4. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013
3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 –
2013
3.2.1.1. Ngành nông nghiệp - Ngành trồng trọt
Với đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên, đến nay Thái Bình vẫn được nhận định là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, mà sản xuất trồng trọt là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Bình (trên 50%). Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần theo các năm và thay vào đó là tỷ trọng tăng của lĩnh vực chăn nuôi. Theo Bảng 3.1, nếu năm 2010, tỷ trọng của ngành trồng trọt chiếm 58,97% thì đến năm 2011 giảm xuống còn 50,78%, năm 2012 giảm xuống 50,59% và đến năm 2013 chỉ còn 50,31%.
Bảng 3.1. Giá trị sản suất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác Triệu đồng
2010 17 951 512 10 585 791 6 620 791 744 930 2011 22 674 863 11 513 428 10 248 832 912 603
64
2012 23 330 443 11 802 109 10 187 492 1 340 842 2013 22 848 562 11 495 564 9 795 460 1 557 538
Cơ cấu (%)
2010 100,00 58,97 36,88 4,15
2011 100,00 50,78 45,20 4,02
2012 100,00 50,59 43,66 5,75
2013 100,00 50,31 42,87 6,82
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Theo Bảng 3.2, diện tích gieo trồng cây lương thực của Thái Bình những năm qua tương đối ổn định, năm 2013 với tổng số 171,1 nghìn ha và sản lượng đạt 1.097,9 nghìn tấn, Thái Bình là tỉnh dẫn đầu trong các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng.
Tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến nông, tập trung cho thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất, hoàn chỉnh và xây dựng các công trình thủy lợi, đưa giống mới vào sản xuất.
Bảng 3.2. Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Năm
Diện tích Sản lƣợng
Tổng số Lúa Ngô Tổng số Lúa Ngô
Nghìn ha Nghìn tấn
2010 175,6 166,4 9,2 1 153,8 1 104,4 49,3 2011 174,9 165,7 9,2 1 140,8 1 091,3 49,5 2012 172,2 162,8 9,4 1 110,1 1 059,5 50,6 2013 171,1 161,8 9,3 1 097,9 1 053,1 44,8
Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %
2010 100,00 99,58 108,24 100,27 99,87 110,04 2011 99,60 99,58 100,00 98,87 98,81 100,41 2012 98,46 98,25 101,60 97,31 97,09 102,22 2013 99,36 99,39 99,47 98,90 99,40 88,54
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
65
Trong ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn là cây trồng chủ yếu, chiếm 63,3% giá trị sản xuất của ngành. Lúa giữ địa vị ưu thế trong các loại cây lương thực. Diện tích lúa năm 2013 là 161,8 nghìn ha, sản lượng đạt 1.053,1 nghìn tấn.
Lúa được phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh.
Những năm trở lại đây năng suất lúa thường xuyên giữ vững ở vị trí hàng đầu cả nước và năng suất khá đồng đều ở các huyện trong tỉnh. Theo Bảng 3.3, năng suất lúa năm 2013 đạt 65,09 tạ/ha, cao nhất cả nước.
Bảng 3.3. Năng suất lúa cả năm của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa mùa
Tạ/ha
2010 66,37 70,60 62,19
2011 65,86 72,60 59,18
2012 65,07 71,62 58,55
2013 65,09 71,54 58,70
Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %
2010 100,33 100,36 100,31
2011 99,23 102,83 95,16
2012 98,80 98,65 98,94
2013 100,03 99,89 100,26
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Những năm qua, tỉnh đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tạo ra các vùng, khu vực chuyên canh tập trung và hiệu quả hơn. Mỗi huyện đều đã hình thành và phát triển một số vùng trồng rau, màu tập trung, hiệu quả cao hơn 2-3 lần trồng lúa.
- Ngành chăn nuôi
Sự phát triển của ngành trồng trọt đã có tác động mạnh mẽ đến ngành chăn nuôi. Trong điều kiện dịch bệnh khó kiểm soát nhưng chăn nuôi của tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng khá ổn định, bình quân khoảng 7%/năm. Số lượng gia súc, gia cầm tăng nhanh, có nhiều tiến bộ cả về giống và phương thức chăn nuôi, chuyển từ
66
chăn nuôi mang tính tận dụng là chủ yếu sang chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp, đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Theo Bảng 3.4, năm 2013, tổng đàn trâu bò trên toàn tỉnh có 49,9 nghìn con.
