4. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013
3.2.4. Thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài vào nông thôn và xuất khẩu lao động tỉnh
Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013
3.2.4.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, rất thuận cho phát triển sản xuất cũng như trong giao lưu hàng hoá với các tỉnh và quốc tế. Những tiềm năng của tỉnh tạo ra sản phẩm hàng hoá rất phong phú, đa dạng.
Trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm gieo trồng đạt trên 94 nghìn ha, trong đó diện tích vụ đông 40 nghìn ha. Cây lúa là cây chủ lực, đã cung cấp đủ lương thực cho nhân dân, một phần cho xuất khẩu và phục vụ công nghiệp chế biến lương thực,
86
thực phẩm. Ngoài ra còn có các loại cây màu như dưa, ớt, salat, đậu tương… sản lượng đạt gần 1 triệu tấn/năm, là nguồn cung lớn cho công nghiệp chế biến.
Ngành chăn nuôi của Thái Bình cũng rất phát triển, sản lượng gia cầm hàng năm đạt khoảng 7.700- 7.800 nghìn con; 115- 120 nghìn tấn lợn hơi; vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt 9.256 ha, hiện đã khai thác khoảng 6.020 ha; vùng nước mặn nuôi trồng và đánh bắt đạt 50- 60 nghìn tấn/ năm; trữ lượng ven biển khoảng 26 nghìn tấn, trong đó cá 24- 25 nghìn tấn, tôm 600- 1000 tấn...Tài nguyên khoáng sản có mỏ khí Tiền Hải và mỏ D14 sông Trà Lý, mỏ nước khoáng Tiền Hải trữ lượng khoảng 12 triệu m3. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của tỉnh gồm công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, dệt, may mặc, giầy da, sành sứ, vật liệu xây dựng, nghề thủ công truyền thống...Hiện nay ngành dệt, may là một trong những ngành phát triển nhanh, đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đồng thời tạo ra giá trị sản xuất hàng hoá lớn, chiếm 32,64% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Những tiềm năng trên góp phần cho kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng khá mạnh. Từ 2005 trở lại đây do số dự án đầu tư dệt may tăng nhất là dự án đầu tư nước ngoài làm cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đáng kể và trở thành ngành có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 91,213 triệu USD, đến năm 2012 là 541,217 triệu USD, chiếm tỷ trọng 71,8% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2010-2012 là 23,9%. Đây là một trong những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhanh nhất.. Tuy nhiên, những tiềm năng đó mới đáp ứng một phần nhu cầu xuất khẩu; hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhưng lợi nhuận chủ yếu từ sức lao động. Chẳng hạn ngành dệt, may chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, nên giá trị gia tăng thấp, thu nhập của người lao động có xu hướng giảm, đồng thời mức độ gây ô nhiễm ở ngành dệt ngày càng cao. Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gốm, sứ, thuỷ tinh và vật liệu xây dựng đến thời điểm này lợi thế cạnh tranh từ nguồn khí đốt thiên nhiên đã gần như hết do nguồn khí đã cạn kiệt... Trong khi đó nông sản, thực phẩm là hàng hoá được sản xuất với số lượng lớn, là thế mạnh của đất thuần nông, nhưng công nghiệp
87
chế biến mặt hàng này còn manh mún nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được xuất khẩu một cách toàn diện. Hiện nay cả tỉnh có trên 11 nghìn cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống, nhưng chủ yếu là hộ cá thể sản xuất nhỏ, phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, chỉ có 10 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cho tỉnh ngoài và nước ngoài...
Với những thuận lợi và khó khăn trên, Thái Bình đã và đang đánh thức tiềm năng hàng hoá xuất khẩu, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, đầu tư gia tăng sản phẩm chế tạo, chế biến, các sản phẩm có hàm lượng cao về công nghệ, chất xám, giảm tỷ trọng nguyên liệu thô trong cơ cấu hàng xuất khẩu...
3.2.4.2. Thu hút đầu tư nước ngoài vào nông thôn
Trong các cuộc giám sát về thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh gần đây, nhiều ý kiến cho rằng: Để có nhiều việc làm cho nhân dân và tạo nguồn thu cao cho ngân sách thì phải phát triển công nghiệp, muốn phát triển công nghiệp thì phải tổ chức tốt công tác thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh đồng thời phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về việc tổ chức triển khai các chính sách thu hút đầu tư... Thực tế trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã cụ thể hóa, chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.
Trong những năm gần đây, UBND tỉnh đã ban hành 30 quyết định về cơ chế chính sách liên quan đến công tác thu hút đầu tư vào tỉnh. Các chính sách đó đã cơ bản được thực hiện nghiêm túc và được nhiều nhà đầu tư ghi nhận. Các huyện, thành phố tạo điều kiện cho các nhà đầu tư về thủ tục hành chính, công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo dạy nghề, bảo đảm an ninh trật tự. Do đó các cơ chế chính sách thu hút đầu tư đã phát huy hiệu quả, làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Đến nay đã có tổng số 703 dự án đầu tư vào tỉnh với số vốn đầu tư là 100.404 tỷ đồng, trong đó 450 dự án (64%) đã đi vào hoạt động với vốn đầu tư 20.470 tỷ đồng, 73 dự án (10,4%) đang trong giai đoạn xây dựng với vốn đầu tư 74.034,85 tỷ đồng, 142 dự án (20,2%) chưa nhận đất, đang trong giai đoạn hoàn
88
thiện thủ tục và 38 dự án đã tạm dừng hoạt động. Từ năm 2010 đến nay, số dự án đăng ký bằng 70,2%, tổng vốn đăng ký bằng 84% so với giai đoạn 2001 - 2009, trong đó 25 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, đạt 95% vốn đăng ký, 191 dự án xây dựng trong cụm công nghiệp thực hiện đạt 71,4% vốn đăng ký...
