4. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013
3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế giai đoạn 2010 – 2013
Phát triển nông nghiệp và nông thôn, ngoài nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bảo đảm an ninh lương thực và thực phẩm cho đất nước còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế cũng như bộ mặt văn hóa, xã hội của nông thôn trong quá trình phát triển nông thôn. Việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một trong những trọng tâm của chiến lược phát triển nông thôn của nước ta, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng phục vụ nông nghiệp phát triển nông thôn ngày càng góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các sản phẩm của công nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú.
Trong thành tích đó có sự đóng góp không nhỏ của việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật công nghiệp vào phục vụ sản xuất trong nông nghiệp.
Trong các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn phải kể đến ngành cơ khí sản xuất máy móc công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm.
74
Bảng 3.11. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Đơn vị tính : Tỷ đồng 2010 2011 2012 2013
Tổng số 22 792 29 747 32 512 36 732
Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 28 26 28 24
Khai khoáng khác 120 129 80 108,6
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng
12 15 14 14,7
Sản xuất, chế biến thực phẩm 1 801 2 196 2 642 2 589,3
Sản xuất đồ uống 1 830 1 872 2 006 2 427,7
Dệt 4 809 6 681 5 967 6 408,9
Sản xuất trang phục 1 886 3 485 3 739 4 326,8
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 64 111 173 188,2 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ,
tre, nứa; Sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
1 344 1 510 1 529 1 555,2
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 363 529 666 668,3
In và sao chép bản ghi các loại 22 30 30 32,8
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế
- 1 2 2,00
Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 597 782 1 137 1 627,1 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 61 74 61 62,6 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 126 145 163 170 Sản suất sản phẩm từ khoáng phi kim loại
khác
1 777 2 349 2 664 2 802,5
Sản xuất kim loại 4 470 5 651 5 499 5 556,6
Sản suất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn( trừ 1 218 1 614 2 054 2 132,5
75 máy móc, thiết bị)
Sản suất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
64 91 119 132,1
Sản xuất thiết bị điện 290 211 303 267,5
Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu
37 41 57 60
Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 3 66 999 2 996,3
Sản xuất phương tiện vận tải khác 541 594 500 325 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 864 948 1 257 1 303,6 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 101 167 265 260,8 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc,
thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn
6 16 26 26,6
SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
235 293 375 482,9
Khai thác, xử lý và cung cấp nước 77 89 105 120,5
Thoát nước và xử lý nước thải - 1 1 1,40
Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu
20 30 47 52,4
Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác
- - 4 4,60
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Trước năm 2010, ngành sản xuất cơ khí của tỉnh nhìn chung còn nhỏ bé, các cơ sở chủ yếu là sửa chữa và phục vụ dân sinh. Một vài nhà máy, xí nghiệp cơ khí thuộc khối doanh nghiệp nhà nước, được đánh giá là lớn trong thời kỳ đó, nhưng thực chất cũng chỉ là những đơn vị đầu tư thiết bị và công nghệ của các nước Đông Âu cũ, Liên Xô, Trung Quốc và một phần của Việt Nam sản xuất. Trong những năm gần đây, do thị trường bị thu hẹp, những đơn vị này không được đầu tư thêm và có xu thế giảm sút cả về năng lực thiết bị và nguồn nhân lực. Xét về qui mô và năng lực thì các doanh nghiệp này đều nhỏ, chưa có dây chuyền đồng bộ, không
76
cạnh tranh được trên thị trường. Thiết bị, công nghệ nhìn chung lạc hậu, quản lý còn bị ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp, việc đầu tư cho thiết bị, công nghệ, nhân lực không được chú trọng và không có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, đến nay các đơn vị này hầu như ít đầu tư phát triển thêm, nên qui mô sản xuất ngày càng thu hẹp. Theo Bảng 3.12, giá trị sản xuất năm 2010 của phân ngành chỉ đạt 22.792 tỷ đồng.
