Nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tƣ nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 124 - 131)

4. Kết cấu của luận văn

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế

4.3.4. Nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tƣ nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu lao động

4.3.4.1. Xuất khẩu hàng hóa

Sở Công Thương đã tham mưu nhiều giải pháp về cơ chế chính sách thực hiện định hướng chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm

114

2020 để các cấp, ngành tham gia xây dựng, góp phần cho xuất khẩu của tỉnh thêm bền vững. Giải pháp về thu hút đầu tư và thực hiện các cơ chế chính sách cho đầu tư sản xuất, xuất khẩu hàng hoá tập trung vào xúc tiến, quảng bá hình ảnh, ưu thế của tỉnh tới các nhà đầu tư, đồng thời có cơ chế chính sách cụ thể với các nhà đầu tư.

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được xác định là bước đột phá mạnh mẽ cho sản xuất cũng như tạo kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Khi các nhà đầu tư vào được phân luồng và chọn lọc, không chấp nhận đầu tư bằng mọi giá, đồng thời hướng sản xuất sản phẩm sạch, công nghệ hiện đại.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở Thái Bình hiện nay đa số có quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, chưa có thương hiệu mạnh, trình độ quản lý còn hạn chế. Do đó thời gian tới các doanh nghiệp cần huy động vốn bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó kênh tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn xã hội cần được tận dụng. Đồng thời đưa thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh để khai thác thông tin, khảo sát thị trường, nắm bắt các kỹ năng quản lý của doanh nghiệp nhằm giảm chi phí, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn... Giải pháp nghiên cứu, phát triển thị trường phù hợp với mặt hàng, nhóm hàng của tỉnh được tập trung vào thị trường ASEAN để xuất khẩu hàng thịt lợn sữa, đũi, nông sản chế biến; thị trường Nhật, Hàn Quốc tập trung xuất khẩu hàng khăn ăn, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản; thị trường châu Âu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực là nông, thuỷ sản chế biến, thủ công mỹ nghệ...

Kết quả xuất khẩu trong những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh, đạt mục tiêu mà Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2010-2015 của tỉnh đề ra. So với tổng kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng thì Thái Bình đứng thứ 7/11 tỉnh, tuy nhiên so với cả nước thì kim ngạch xuất khẩu của tỉnh chỉ chiếm 0,336%. Để tránh tụt hậu ngày càng xa so với các tỉnh trong khu vực, trong cả nước và theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành địa phương để cho xuất khẩu của tỉnh thêm bền vững.

115 4.3.4.2. Thu hút đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận quan trọng của hoạt động đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên do những hạn chế của nông nghiệp, nông thôn nên số lượng các dự án và vốn đầu tư vào khu vực này còn rất ít. Do vậy, tỉnh nên thực hiện mạnh mẽ chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp để bổ sung thêm nguồn vốn trong nước. Để làm được điều này cần thực hiện các giải pháp sau:

- Về chính sách cần có sự ưu tiên đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn so với các dự án khác, quan trọng nhất là chính sách thuế, ruộng đất, xuất nhập khẩu, thủ tục duyệt và cấp phép đầu tư…

- Tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội (giao thông, điện nước, thủy lợi…), vấn đề giải phóng mặt bằng, cân đối ngoại tệ, bố trí vốn đối ứng…

Đồng thời tỉnh cần thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.

- Xây dựng một chiến lược và những chương trình thu hút, sử dụng vốn vay và tài trợ quốc tế dài hạn và toàn diện để xây dựng tỉnh theo hướng hiện đại và văn minh, đồng thời tăng cường công tác kế hoạch nguồn vốn ODA.

- Hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế ODA, đồng thời đổi mới hệ thống quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và lập các dự án sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế. Đặc biệt coi trọng và nâng cao chất lượng thẩm định dự ỏn, quy định rừ trỏch nhiệm của cỏc cơ quan lập dự ỏn và thẩm định dự ỏn.

- Tăng cường và cải thiện cụng tỏc theo dừi và đỏnh giỏ cỏc dự ỏn ODA, gắn kết quả và hiệu quả quản lý dự án với cán bộ dự án cụ thể.

- Nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp làm công tác quản lý các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.

- Cải thiện hơn nữa mối quan hệ giữa nhà tài trợ và phía tiếp nhận theo hướng nâng cao tính cộng đồng trách nhiệm, đồng thời coi trọng việc nâng cao tốc độ giải ngân của dự án.

116 4.3.4.3. Xuất khẩu lao động

Cho dù chúng ta đã đưa được một số lượng khá lớn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, song mới chủ yếu là lao động phổ thông, còn rất ít lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao. Chính vì điều đó nên thu nhập của người lao động còn thấp. Vì vậy cần nâng cao tay nghề cũng như tri thức cho người lao động.

Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam tuy đã được mở rộng nhưng nhìn chung mới chỉ loanh quanh ở một số nước khu vực châu Á và Đông nam châu Á, trong đó thị trường Malaysia tuy không đòi hỏi lao động phải có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, chi phí hợp lý, có thể tiếp nhận số lượng lao động lớn nhưng do tiền lương thấp nên không thực sự hấp dẫn người lao động. Còn Đài Loan thì đã dừng tiếp nhận lao động Việt Nam từ 1/2005 do tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc với số lượng lớn. Như vậy, điều cần thiết lúc này là

