng là lần đầu tiên nhà nước ta quy định hình thức cưỡng chế để với đối tượng vi phạm mới đó là trích tiền từ tài khoản ngân hàng của đối tượng nộp thuế. Những điểm sửa đổi, bổ sung này cũng là những điều cơ bản quy định về TNPL của đối tượng nộp thuế trong Luật TXK, TNK năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Cho đến nay vấn đề TNPL của đối tượng nộp thuế về cơ bản vẫn được điều chỉnh theo Luật TXK, TNK năm 2005.

Cùng với sự ra đời, phát triển, củng cố và hoàn thiện Luật TXK, TNK, trong giai đoạn này cũng có hàng loạt văn bản liên quan đến lĩnh vực HQ,

38

thuế xuất nhập khẩu và TNPL của đối tượng nộp thuế được ban hành như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 47), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (Điều 25), Luật Khoa học và Công nghệ (khoản 2 Điều 42), Luật Dầu khí (Điều 43), trong đó quan trọng nhất phải kể tới là Pháp lệnh Hải quan ban hành ngày 20/2/1990, chính thức có hiệu lực ngày 1/5/1990; Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HQ, Nghị định này được Chính phủ sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998, Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000; Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004; Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực HQ và Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP … thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề TNPL của đối tượng nộp thuế, đảm bảo thuế xuất nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia.

Có thể nói, trải qua các giai đoạn phát triển, hệ thống văn bản pháp luật về HQ, thuế quan và TNPL của đối tượng nộp thuế không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Hàng loạt các văn bản pháp lý được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tiêu chuẩn cam kết pháp lý với WTO. Các văn bản pháp lý cấp cao làm xương sống cho hoạt động HQ như Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành không ngừng được cải tiến, nâng cao về số lượng và chất lượng để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như công ước Kyoto, Hiệp định trị giá GATT, Công ước HS...., đáp ứng yêu cầu hội nhập, đồng bộ với hệ thống thể chế liên quan, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh việc cải tiến hệ thống pháp luật về HQ để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, các văn bản pháp luật về HQ luôn được rà soát, sửa đổi,

39

bổ sung để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Các hành vi vi phạm pháp luật về TXK, TNK luôn bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật mang tính pháp lý cao, từ đó góp phần bảo vệ nền kinh tế hàng hóa phát triển, chống thất thu thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, xử lý triệt để những đối tượng vi phạm, tạo trật tự pháp lý ổn định trong toàn hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)