Bảng 3.12. Số lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tổng số 196 344 199 128 201 951 203 862
Phân theo loại hình
Kinh tế nhà nước 3 998 4 004 4 010 4 007
Trung Ương 1 425 1 428 1 431 1 425
Địa phương 2 573 2 576 2 579 2 582
Kinh tế ngoài nhà nước 168 905 170 763 172 642 173 910
Tập thể 2 960 2 968 2 976 2 980
Tư nhân 44 745 46 981 49 330 50 380
Cá thế 121 200 120 901 120 602 120 550
Kinh tế ĐTNN 23 441 24 378 25 352 25 945
Phân theo ngành 196 344 199 128 201 951 203 862 Công nghiệp khai thác mỏ 1 920 1 988 2 059 2 074 Công nghiệp chế biến 191 469 194 181 196 931 198 808
CN điện, nước 2 955 2 960 2 965 2 980
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Từ năm 2010 trở lại đây, ngành cơ khí đã có những thay đổi đáng kể. Các doanh nghiệp đầu tư vào ngành tăng. Tính đến tháng 6 năm 2013, Thái Bình có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành cơ khí với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 36.732 tỷ đồng, sử dụng lao động trên 203.862 người. Ngành hiện đã có những đóng góp quan
77
trọng cho nền kinh tế, đáp ứng được nhu cầu thị trường từ đóng tàu, sản xuất, lắp ráp ô tô, đến sản xuất máy công cụ... với trên 50 danh mục sản phẩm; chế tạo được một số thiết bị dây chuyền cho một số ngành công nghiệp như: sản xuất sứ vệ sinh, gạch ốp lát, một số sản phẩm tiêu dùng như quạt điện, dụng cụ cơ kim khí. Đặc biệt ngành xe đạp, quạt điện hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trong nước và một số sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó sản xuất cơ khí còn ở các làng nghề (chạm bạc, sản xuất dũa, cơ khí, đồ nhôm...) và sản xuất cơ khí tiêu dùng tại các xã, phường, thị trấn với trên một ngàn cơ sở, giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 người.
3.2.2.1. Ngành chế biến nông sản, thực phẩm (CBNSTP) Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh thuần nông có hơn 80% dân số ở nông thôn và sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Do đó ngành công nghiệp CBNSTP thực phẩm có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của toàn tỉnh.
Hiện tại, trên toàn tỉnh có khoảng 11.027 cơ sở CBNSTP mà phần lớn là hộ công nghiệp cá thể. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,13%/năm ngành công nghiệp CBNSTP đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp; hàng năm đã giải quyết việc làm cho trên 230.000 lao động; góp phần thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo và tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình.
Ngành CBNSTP còn tác động sâu rộng về xã hội: làm tăng giá trị hàng hóa và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường; tạo điều kiện cho người nông dân khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, sức lao động, từ đó tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động ở nông thôn; kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thu hút các ngành công nghiệp - dịch vụ khác. Nhờ đó, hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn gắn liền với nông nghiệp; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.
Các doanh nghiệp ngành CBNSTP trên địa bàn tỉnh có 10 chủng loại sản phẩm có quy mô tương đối cao như: gạo, ngô xay xát; thịt đông lạnh; thủy sản đông lạnh; nước mắm; rau, củ, quả, bia, nước khoáng...
78
Bảng 3.13. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu phân theo loại hình kinh tế của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Đơn vị tính
2010 2011 2012 2013
Khí đốt 1000 m3 6 472 3 897 3 438 3 080
Nhà nước “ 6 472 3 897 3 438 3 080
Muối 1000 tấn 0,2 1,076 1,2 0,997
Ngoài nhà nước “ 0,2 1,076 1,2 0,997
Thịt đông lạnh Tấn 3 600 2 167 1 808 1 420
Ngoài nhà nước “ 3 600 2 167 1 808 1 420
Thủy sản đông lạnh Tấn 2 724 2 891 2 047 2 173
Ngoài nhà nước “ 1 025 1 140 912 1 012
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
“ 1 699 1 751 1 135 1 161
Nước mắm 1000 lít 5 333 5 557 4 019 4 330
Ngoài nhà nước “ 5 333 5 557 4 019 4 330
Bia các loại 1000 lít 111
942
97 534 104 574
117 945
Nhà nước “ 28 300 22 573 22 915 24 438
Ngoài nhà nước “ 83 642 74 961 81 659 93 507
Nước khoáng 1000 lít 11 210 13 885 31 010 31 100
Nhà nước “ 6 132 7 700 14 914 14 930
Ngoài nhà nước “ 5 078 6 185 16 096 16 170
Sợi đay Tấn 10 786 10 924 6 285 6 500
Ngoài nhà nước “ 10 786 10 924 6 285 6 500
Thảm len 1000m2 5 4,5 4,3 4,6
Ngoài nhà nước “ 5 4,5 4,3 4,6
Khăn tay các loại 1000 cái 16 528 21 595 25 717 29 060
79
Ngoài nhà nước “ 16 528 21 595 25 717 29 060
Quần áo may sẵn 1000 cái 59 755 51 572 53 902 56 973
Nhà nước “ 524 461 662 695
Ngoài nhà nước “ 33 969 23 529 27 153 28 409
