4. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Bình
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Bình trong việc phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
44
Xác định phát triển nông thôn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là chương trình lớn, tổng thể, toàn diện nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cư dân nông thôn, do đó trong quá trình triển khai thực hiện tỉnh Thái Bình đã chọn những giải pháp mang lại hiệu quả cao và phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đánh giá đúng thực trạng ở nông thôn, tìm ra tiềm năng lợi thế để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nông dân.
Qua quá trình phát triển nông thôn, tỉnh Thái Bình đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, cần thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển nông thôn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ngoài việc tập trung vào việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương, còn phải làm cho mọi người dân nhận thức sâu sắc phát triển nông thôn là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội ở nông thôn có kinh tế phát triển bền vững, đời sống văn hóa tinh thần, dân trí được nâng cao. Phải gắn việc phát triển nông thôn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bảo đảm để các thôn, làng, tổ dân cư, các gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đưa các hoạt động văn hóa như lễ tang, lễ cưới, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác vào nề nếp, có kỷ cương; bảo đảm xã hội ở nông thôn đẹp về kiến trúc xây dựng, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên.
Trong đó, công tác tuyên truyền cần tập trung nâng cao nhận thức cho nhân dân về các nghị quyết, quyết định phát triển nông thôn. Xuất phát từ quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó vai trò của nhân dân có ý nghĩa quyết định, Nhà nước và cấp trên tạo mọi điều kiện hỗ trợ, do đó phải huy động được trí tuệ và công sức của nhân dân cùng chung tay, góp sức phát triển nông thôn. Phát huy sức mạnh của toàn dân của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các doanh nghiệp đầu tư, con em người địa phương đang công tác và làm việc ở trong và ngoài nước để có kinh phí xây dựng. Chống tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào cấp trên, có kinh phí hỗ trợ thì mới triển khai thực hiện mà thiếu sự chủ động sáng tạo của địa
45
phương. Kinh nghiệm của Thái Bình cho thấy, ở nhiều xã do làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tư tưởng cho toàn dân, nhân dân đồng tình ủng hộ thì khó khăn mấy cũng vượt qua, các tiêu chí thực hiện có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tiến độ đề ra.
Phải làm cho nghị quyết, cơ chế chính sách của cấp ủy, chính quyền các cấp thấu suốt tới mọi tầng lớp dân cư ở cơ sở, để tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa Đảng và nhân dân. Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân thì triển khai có nhiều thuận lợi và hiệu quả.
Hai là, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong phát triển nông thôn Ở hàng trăm xã, nhân dân tập trung khiếu kiện đông người đòi phải thanh tra kiểm tra việc xây dựng điện, đường, trường, trạm của xã; đòi phải công khai tài chính ngân sách xã, hợp tác xã; đòi xử lý một số cán bộ xã, hợp tác xã lợi dụng tham ô tham nhũng, v.v.. phải mất nhiều năm chỉ đạo mới giải quyết ổn định tình hình trở lại. Để chỉ đạo cho phát triển nông thôn, Thái Bình đã tập trung thực hiện nghiêm túc việc dân chủ, công khai minh bạch. Đó là phải dân chủ từ khâu triển khai chủ trương, nghị quyết của Đảng. Những vấn đề triển khai thực hiện ở cơ sở nhân dân phải được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra; bảo đảm dân chủ công khai về quy hoạch, thiết kế, dự toán, các khoản đóng góp đối ứng của nhân dân, để xây dựng công trình trong phạm vi thôn, làng, tổ dân cư của mình và thanh quyết toán minh bạch để nhân dân biết. Thực hiện như vậy vừa bảo đảm nghiêm túc pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, vừa huy động được trí tuệ và đóng góp của nhân dân.
Kinh nghiệm này cho thấy, nhiều xã thực hiện tốt việc dân chủ công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện thì tiến độ và chất lượng phát triển nông thôn là tốt hơn.
