Quản lý nhà nước địa phương trong phát triển nông thôn 1. Khái niệm quản lý nhà nước trong phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 24 - 29)

4. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2. Quản lý nhà nước địa phương trong phát triển nông thôn 1. Khái niệm quản lý nhà nước trong phát triển nông thôn

* Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

* Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.

* Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nông thôn

Quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra... của thệ thống cơ quan quản lý nhà nước

14

từ trung ương tới địa phương đối với lĩnh vực phát triển nông thôn trên cơ sở nhận thức vai trò,vị trí và đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nông thôn để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất.

1.2.2.2. Vai trò của nhà quản lý nhà nước trong phát triển nông thôn - Tạo lập môi trường và các điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế trong nông thôn được tự do, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực.

- Định hướng và hướng dẫn các chủ thể kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông thôn theo cơ chế thị trường.

- Tổ chức hệ thống các đơn vị sản xuất trong nông thôn hình thành, tồn tại và phát triển.

- Nhà nước vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, vừa sử dụng có hiệu quả hệ thống công cụ kinh tế vĩ mô để điều tiết làm cho nền kinh tế nông thôn phát triển theo định hướng của nhà nước.

- Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các chủ thể kinh doanh ở nông thôn.

1.2.2.3. Nội dung và công cụ quản lý nhà nước trong phát triển nông thôn

* Nội dung

- Nhà nước hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông thôn.

- Nhà nước kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất phát triển nông thôn, nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường phát triển bền vững.

- Nhà nước thống nhất quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Nhà nước thống nhất quản lý về xây dựng và phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước; quản lý công tác khuyến nông, khuyến công…

15

- Nhà nước ký kết các văn bản pháp lý về vốn cho nông thôn với nước ngoài, với các tổ chức quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển nông thôn trên các lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu lao động.

* Công cụ quản lý nhà nước trong phát triển nông thôn

Để quản lý nông thôn, Nhà nước cần sử dụng một hệ thống các công cụ. Vấn đề mới ở đây là hệ thống công cụ quản lý Nhà nước ta sử dụng để quản lý nông thôn trong điều kiện cơ chế thị trường, chứ không phải cơ chế quản lý tập trung trước đây. Các công cụ quản lý đó là pháp luật, kế hoạch và chính sách kinh tế.

Vai trò của pháp luật kinh tế trong quản lý Nhà nước đối với nông thôn Pháp luật kinh tế là một bộ phận nằm trong hệ thống pháp luật kinh tế nói chung. Pháp luật kinh tế bao gồm tổng thể những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến sự tồn tại, vận hành của nền kinh tế nói chung cũng như của nông thôn nói riêng. Trong những văn bản pháp luật đó quy định cụ thể các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước đặt ra hay thừa nhận mà mỗi cá nhân hay tổ chức kinh tế buộc phải tuân theo để hành vi ứng xử của họ phù hợp với những quan hệ kinh tế khách quan và với lợi ích chung của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kinh tế là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng và trong quá trình vận hành quản lý kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia những quan hệ đó được Nhà nước quy định và được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật và việc xác định quyền và nghĩa vụ cũng như việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ ấy của các bên tham gia vào các hoạt động phát triển nông thôn. Bằng cách đó, pháp luật tác động chi phối hành vi kinh tế của đối tượng quản lý cũng như của chủ thể quản lý. Do vậy pháp luật tồn tại với tính cách là một công cụ quản lý đối với phát triển nông thôn và vai trò quan trọng thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Một là, xác lập cơ sở pháp lý, bảo vệ và hỗ trợ hình thành phát triển cơ chế thị trường trong phát triển nông thôn.

16

Dựa trên nhận thức đúng đắn, Khách quan và khoa học các quy luật vận động của nông thôn theo cơ chế thị trường, Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy nhằm tổ chức có tính chất Nhà nước các quan hệ kinh tế khách quan đó phù hợp với quy chế mới. Mặt khác, nhờ sự hỗ trợ và bảo vệ của pháp luật mà ý thức tôn trọng, tuân thủ các quan hệ kinh tế khách quan của các bên tham gia sẽ điều chỉnh hành vi kinh tế của họ, tạo điều kiện để phát triển các mối quan hệ được luật pháp xác định ở trên. Như vậy pháp luật giữ vai trò là yếu tố tạo dựng, hỗ trợ và bảo vệ cho sự hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế theo mục tiêu định hướng của Đảng và nhà nước ta.