Đàn lợn của Thái Bình nhìn chung tăng trước hết nhằm đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, đạt 1.061,5 nghìn con. Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối mạnh mẽ với 11.096 nghìn con.
Là một tỉnh đồng bằng ven biển có nhiều sông ngòi, đầm hồ, ruộng nước là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi vịt. Nghề nuôi ong cũng được phát triển mạnh ở một số ven biển có rừng ngập mặn, mỗi năm cả tỉnh thu được khoảng 200 tấn mật ong và hàng trăm kilogam sữa ong chúa, phấn ong.
Bảng 3.4. Sản phảm chăn nuôi chủ yếu của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
2010 2011 2012 2013
Số lƣợng (Nghìn con)
Trâu 5,5 5,1 4,3 5,8
Bò 65,3 60,1 49,9 44,1
Lợn 1 111,1 1 118,2 1 099,1 1 061,5
Ngựa 0,1 0,2 0,2 0,1
Gia cầm 8 549,7 9 261,1 11 028 11 096,0
Gà 6 248 6 588 8 112 8 160
Vịt, ngan, ngỗng 2 301,6 2 509 2 749 2 758
Sản lƣợng (Tấn)
Thịt trâu hơi xuất chuồng 325 380 413 448
Thịt bò hơi xuất chuồng 2 424 2 989 3 152 3 389 Thịt lợn hơi xuất chuồng 145 714 173 999 181 326 187 931 Thịt gia cầm giết bán 18 910 22 662 31 105 38 239
Thịt gà 18 493 23 269 28 345
Trứng (nghìn quả) 197 129 213 700 226 959 262 355
Mật ong (Tấn) 155 192 204 210
67
Kén tằm (Tấn) 882 980 961 944
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Tuy vậy, chăn nuôi trang trại, gia trại đang có xu hướng giảm mạnh. Xu thế chăn nuôi hộ trong khu vực dân cư cũng giảm mạnh do hiệu quả không cao và gây ô nhiễm môi trường. Theo Bảng 3.5, năm 2010, toàn tỉnh có 3.376 trang trại chăn nuôi thì đến năm 2013 chỉ còn 650 trang trại.
Bảng 3.5. Số trang trại năm 2013 phân theo ngành hoạt động và phân theo huyện/ thành phố thuộc tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Tổng số
Trang trại trồng
cây hàng năm
Trang trại trồng
cây lâu năm
Trang trại chăn nuôi
Trang trại thủy
sản
Trang trại tổng
hợp
Tổng số 650 1 279 326 54
Thành phố Thái Bình 8 4 4
Huyện Quỳnh Phụ 65 62 3
Huyện Hƣng Hà 110 1 106 3
Huyện Đông Hƣng 79 46 33
Huyện Thái Thụy 42 23 14 5
Huyện Tiền Hải 309 11 298
Huyện Kiến Xương 18 14 14
Huyện Vũ Thƣ 19 13 6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Tóm lại, sản xuất chăn nuôi vẫn đạt yêu cầu thấp: chuyển đổi cơ cấu vật nuôi còn chậm; phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại có quy mô còn nhỏ, chưa hiện đại.
3.2.1.2. Ngành lâm nghiệp
Với đặc thù về địa hình là tỉnh đồng bằng nên các hoạt động lâm nghiệp của Thái Bình không nhiều. Theo Bảng 3.6, năm 2010, tổng diện tích đất có rừng là 7,3 nghìn ha (chiếm 1,7% so với tổng diện tích đất có rừng của vùng ĐBSH), tập trung
68
chủ yếu là trồng, tu bổ rừng ngập mặn ở các huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy và trồng cây phân tán.