Ba là, huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân và hệ thống chính trị tham gia phát triển nông thôn
Ngoài việc huy động sự đóng góp của nhân dân, sự hỗ trợ của cấp trên, địa phương cần tích cực huy động sự đóng góp của con em địa phương đang công tác, ở trong nước và nước ngoài; thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.
46
Cần phải vận động các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, cấp ủy tập hợp thu hút đoàn viên, hội viên chung sức phát triển nông thôn. Ở Thái Bình có nhiều xã, ngoài nhiệm vụ chung của các đoàn thể, Đảng ủy còn giao thêm nhiệm vụ cụ thể, phụ trách từng lĩnh vực để thực hiện các tiêu chí đề ra, như: Hội Phụ nữ tập trung vận động thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, vấn đề môi trường; Đoàn Thanh niên vận động thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, đời sống; việc làm; cựu chiến binh vận động thực hiện trồng cây xanh, an ninh trật tự, an toàn xã hội, Hội Nông dân vận động phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cơ cấu lao động của địa phương,v.v..
Bốn là, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch Quy hoạch phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, song phải bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với quy hoạch chung của huyện và của vùng. Điều chỉnh và bổ sung quy hoạch cho phù hợp, phải dựa vào các tiêu chí của Chính phủ quy định. Những công trình hạng mục cần làm thì phải làm để bảo đảm tiêu chuẩn, phải có phân kỳ đầu tư hợp lý, việc gì làm trước, việc gì làm sau, tránh dàn trải, gây lãng phí tốn kém. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch, cần quan tâm đến việc dồn điền đổi thửa, phân vùng quy hoạch, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, bảo đảm dân chủ công khai, tạo sự đồng thuận thống nhất trong nhân dân. Quan tâm đến tổ chức sản xuất sau quy hoạch, có chính sách hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân sau dồn điền đổi thửa để bảo đảm sản xuất ổn định.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong phát triển nông thôn Đây là vấn đề quan trọng bảo đảm sự ổn định trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời phát hiện những thiếu sót khuyết điểm để chấn chỉnh sửa chữa. Vì vậy, ngoài việc thanh tra theo quy định của Nhà nước, phải tăng cường kiểm tra giám sát của nhân dân. Bảo đảm đúng nội dung và phương pháp giám sát có trọng tâm, trọng điểm, đúng thẩm quyền, trách nhiệm và đúng pháp luật, tập trung vào những việc chính là: Xây dựng thực hiện quy hoạch, thu chi về tài chính ngân sách
47
và sự đóng góp của nhân dân phát triển nông thôn, vấn đề quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, v.v..
Tuyên truyền để tập hợp thu hút nhân dân tham gia giám sát, việc thực hiện thông qua công tác mặt trận, phổ biến cho các tổ chức chính trị - xã hội, thành viên thanh tra nhân dân cùng tham gia giám sát, chỉ đạo tốt hoạt động của Ban giám sát cộng đồng, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc, thực hiện nghiêm túc pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
Sáu là, định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị để nhân dân tham gia ý kiến với cấp ủy chính quyền địa phương
Chỉ đạo phát triển nông thôn theo hướng mở rộng đến thôn xóm và những người biết việc, hiểu người, cấp ủy chính quyền địa phương phải tăng cường tiếp xúc đối thoại với nhân dân. Những ý kiến đúng đắn, xây dựng phải có biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. Mọi vấn đề vướng mắc ở cơ sở phải được tập trung giải quyết, không để kéo dài, hạn chế việc chuyển lên cấp trên.
Vào dịp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm, cùng với việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương, cần sơ kết chuyên đề về phát triển nông thôn. Qua đó, biểu dương, khen thưởng những đơn vị làm tốt có chất lượng, hiệu quả, góp ý với những nơi còn yếu kém, nhằm đưa công tác phát triển nông thôn trong tỉnh thực hiện có hiệu quả và đồng đều ở các địa phương.
48 CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Phương pháp luận