Hai là, xác lập trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho nông thôn Bằng việc tổ chức có tính chất Nhà nước của các quan hệ kinh tế khách quan dưới hình thức quyền và nghĩa vụ cơ bản, về thực chất pháp luật đã xác định trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho mọi hoạt động kinh tế trong nông thôn.

Bởi vì những quyền và nghĩa vụ thể hiện ở sự phân cấp và thẩm quyền, điều kiện thực hiện, phạm vi và trình tự thực hiện, những điều được làm và không được làm...

mà pháp luật xác định luôn hàm chứa những yếu tố của một trật tự. Ví dụ, trật tự và môi trường kinh doanh có thể bị phá vỡ bởi cạnh tranh không lành mạnh do thiếu luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, luật quảng cáo... hoặc một thị trường thống nhất có thể bị phá vỡ nếu thẩm quyền của các cấp, các ngành các địa phương không được phỏp luật quy định rừ ràng.

Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế tham gia vào các quan hệ kinh tế trong phát triển nông thôn

Việc bảo vệ lợi ích nói trên của các chủ thể kinh tế chỉ có thể thực hiện bằng cách ghi nhận, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên, ghi nhận hình thức và các thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh... vào luật pháp. Nhờ vậy lợi ích của các chủ thể kinh tế được tôn trọng và được giải quyết thoả đáng. Nếu thiếu luật pháp thì việc giải quyết, xử lý các quan hệ lợi ích sẽ thiếu trật tự, gây lộn xộn không cần thiết có ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế.

Vai trò của công cụ kế hoạch

17

Để quản lý hoạt động kinh tế, chủ thể quản lý các cấp phải xử dụng công cụ kế hoạch. Xét về thực chất, kế hoạch là các quyết định của chủ thể quản lý về mục tiêu, biện pháp và các đảm bảo vật chất cần thiết để thực hiện mục tiêu trong một thời kỳ nhất định. Như vậy kế hoạch là một công cụ định hướng, tổ chức và điều khiển các hoạt động kinh tế của một đơn vị, một địa phương hay toàn bộ nền nông nghiệp nông thôn.

Vai trò của công cụ kế hoạch trong quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, cho phép chủ thể quản lý cũng như mọi bộ phận trong hệ thống quản lý nhận thức thống nhất về hướng đi, cách đi thích hợp để nhanh chóng đạt tới mục tiêu. Trên cơ sở thống nhất nhận thức mà hoạt động của mọi cấp, mọi bộ phận, mọi tổ chức tự giác, chủ động và thống nhất trong hành động thực tiễn.

Hai là, kế hoạch còn giúp cho các nhà quản lý chủ động thích ứng với những thay đổi trong quá trình phát triển của thực tiễn do có những dự đoán trước; chủ động tạo ra những biến đổi có lợi cho quá trình phát triển; hướng các nhà quản lý tập trung vào những nhiệm vụ trọng yếu...

Ba là, kế hoạch còn là một căn cứ để tổ chức bộ máy quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý ở các cấp, các địa phương và toàn ngành.

Chính sách kinh tế

Công cụ chính sách kinh tế giúp Nhà nước điều khiển hoạt động của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ...). Nhờ các chính sách kinh tế dẫn dắt hoạt động mà các chủ thể kinh tế trong nông thôn đã hành động phù hợp với lợi ích chung của xã hội; các nguồn tài nguyên nông thôn được huy động vào sản xuất một cách có hiệu quả để đạt đến mục tiêu và các kế hoạch định hướng.

- Chính sách phát triển nông thôn

Hiện nay Nhà nước ta đang sử dụng một hệ thống các chính sách tác động trực tiếp tới sự phát triển của nông thôn, có thể kể đến một số chính sách chủ yếu sau đây:

18 + Chính sách ruộng đất

+ Chính sách đầu tư + Chính sách tín dụng

+ Chính sách giá cả thị trường + Chính sách xuất khẩu nông sản + Chính sách khuyến nông

+ Chính sách đổi mới cơ cấu nông nghiệp, nông thôn - Chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Chính sách hợp tác quốc tế

+ Xuất khẩu hàng hóa

+ Vốn đầu tư nước ngoài vào nông thôn + Xuất khẩu lao động

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)