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
“ 25 262 27 582 26 087 27 869
Giầy dép da 1000 đôi 1 122 1 745 1 169 1 421
Ngoài nhà nước “ 1 122 1 745 1 169 1 421
Sứ dân dụng 1000 cái 10 601 13 821 12 124 13 509
Ngoài nhà nước “ 10 601 13 821 12 124 13 509
Gạch ốp lát 1000 m2 10 098 10 961 11 828 11 595
Nhà nước “ 1 634
Ngoài nhà nước “ 8 464 10 961 11 828 11 595
Gạch đất nung 1000
viên
619 184
578 445
561 173
596 807
Ngoài nhà nước “ 619
184
578 445
561 173
596 807
Xi măng các loại 1000 tấn 41 35 32 26,4
Ngoài nhà nước “ 41 35 32 26,4
Nông cụ cầm tay 1000 cái 9 709 7 752 3 592 4 382
Ngoài nhà nước “ 531 528 719 720
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
“ 9 178 7 224 2 873 3 662
Nước máy 1000 m3 16 469 16 881 17 593 18 457
Nhà nước “ 11 302 11 819 13 521 14 150
Ngoài nhà nước “ 5 167 5 062 4 072 4 307
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
80
3.2.2.2. Ngành năng lượng phục sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Thái Bình là tỉnh có lưới điện cao áp được hình thành sớm và phát triển nhanh, hiện trạng lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Thái Bình gồm:
Về đường dây điện cao áp: Đường dây 220kV dài 42,2km; Đường dây 110kV dài 161,1 km; Đường dây 35kV dài 400km; Đường dây 10kV dài 1400km;
Đường dây hạ áp dài 500 km.
Về trạm biến áp: Trạm biến áp 220kV: 1 trạm, với tổng dung lượng 250MVA; Trạm biến áp 110kV: 8 trạm, với tổng dung lượng 431MVA (trong đó có 1 trạm/151MVA của khách hàng Shengli); Trạm biến áp trung gian 35/10kV: 19 trạm, với tổng dung lượng 84.200kVA; Trạm biến áp phân phối 35/0,4kV, 10/0,4kV: 2013 trạm, với tổng dung lượng 418.085kVA.
Trong những năm qua, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã hình thành và đã có bước phát triển đáng kể, đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế xã hội đất nước, góp phần tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn.Vì vậy, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cần tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển sản xuất công nghiệp bằng cách đưa các tiến bộ KHCN vào sản xuất trên cơ sở cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn; phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn, tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, nâng cao tỷ lệ cơ giới hoá trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...
3.2.2.3. Ngành sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có Công ty thuốc bảo vệ thực vật Thái Bình, Công ty thuốc bảo vệ thực vật Nicotex. Các cơ sở này sản xuất kinh doanh hoá chất bảo vệ thực vật hầu hết đều là gia công phối trộn, đóng gói. Quá trình phối trộn, đóng gói, đa số được cơ giới hoá, bán tự động và tự động từng phần, nên chất lượng thuốc sau gia công bảo đảm, kể cả các yêu cầu về bảo vệ môi trường và điều kiện làm việc. Các cơ sở gia công nhỏ lẻ không đảm bảo chỉ tiêu chất lượng, không
81
an toàn về môi trường và nguy hại cho người lao động cần được quản lý chặt chẽ đình chỉ sản xuất.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, phần lớn các loại chất dùng cho gia công thuốc bảo vệ thực vật vẫn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của một số đơn vị tư nhân và công ty TNHH chưa được kiểm soát chặt chẽ nên chất lượng không đảm bảo và thường xảy ra tình trạng chất lượng không đúng như đăng ký ghi trên bao bì. Thực tế trong thời gian gần đây đã xảy ra hiện tượng kinh doanh không lành mạnh, xuất hiện thị trường thuốc bảo vệ thực vật với nhiều loại thuốc khụng rừ nguồn gốc, gõy nhiều tỏc hại xấu cho người sử dụng và môi trường sống.
Điều quan trọng mang tính lâu dài là cần có cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu dùng thuốc bảo vệ thực vật không độc hại trong nông nghiệp ở tỉnh.
Đây cũng là mục tiêu mà ngành công nghiệp thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam phấn đấu để góp phần vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
3.2.2.4. Nghề và làng nghề trong nông thôn
Tỉnh Thái Bình có rất nhiều nghề thủ công, được hình thành từ lâu đời và phát triển rộng khắp ở nông thôn. Các nghề thủ công phát triển theo từng làng và luôn gắn bó với người nông dân và trở thành nghề phụ không thể thiếu bên cạnh nghề nông. Nhiều làng nghề ở Thái Bình từ lâu đã được cả nước biết đến như: nghề dệt khăn, dệt vải ở Thái Phương, thêu Minh Lãng, chiếu cói Tân Lễ, chạm bạc Đồng Xâm, v.v....Các nghề thủ công không chỉ để lại cho đời sau những sản phẩm phong phú, những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, kèm theo đó là cảnh quan, phong tục tập quán, lễ hội cũng rất đặc sắc của làng nghề.