“mở đường” tìm đến những thị trường mới. Đáng mừng là một số công ty đã và đang triển khai tuyển chọn lao động đi làm việc tại Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Brunei, Ma Cao (Trung Quốc)... Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận 81 công ty do Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – TBXH) giới thiệu về tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Con số đó có vẻ hơi nhiều so với nhu cầu thực tế. Vừa qua, các địa phương phản ánh nhiều về tình trạng hàng tá doanh nghiệp được trên giới thiệu về, nhưng số hoạt động thực sự hiệu quả thì chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Doanh nghiệp khá nhất, làm tốt công tác tư vấn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động cũng mới chỉ đưa được 923 người xuất cảnh. Rừ ràng “đông mà không tinh”. Đó là chưa kể đến tình trạng một số doanh nghiệp “đi tắt, đón đầu”, làm việc thẳng với xã mà không qua huyện, gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành. Đây là vấn đề mà Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh cần quan tâm và có giải pháp xử lý, tránh tình trạng “lắm cha con khó lấy chồng”, bởi doanh nghiệp nào cũng nói hay, nói tốt nhưng trên thực tế nhiều đơn vị lại để người lao động phải chờ đợi, thậm chí nhiều người phải chờ đến 1 – 2 năm mới xuất cảnh được, gây tâm lý bức xúc và tốn kém tài chính cho người lao động.

117 4.3.4.4. Một số đề xuất

Để phát huy những thành công và hạn chế những tác động tiêu cực của việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông thôn và khắc phục những tồn tại của việc phát triển nông thôn thời gian qua, cần giải quyết những vấn đề sau:

- Đối với Nhà nước

+ Quy hoạch phát triển nông thôn

Quy hoạch phát triển nông thôn để tránh sự chênh lệch về đầu tư giữa các vùng, giữa các ngành. Quy hoạch phải đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực sản xuất trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực của địa phương và sự bền vững của môi trường. Kết hợp giữa quy hoạch mới với quy hoạch sắp xếp, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn. Chú trọng phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp làng nghề. Mục tiêu của lập khu công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề là khắc phục ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện để phát triển nông thôn đủ sức cạnh tranh và hội nhập. Doanh nghiệp khi vào khu công nghiệp, khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề phải có sự đổi mới về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, do đó tăng khả năng hội nhập.

+ Nhà nước cần có chính sách về đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ, tư vấn khoa học - kỹ thuật, cung cấp thông tin, đào tạo nhân lực và một cơ chế tài chính, tín dụng thông thoáng. Đặc biệt là tạo điều kiện cho các cơ sở nông thôn vay vốn với lãi suất ưu đãi để họ có cơ hội đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, vì đây là yếu tố hàng đầu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Xây dựng các chương trình đồng bộ cho các sản phẩm, các ngành trọng điểm phù hợp với chương trình phát triển nông nghiệp, bao gồm từ việc nghiên cứu, đầu tư cơ bản cho các vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, các cơ sở sơ chế, tinh chế sản phẩm cuối cùng cũng như hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện việc bảo hộ một cách hợp lý trước những hàng ngoại nhập để sản phẩm của nông thôn có điều kiện phát triển. Tạo ra mối liên kết vững chắc trong sản xuất kinh doanh - mô

118

hình liên kết "4 nhà" theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.

+ Nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và thể chế hóa các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là cam kết của WTO không chỉ ở lĩnh vực công nghiệp mà còn cả lĩnh vực nông nghiệp, các điều kiện kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm…

Tất cả những cam kết trên đây tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sản xuất - kinh doanh của nông thôn ở nước ta hiện nay. Việc thể chế hóa những cam kết này không chỉ tạo ra môi trường thuận lợi theo hướng công khai, minh bạch cho nông thôn phát triển, mà còn giúp các doanh nghiệp nông thôn trong nước nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế để điều chỉnh quá trình sản xuất kinh doanh phù hợp với "sân chơi chung", tránh những thua thiệt, bất công trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đối với các cơ sở nông thôn

+ Các cơ sở nông thôn phải coi trọng việc đổi mới, nâng cao kỹ thuật - công nghệ sản xuất phù hợp với khả năng của mình. Tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất, hướng đến thực hiện công nghệ sạch, áp dụng các công nghệ sản xuất sạch: công nghệ sử dụng tiết kiệm nguyên, vật liệu, năng lượng, nước và ít chất thải.

+ Nâng cao hiểu biết về kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế; đề cao trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp về sản phẩm, về môi trường… trong quá trình sản xuất - kinh doanh của mình. Chủ động mở rộng liên doanh, liên kết, nhất là trong bối cảnh có sự gia tăng đầu tư từ bên ngoài vào để mở rộng, hiện đại hóa quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

119 KẾT LUẬN

Việt Nam là một nước nông nghiệp với dân số phần lớn sống ở nông thôn, sự phát triển của khu vực này có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự phát triển của nông thôn đang đứng trước nhiều thách thức lớn với điều kiện bối cảnh trong và ngoài nước có nhiều thay đổi. Thái Bình là một tỉnh đang phát triển, phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khu vực nông thôn, cho nên chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm đến khu vực này và có những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nông thôn phát triển.

Trên cơ sở xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đạt được các kết quả cơ bản sau:

Một là, luận văn đã xây dựng một khung khổ lý thuyết về vai trò của nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích một số kinh nghiệm ở một số địa phương và rút ra bài học cho tỉnh Thái Bình trong phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, phân tích thực trạng vai trò của quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn Thái Bình trong hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và và nguyên nhân hạn chế đối với việc phát triển nông thôn ở địa phương.

Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển nông thôn Thái Bình trong hội nhập kinh tế quốc tế đến 2020, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước nhằm phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu trong khi đề tài luận văn bao trùm nội dung khá rộng lớn nên tác giả không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và các nhà khoa học để luận văn hoàn thiện hơn.

120

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 124 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)