Để khắc phục những mặt tồn tại và hướng tới sự phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, điện đại hóa; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, đưa hoạt động sản xuất thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể của Thái Bình, cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:
4.3.1.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất
Đối với mọi quá trình sản xuất xã hội, muốn đạt được mục tiêu và hiệu quả kinh tế thì việc thực hiện nhiệm vụ công tác tổ chức sản xuất không chỉ mang tính tất yếu khách quan mà còn luôn mới đối với các nhà quản lý về tiềm năng và thực trạng kinh tế- xã hội trên địa bàn lãnh thổ đã được xác định. Vậy phải làm gì và làm
108
như thế nào để có thể khai thác tối ưu các tiềm năng đó cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Đối với Thái Bình, việc xác lập một cơ cấu tổng thể kinh tế hợp lý, đặc biệt lưu ý đến cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế, nhất là trong cơ cấu của tỉnh thì ngành nông nghiệp hiện chiếm tới 40% so với tổng GDP chung. Do đó, việc bố trí, sắp xếp sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp thật sự hợp lý, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi; giữa cây trồng lương thực với các cây trồng khác; giữa chăn nuôi gia súc với chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản; và trong cây trồng lương thực; giữa cây giống có năng suất cao với cây trồng là sản phẩm hàng hóa cơ cấu sản xuất hợp lý thì mới đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh thời kỳ kế hoạch. Sản xuất, bố trí cơ cấu sản xuất cây trồng có vai trò quan trọng đặc biệt, quyết định đến toàn bộ sự thay đổi của sản xuất, theo hướng phát triển cao. Trong đó, sắp xếp bố trí sản xuất theo yếu tố tác động kết cấu diện tích và kết cấu giống cây trồng là rất cần thiết đối với việc quản lý và chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.3.1.2. Giải pháp về đầu tư vốn
Một trong những giải pháp về đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, Hội nghị TW (khóa IX) đã chỉ rõ: Về tài chính, tín dụng, Nhà nước cân đối các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Các tổ chức tín dụng hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi suất thỏa thuận, tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn; Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn.v.v…Như vậy, việc đầu tư vốn cho phát triển kinh tế rõ ràng là một yêu cầu thiết yếu, bắt buộc.
109
Xem xét một cách tổng quan về vốn đầu tư phát triển hàng năm của tỉnh Thái Bình cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng thì thấy, những năm qua tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tăng khá mạnh, năm 2007 là 4.297.618 triệu đồng, sang đến năm 2011 là 14.942.329 triệu đồng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thì mức vốn đầu tư đang giảm mạnh từ 570.441 triệu đồng năm 2007 (chiếm 12,3% so với tổng vốn đầu tư của tỉnh) giảm dần và nhanh hơn so với năm 2011 là 395.750 triệu đồng (chiếm 2,6%).
Như vậy, vấn đề thực hiện giải pháp vốn đầu tư của tỉnh Thái Bình trong các thời kỳ kế hoạch tới, trước hết phải căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ kế hoạch; trên cơ sở đó xác định mức độ vốn đầu tư cho từng hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế trong tỉnh nhiều hay ít, bảo đảm thỏa mãn điều kiện tối đa và cân đối giữa thu và chi hợp lý. Trong đó, dành phần ưu tiên đầu tư vốn cho các ngành kinh tế chủ yếu, mũi nhọn của tỉnh, những ngành có triển vọng phát triển, hoặc mới được khôi phục, mở rộng như kinh tế trang trại, kinh tế biển, nghề và làng nghề…
4.3.1.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ
Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh tế nông thôn. Trong những năm đổi mới, trên mặt trận sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung, Thái Bình nói riêng, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã có bước tiến đáng kể, gặt hái thành công về năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi đạt mức tăng trưởng cao. Song, so với yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tiến tình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số yếu kém như giống cây trồng và vật nuôi còn thua kém so với các vùng, các tỉnh và với các nước trong khu vực; Hệ thống công cụ canh tác và công nghệ, kỹ thuật chế biến nhìn chung vẫn còn lạc hậu, công suất thấp, làm giảm đáng kể phẩm chất, chất lượng sản phẩm, giá thành đơn vị sản phẩm còn cao, không đủ sức
110