Bảng 3.14. Số lƣợng làng nghề của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013 Đơn vị tính: số làng nghề
Tên huyện, thành phố 2010 2014
Thành phố Thái Bình 9 10
Huyện Vũ Thư 24 25
Huyện Tiền Hải 27 27
82
Huyện Đông Hưng 25 27
Huyện Thái Thụy 26 28
Huyện Quỳnh Phụ 34 35
Huyện Kiến Xương 39 40
Huyện Hưng Hà 45 50
Cộng 229 242
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013
Hiện nay, các nghề thủ công vẫn liên tục phát triển với nhiều chủng loại mặt hàng truyền thống, mặt hàng mới, đem lại việc làm và nguồn thu nhập cho người lao động nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Các nghề thủ công vẫn còn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt là ở khu vực nông thôn hầu như làng nào cũng có nghề thủ công. Do phát triển nghề, làng nghề đã làm cho đời sống, thu nhập người lao động khu vực nông thôn được nâng lên đáng kể. Theo Bảng 3.15, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) tại khu vực nông thôn là 1.142.000 đồng, năm 2011 là 1.423.000 đồng, năm 2012 là 1.595.700 và đến năm 2013 là 1.817.000 đồng. Điều đó góp phần làm cho hộ nghèo giảm đáng kể. Ở những nơi có nghề, làng nghề phát triển, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân được cải thiện và nâng lờn rừ rệt.
Bảng 3.15. Giá trị sản xuất của làng nghề của tỉnh Thái Bình từ năm 2010-2013
Năm Giá tri SX từ
nghề, làng nghề (tr.đồng)
Giá trị SX CN toàn tỉnh (tr.đồng)
Tỷ trọng công nghiệp của tỉnh (%)
Năm 2010 (giá CĐ 1994) 2 520 10 024 25,1
Năm 2011 (giá CĐ 1994) 2 872 11 677 24,6
Năm 2012 (giá CĐ 1994) 2 993 12 638 23,68
Năm 2013 (giá CĐ 1994) 7 021 30 523 23,0
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động công nghiệp thương mại giai đoạn 2011-2014 và phương hướng, giải pháp phát triển đến năm 2020 – Sở Công thương Thái Bình
83
Các cơ sở sản xuất thủ công tuy có quy mô nhỏ, thậm chí chỉ là sản xuất của các hộ gia đình nhưng đã thu hút một số lượng khá lớn lao động nông thôn vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Vì vậy sức ép về mức bình quân ruộng đất trên đầu người giảm đi, số nông dân rời bỏ làng ra thành thị tìm việc làm cũng ít đi. Ngành nghề thủ công đã tạo việc làm cho khoảng 30% lực lượng lao động ở nông thôn. Bình quân một cơ sở chuyên ngành nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động, mỗi hộ ngành nghề cho 4-6 lao động. Ngoài lao động thường xuyên, các hộ, cơ sở ngành nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn (bình quân 2-5 người/hộ; 8-10 người/cơ sở). Đặc biệt ở các nghề dệt, thêu ren, mây tre đan mỗi cơ sở có thể thu hút được 200-250 lao động. Bên cạnh đó, sự phát triển của các làng nghề còn kéo theo nhiều dịch vụ khác phát triển, tạo thêm việc làm phong phú cho người lao động.
Làng nghề truyền thống có những đặc trưng riêng, là khu vực kinh tế phi chính thức, lại mang tính chất truyền thống nên thời gian làm việc của người lao động tương đối cao.
Trong ngành tiểu thủ công nghiệp, tình trạng kỹ thuật công nghệ trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Phần lớn kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng các thiết bị thủ công, hoặc cơ khí hóa một phần. Theo kết quả điều tra cho thấy ở nhiều làng nghề đã đưa điện khí hóa, cơ khí hóa vào sản xuất, nhiều làng nghề dùng điện để chạy máy xay xát, máy nghiền bột, máy cưa, máy bào.v.v...thay cho lao động phổ thông. Ở các làng nghề dệt, trước đây chủ yếu dùng khung dệt thủ công ngày nay đã được thay thế hoàn toàn bằng máy. Việc dùng máy móc, thiết bị hiện đại đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời vẫn giữ được yếu tố truyền thống trong mỗi sản phẩm.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng. Về môi trường nước, phần lớn các làng nghề chưa có hệ thống thoát nước chung, việc thoát nước mang tính cục bộ theo hộ gia đình. Do vậy, nước thải của các làng nghề đều chảy tràn ra các khu vực