Bảng 3.6: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo huyện/
thành phố thuộc tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
2010 2011 2012 2013
Triệu đồng
Tổng số 21 815 21 696 21 491 20 509
Thành phố Thái Bình 896 992 970 865
Huyện Quỳnh Phụ 2 592 2 965 2 853 2 684
Huyện Hưng Hà 1 610 1 797 1 732 1 712
Huyện Đông Hưng 1 602 2 135 2 085 1 952
Huyện Thái Thụy 5 816 5 177 5 196 5 192
Huyện Tiền Hải 4 938 3 556 3 707 3 503
Huyện Kiến Xương 2 140 2 427 2 336 2 184
Huyện Vũ Thư 2 221 2 647 2 612 2 417
Cơ cấu (%)
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00
Thành phố Thái Bình 4,11 4,57 4,51 3,72
Huyện Quỳnh Phụ 11,88 13,67 13,28 13,15
Huyện Hưng Hà 7,38 8,28 8,06 8,39
Huyện Đông Hưng 7,34 9,84 9,70 9,57
Huyện Thái Thụy 26,66 23,86 24,18 25,45
Huyện Tiền Hải 22,64 16,39 17,25 17,17
Huyện Kiến Xương 9,81 11,19 10,87 10,70
Huyện Vũ Thư 10,18 12,20 12,15 11,85
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Kết quả sản xuất lâm nghiệp của Thái Bình những năm qua thường phát triển không ổn định và có xu hướng giảm dần. Theo Bảng 3.7, năm 2010, giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế của tỉnh đạt 21.815 triệu đồng, đến năm 2011 giảm
69
xuống còn 21.696 triệu đồng và đến năm 2012, 2013, có giá trị tương ứng là 21.491 triệu đồng và 20.509 triệu đồng. Giá trị sản xuất này đạt lớn nhất ở huyện Thái Thụy (5.192 triệu đồng, chiếm 25,45%), sau đó đến Tiền Hải (3.503 triệu đồng, chiếm 17,17%), lần lượt tiếp theo là huyện Quỳnh Phụ (13,15%), huyện Vũ Thư (11,85%), huyện Kiến Xương (10,7%), huyện Đông Hưng, huyện Hưng Hà và thành phố Thái Bình. Trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt được qua các năm thì phần giá trị sản xuất trồng và nuôi rừng chỉ chiếm tỷ trọng trên dưới 20%, phần giá trị khai thác và dịch vụ chiếm khoảng 80%.
Bảng 3.7. Sản lƣợng gỗ và lâm sản ngoài gỗ phân loại theo lâm sản của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Loại Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013
Gỗ m3 3 860 3 617 3 740,1 3 163
Củi Ste 9 801 9 466 9 560,8 8 590
Tre 1000 cây 509 487 477 453
Song mây Tấn 465 453 458,2 444
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Ngành lâm nghiệp Thái Bình những năm qua gặp nhiều khó khăn nhất là việc tranh chấp đất ngập mặn ven biển với ngành nuôi trồng thủy sản vốn mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy, việc quy hoạch rừng ngập mặn ven biển và bảo vệ khu dự trữ sinh quyển quốc gia là nhiệm vụ quan trọng của ngành.
3.2.1.3. Ngành thủy sản
Với 50km bờ biển kéo dài từ cửa sông Thái Bình cho tới cửa Ba Lạt của sông Hồng thuộc địa giới hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy, Thái Bình có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn trong phát triển ngành thủy sản nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Theo Bảng 3.8, ngành thủy sản có tốc độ tăng khá nhanh về giá trị sản xuất, khoảng 7%/năm, trong đó hoạt động nuôi trồng tăng nhanh hơn, khoảng 13%/năm.
70
Bảng 3.8. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010 phân theo ngành hoạt động của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng
tỷ đồng
2010 2 615,4 752,3 1 776,2
2011 2 945,4 782,8 2 038,2
2012 3 326,9 824,2 2 373,5
2013 3 575,5 873,9 2 596,7
Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %
2010 110,2 108,5 111,7
2011 112,6 104,1 114,8
2012 113,0 105,3 116,5
2013 107,5 106,0 109,4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Về sản lượng thủy sản nói chung những năm qua tăng khá nhanh, năm 2010 đạt 114,5 nghìn tấn, đến năm 2011 là 130,5 nghìn tấn, năm 2012 là 151,7 nghìn tấn và năm 2013 là 168,6 nghìn tán. Trong đó hoạt động nuôi trồng là chủ yếu, chiếm khoảng từ 48% đến 55% tùy theo năm. Trong tổng số sản lượng thủy sản của tỉnh thì cũng vẫn tập trung chủ yếu ở hai huyện ven biển Tiền Hải (48,16% năm 2013) và Thái Thụy (34,72% năm 2013).
- Nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ đang là ngành được phát triển mạnh ở tỉnh Thái Bình, đặc biệt hai vùng ven biển Thái Thụy và Tiền Hải. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Thái Bình qua các năm vẫn giữ được nhịp độ phát triển tăng và ổn định. Nếu so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng về chỉ tiêu số lượng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong vài năm gần đây thì Thái Bình xếp sau Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định nhưng lại nhiều hơn các tỉnh thành phố còn lại của vùng. Nếu xét về vị trí thì trong số 12 tỉnh của vùng đồng bằng sông
71
Hồng, Thái Bình vẫn luôn đứng ở vị trí thứ 4 cả về diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản.