Các dự án đi vào hoạt động từ năm 2010 đến nay đã thu hút thêm 32.550 lao động, nâng tổng số lao động trong các khu, cụm công nghiệp lên 114.500 lao động, chiếm 57,5% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Các dự án đi vào hoạt động đã tạo việc làm ổn định cho người lao động với mức thu nhập ngày càng tăng cao: năm 2010 trong các khu công nghiệp đạt 25,5 triệu đồng/người/năm, cụm công nghiệp đạt 24 triệu đồng/người/năm, ngoài khu - cụm công nghiệp 24 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2013 trong khu công nghiệp đạt 45 triệu đồng/người/năm, cụm công nghiệp đạt 33,6 triệu đồng/người/năm, ngoài khu - cụm công nghiệp đạt 30 triệu đồng/người/năm.
Thực hiện chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn vừa qua đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách. Mặc dù bị tác động của suy giảm kinh tế thế giới và trong nước nhưng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh năm 2010 đạt 22.792,2 tỷ đồng, tăng 26,9%, năm 2011 đạt 25.196,7 tỷ đồng, tăng 10,55%, năm 2012 đạt 27.284,2 tỷ đồng, tăng 8,28%, năm 2013 đạt 30.522,8 tỷ đồng, tăng 11,87%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, nếu như năm 2010 ngành nông nghiệp chiếm 34,3%, công nghiệp chiếm 32,3%, thương mại dịch vụ chiếm 33,4% thì tới năm 2013 ngành nông nghiệp giảm còn 31,97%, công nghiệp vươn lên chiếm 34,76% và thương mại dịch vụ chiếm 33,27%. Thu ngân sách của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp năm 2013 là 1.406,372 tỷ đồng, tăng 552,491 tỷ đồng so với năm 2010.
3.2.4.3. Xuất khẩu lao động ra nước ngoài
Trong năm 2013, BCĐ tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ của 26 Công ty và giới thiệu về tuyển chọn lao động tại 8 huyện, thành phố. Kết quả đã tuyển chọn, làm thủ tục xuất cảnh cho trên 2.500 người, tăng so với năm 2012 là 19% (lao động nữ chiếm
89
khoảng 43%), thị trường chủ yếu là Đài Loan (chiếm 68,7%), Nhật Bản (chiếm 18%), Malaysia (chiếm 5%), các nước khác như Hàn Quốc, UAE, MaCao… chiếm 8,3%. Nâng tổng số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 20.000 người. Địa phương có phong trào tốt là huyện Vũ Thư (558 người), Đông Hưng (272 người), Kiến Xương (239 người).
Theo báo cáo tử các doanh nghiệp, hầu hết lao động đang làm việc ở nước ngoài có sức khỏe tốt, việc làm ổn định, mức thu nhập khá (khoảng 10-14 triệu đồng/người/tháng) chiếm 51%, từ 15-17 triệu đồng/người/tháng chiếm 32%, trên 17 triệu đồng/người/tháng chiếm 17%. Số ngoại tệ gửi từ nước ngoài qua hệ thống ngân hàng thương mại năm 2013 gần 75 triệu USD tương đương 1.500 tỷ đồng. Số tiền mà người lao động gửi về đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế giảm nghèo cho người lao động, hộ gia đình và địa phương.
Những công ty tuyển chọn và đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài là công ty CP SIMCO Sông Đà (232 lao động), Công ty Đào tạo và cung ứng nhân lực HAUI (189 lao động), Công ty CP phát triển Quốc tế Việt Thắng (133 lao động), Công ty XKLĐ Thương mại và du lịch (124 lao động), Công ty Cp hợp tác lao động và thương mại (115 lao động), bên cạnh những công ty làm tốt còn có những công ty trong năm không đưa được lao động nào của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài.
- Về công tác cho vay vốn tại các ngân hàng thương mại
Trong năm Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn đã thẩm định cho 58 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài vay vốn với số tiền 2.406 triệu đồng, bình quân cho vay 50 triệu đồng/ người.
Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2013 không cho lao động vay vốn do không tiếp nhận được hồ sơ đủ điều kiện vay vốn, tỷ lệ nợ quá hạn cao khó thu hồi.
- Về hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động XKLĐ Toàn tỉnh có 45 chi nhánh văn phòng đại diện làm công tác xuất khẩu lao động, tuy nhiên nhiều chi nhánh văn phòng chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục hoạt
90
động XKLĐ theo quy định, có cơ sở còn vi phạm hoạt động XKLĐ đang được cơ quan Cụng an điều tra làm rừ.
- Đối với lao động vi phạm hợp đồng, không về nước đúng thời hạn
Sở đã tổ chức hội nghị triển khai tuyên truyền ở cấp tỉnh, phối hợp với Ban chỉ đạo các huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy… tổ chức tuyên truyền về xuất khẩu lao động và vận động lao động tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn.
Toàn tỉnh trong năm 2012 có 959 lao động phải về nước, năm 2013 đến nay đã có 241 lao động về nước (đạt tỷ lệ 40,5%), còn 59,5% lao động vẫn phải tiếp tục vận động về nước.
3.3. Đánh giá chung phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội