Đánh giá chung phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101)

nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013

3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc

- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 4,61%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thuỷ sản. So với năm 2010, sản lượng các cây trồng, vật nuôi chính đều tăng. Tuy diện tích lúa cả năm giảm trên 7,4 nghìn ha, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng 40,8 nghìn tấn, góp phần giữ vững sản lượng lương thực hàng năm trên 1 triệu tấn; Sản lượng ngô tăng 2,6 lần, rau các loại tăng 1,8 lần, đậu các loại tăng 1,5 lần, đậu tương tăng 3,9 lần, sản lượng cây ăn quả các loại tăng 1,4 lần, thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng tăng 3,1 lần, sản lượng trứng gia cầm tăng 1,7 lần, sản lượng thuỷ sản tăng 3,2 lần (sản lượng nuôi trồng tăng 4,4 lần, sản lượng khai thác tăng 2,2 lần)… Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho Tỉnh, cung cấp sản phẩm nông sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Những năm 2010 – 2013 với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Thái Bình vẫn tiếp tục có những bước tiến vững chắc. Năm 2013 là năm thực hiện Nghị quyết Đại hội

91

Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, năm tiếp tục thực hiện chủ trương hướng về cơ sở. Đây cũng là năm Thái Bình có những khó khăn, thách thức chung của cả nước cũng như khó khăn, thách thức đặc thù của tỉnh. Song nhờ có sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao nên tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước và một số tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, một số công trình, dự án trọng điểm đạt và vượt tiến độ đề ra. Phát triển nông thôn đạt kết quả quan trọng, đã thay đổi được nhận thức, cách làm kịp thời bổ sung các cơ chế, chính sách, huy động tốt nội lực, tạo được đồng thuận, khí thế mới và phong trào sâu rộng trong nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực.

Thái Bình đang phấn đấu xây dựng thương hiệu từ quê hương 5 tấn trong thời kỳ chống Mỹ thành quê hương 15 tấn trong thời kỳ hội nhập. Năm 2013, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản vẫn duy trì ổn định và có bước tăng trưởng 2,64%. UBND tỉnh đã tập trung chỉ các cấp, các ngành và ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ mua máy nông nghiệp, hỗ trợ gieo sạ, trồng cầy vụ đông, vụ hè và các cơ chế hỗ trợ thuốc trừ cỏ, diệt chuột. Sản lượng thóc cả năm đạt mục tiêu 1 triệu tấn. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định theo hướng gia trại, trang trại. Đến nay toàn tỉnh có 62 trang trại chăn nuôi theo quy mô lớn, tăng 9 trang trại so với năm 2012. Thái Bình tiếp tục khai thác thế mạnh kinh tế biển để vươn ra biển, làm giàu từ biển.

Làm sao để nâng cao thu nhập cho người nông dân, làm sao để người dân nông thôn được hưởng nhiều phúc lợi xã hội, để điện đường trường trạm về tận các ngõ, xóm, thôn là những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh thực hiện trong năm, thông qua chương trình phát triển nông thôn. Tỉnh ủy, UBND tỉnh kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ xi măng trả chậm tạo thêm nguồn lực phát triển nông thôn. Trong công cuộc phát triển nông thôn xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, có hiệu quả trong huy động đóng góp của người dân tham gia phát triển nông thôn. Đặc biệt có nhiều xã không thuộc diện chọn làm

92

điểm nhưng đã chủ động, sáng tạo trong việc huy động sức mạnh của nhân dân để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí phát triển nông thôn.

Năm 2013, Thái Bình hoàn thành việc cứng hóa toàn bộ hệ thống đê biển trước mùa mưa bão. Các tuyến đê số 5, 6, 7 và 8 thuộc 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy với tổng chiều dài trên 31km đã được hoàn thành. Những con đê thực sự là lá chắn vững chắc trước biển, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Đối với những địa phương chưa có nhiều lợi thế khách quan để phát triển công nghiệp, thương mại hay thu hút đầu tư như Thái Bình, mỗi chỉ số phát triển đều phản ánh sự trăn trở tìm hướng đi, lối đi, thậm chí phải gắng gấp bội so với các tỉnh bạn. Năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng 11,87%. Trong đó có 25 trong tổng số 28 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng như sản xuất bia, quần áo, sứ vệ sinh tăng từ 26 đến 38% so với năm 2012. Cũng trong năm qua, toàn tỉnh có thêm 60 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 3.000 tỷ đồng, nâng dự án đầu tư vào tỉnh đến nay 691 dự án. Trong đó có 438 dự án đầu tư sản xuất tạo viê ̣c làm cho trên 110.000 lao đô ̣ng. Riêng dự án có vốn 100% nước ngoài đầu tư vào tỉnh đạt 50 dự án, đóng góp 22,5% giá trị sản xuất công nghiê ̣p và chiếm 56,5% kim ngạch xuất khẩ u của tỉnh . Năm qua, Thái Bình có thêm 8 làng nghề được công nhận mới đưa tổng số làng nghề hiê ̣n có lên 241 làng nghề. Nghề và làng nghề duy trì ổn định tạo viê ̣c làm cho 150 nghìn lao đô ̣ng nông nhàn có viê ̣c làm và thu nhâ ̣p.

Năm 2013 cũng có nhiều thành công của tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Chất lượng giáo dục và đào tạo giữ vững tốp đầu toàn quốc về kết quả học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, không để dịch bệnh lớn xảy ra. An sinh xã hội được quan tâm đúng mức, đặc biệt là chính sách đối với người và gia đình có công đã thực hiện chính sách mới, đề nghị Nhà nước phong tặng trên 3.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Xây dựng hoàn thành đề án nâng cấp 2.716 nhà ở cho người và gai điình có công, tăng 14 nhà so với kế hoạch. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo

93

đảm, quân sự, quốc phòng được tăng cường. Cải cách hành được đẩy mạnh, đi vào thực chất hơn. Thái độ, trách nhiệm phục vụ của cán bộ công chức được nâng lên.

- Sản xuất nông nghiệp của Tỉnh đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá qui mô lớn gắn với thị trường, tiên tiến hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững. Quy mô sản xuất của các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Nhiều vùng sản xuất hiệu quả kinh tế thấp đã được chuyển đổi sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản từng bước phát triển theo hướng thâm canh, chăn nuôi, công nghiệp, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh tế trang trại, gia trại ngày càng phát triển… đã góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản, tăng hiệu quả sản xuất và năng suât lao động nông nghiệp, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Với các chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước, của Tỉnh, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của Tỉnh đã tăng khá trong thời gian qua. Nền kinh tế - xã hội của Tỉnh ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, cộng với các chinh sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới… là những điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp của Tỉnh phát triển.

3.3.2. Những hạn chế, tồn tại

- Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản xuất nông nghiệp của Tỉnh cơ bản vẫn là nền sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ phân tán, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, giá thành còn cao, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn, giá cả - thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản bấp bênh và không ổn định. Năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, lao động nông nghiệp, nông thôn thiếu việc làm, đời sống của đại bộ phận nông dân còn gặp nhiều khó khăn, nông dân thiếu vốn, thiếu lao động đầu tư phát triển sản xuất.

94

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông nội đồng, hệ thống trạm trại…) của Tỉnh còn nhiều thấp kém; Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn thấp, công tác chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp nông thôn, tình hình dịch bệnh cây trồng vật nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, cộng với sự cạnh tranh của các sản phẩm nông sản ngoại nhập, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu toàn cầu… đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của Tỉnh trong những năm qua.

- Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa đang gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất lúa ở Thái Bình vì hậu quả mà nó mang lại là rất nặng nề. Không chỉ ngành trồng trọt mà ngành chăn nuôi cũng gặp không ít các khó khăn như bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm liên tục bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi, chính vì vậy mà nông nghiệp nông thôn Thái Bình luôn đứng trước những thách thức vô cùng lớn.

- Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp hiện nay cũng rất đáng báo động đẫn đến nguy cơ đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu. Trong khi đó, các công ty trong lĩnh vực chế phẩm sinh học của tỉnh lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập từ nước ngoài về đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới, chính vì vậy mà gây khó khăn thêm cho phát triển nông nghiệp.

- Không những vậy diện tích đất canh tác nông nghiệp mỗi năm mỗi giảm, trong khi đó năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn tuy có thay đổi nhưng chưa đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người của tỉnh khá thấp chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Bên cạnh đó thì các nguồn lực về sinh học đa dạng, phong phú chưa được khai thác.

- Nhận thức của nhiều người về vai trò của nông nghiệp hiện nay vẫn chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dường như công nghiệp và dịch vụ chưa coi trọng thị trường nông nghiệp nói chung.

95

- Sản xuất nông nghiệp ở một số vùng của tỉnh còn mang nặng tính tự phát của người dân, trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của nhà nước, chính quyền địa phương còn thiếu. Đó thật sự là lo ngại khi để “người nông dân tư duy trên mảnh đất của mình”. Thói quen “phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫn đến chỗ người dân phá lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tràn lan.

- Đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo. Chúng ta đã đạt được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo và các nông sản phẩm khác nhưng nông dân vẫn là những người nghèo về vật chất và tinh thần. Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm tăng nhưng thu nhập của nông dân thì vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu.

- Nguồn lao động nông nghiệp tuy dồi dào nhưng lao động qua đào tạo chỉ chiếm 24%, ở nông thôn nơi trực tiếp sản xuất chỉ có 13%. Trình độ canh tác của đại bộ phận người dân tham gia sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa đáp ứng được với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Diễn biến thời tiết bất thường cùng với sự xuất hiện các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là các dịch bệnh lạ mới xuất hiện đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp trong những năm qua.

Bình quân ruộng đất thấp, diện tích đất canh tác hàng năm bị thu hẹp lại do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm giảm giá trị sản xuất chung của toàn ngành.

Nguồn lực cho nông nghiệp còn đang gặp rất nhiều khó khăn, lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe đi làm ăn ở ngoài tỉnh, các thành phố gây thiếu lao động lúc thời vụ. Đầu tư cho nông nghiệp thấp và chưa đồng bộ, chưa đủ tầm để tổ chức sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác quy hoạch tổng thể nông nghiệp, thủy sản đã hoàn thành xong nhưng quy hoạch chi tiết ở từng địa phương, cơ sở chưa hoàn thành nên việc thực

96

hiện quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa chủ động trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản đáp ứng cho yêu cầu sản xuất.

Ở nhiều địa phương, công tác chỉ đạo, điều hành còn thiếu kiên quyết, chưa sát sao cụ thể nhất là cấp cơ sở.

Thái Bình là tỉnh đông dân, tiềm lực vốn, công nghệ và kết cấu hạ tầng sản xuất còn nhiều khó khăn trong khi yêu cầu phát triển nông thôn lại đòi hỏi cao đang là thách thức lớn đối với toàn ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

Nguyên nhân nông thôn Thái Bình phát triển chậm lại là sự manh mún. Trước tiên manh mún về đất sản xuất và sự manh mún ở từng địa phương có khác nhau. Đất manh mún nên đầu tư vào nông nghiệp gặp rất nhiều trở ngại và luôn thấp. Một hộ có bình quân 0,57ha đất, hàng năm đầu tư chủ yếu vào thủy lợi. Đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp cũng không tương xứng và ngày càng giảm, trong lúc giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm gần 21% GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp càng thấp hơn nữa, xấp xỉ 0,6% tổng vốn FDI ở năm 2009. Ngoài ra, còn có sự manh mún từ quy hoạch, từ chủ trương đầu tư đã chia cắt chuỗi giá trị ngành hàng vụn ra theo địa phương. Vì thế sản xuất nông nghiệp không phát huy được “lợi thế dùng chung” nên giá thành luôn bị đẩy lên cao. Một nguyên nhân đặc biệt nữa là do chênh lệch thu nhập giữa nông dân và thành thị ngày càng cao, với chỉ số Gini khoảng 0,43; Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế, nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất; Họ đang đứng ngoài quá trình đó nên ít được hưởng lợi; Nông dân bị mất đất do phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị mà không kiếm được kế sinh nhai mới; Môi trường tự nhiên và nhân văn ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng với sự xuất hiện nhiều làng ung thư, các con sông chết, các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, tệ nạn xã hội nông thôn ngày càng gia tăng…

97

CHƢƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)