Bảng 3.9. Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013 Đơn vị tính: Ha
2010 2011 2012 2013
Tổng số 13 366 13 509 14 434 15 119
Phân loại theo thủy sản
Tôm 2 489 3 009 1 670 2 081
Cá 9 138 9 084 9 571 9 254
Thủy sản khác 1 739 1 416 3 193 3 784
Phân theo phương thức nuôi
Diện tích nuôi bán thâm canh 13 366 13 509 14 434 14 293 Phân theo loại nước nuôi
Diện tích nước ngọt 8 630 8 630 8 729 8 590
Diện tích nước lợ 3 647 3 594 3 545 3 496
Diện tích nước mặn 1 089 1 285 2 160 3 033
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Theo Bảng 3.9, trên địa bàn, hiện có 8.590 diện tích nước ngọt trong đó nuôi cá chiếm 93% và 6.529 diện tích nước mặn, lợ trong đó nuôi tôm chiếm 32%. Thái Thụy và Tiền Hải là hai huyện nuôi trồng chủ yếu và cũng là hai huyện có sản lượng khai thác lớn nhất, nhì của tỉnh (Tiền Hải: 55,39%, Thái Thụy: 27.80%).
- Khai thác thủy sản
Hoạt động khai thác thủy sản tập trung chủ yếu ở hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải với sản lượng khai thác tương ứng chiếm 46,0 và 41,8 nghìn tấn năm 2010; 62,4 và 77,8 nghìn tấn năm 2013. Chủ yếu là khai thác biển với gần 90% sản lượng, khai thác nội địa chiếm hơn 10%. Nghề đánh cá biển từng bước được cơ giới hóa để tạo điều kiện cho các tàu thuyền mở rộng phạm vi hoạt động, đi đánh được xa, dài ngày.
72
+ Khai thác thủy sản nước mặn ở Thái Bình có khá nhiều nghề, tùy theo từng đối tượng khai thác mà có phương tiện kỹ thuật khai thác khác nhau. Nghề khai thác thủy sản nước mặn được tiến hành bởi dân cư vùng ven biển Thái Thụy, Tiền Hải mà tập trung ở những xã ven biển vốn có kinh nghiệm lâu đời trong nghề đi biển.
Nhìn chung, số lượng tàu thuyền đánh bắt cá của Thái Bình tăng lên khá nhanh, nhất là loại không có động cơ.
+ Khai thác thủy sản nước ngọt: Các loại thủy sản nước ngọt cũng có nhiều loại và cũng có nhiều cách khai thác khác nhau. Trên sông lớn thì dùng thuyền chèo bằng tay để kéo lưới vét, lưới quay. Trên các sông nhỏ, kênh mương nhỏ thường dùng vó bè, vó tay.
Bảng 3.10. Sản lƣợng thủy sản của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013 Đơn vị tính : Nghìn tấn
2010 2011 2012 2013
Tổng số 114,5 130,5 151,7 168,6
Phân theo loại hình kinh tế Nhà nước
Ngoài nhà nước 114,5 130,5 151,7 168,6
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Phân theo khai thác, nuôi trồng
Khai thác 44,8 46,8 50, 54,2
Nuôi trồng 69,7 83,7 101,7 114,4
Phân theo loại thủy sản
Tôm 3,4 3,6 3,8 3,8
Cá 67,6 70,1 74,4 75,9
Thủy sản khác 43,5 56,8 73,5 88,9
Phân theo loại nước nuôi
Nước ngọt 38,5 39,2 40,2 41,0
Nước lợ 5,6 5,9 6,7 6,5
73
Nước mặn 70,4 85,4 104,8 121,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Nhìn chung, sản xuất thủy sản những năm qua, nhất là nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở những vùng dự án chuyển đổi từ diện tích cấy lúa năng suất kém hiệu quả bước đầu đã tạo ra vùng sản xuất hàng hóa,làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, góp phần giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân. Quá trình thực hiện đã huy động được các nguồn lực,làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận với các phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ những khó khăn như quy mô sản xuất của hộ còn nhỏ, công trình hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ; việc chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quền sử dụng đất, chứng nhận trang trại cho hộ nông dân còn hạn chế.
3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển công