Những thành tựu đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 104)

4. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá chung phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013

3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc

- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 4,61%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thuỷ sản. So với năm 2010, sản lượng các cây trồng, vật nuôi chính đều tăng. Tuy diện tích lúa cả năm giảm trên 7,4 nghìn ha, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng 40,8 nghìn tấn, góp phần giữ vững sản lượng lương thực hàng năm trên 1 triệu tấn; Sản lượng ngô tăng 2,6 lần, rau các loại tăng 1,8 lần, đậu các loại tăng 1,5 lần, đậu tương tăng 3,9 lần, sản lượng cây ăn quả các loại tăng 1,4 lần, thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng tăng 3,1 lần, sản lượng trứng gia cầm tăng 1,7 lần, sản lượng thuỷ sản tăng 3,2 lần (sản lượng nuôi trồng tăng 4,4 lần, sản lượng khai thác tăng 2,2 lần)… Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho Tỉnh, cung cấp sản phẩm nông sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Những năm 2010 – 2013 với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Thái Bình vẫn tiếp tục có những bước tiến vững chắc. Năm 2013 là năm thực hiện Nghị quyết Đại hội

91

Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, năm tiếp tục thực hiện chủ trương hướng về cơ sở. Đây cũng là năm Thái Bình có những khó khăn, thách thức chung của cả nước cũng như khó khăn, thách thức đặc thù của tỉnh. Song nhờ có sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao nên tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước và một số tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, một số công trình, dự án trọng điểm đạt và vượt tiến độ đề ra. Phát triển nông thôn đạt kết quả quan trọng, đã thay đổi được nhận thức, cách làm kịp thời bổ sung các cơ chế, chính sách, huy động tốt nội lực, tạo được đồng thuận, khí thế mới và phong trào sâu rộng trong nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực.

Thái Bình đang phấn đấu xây dựng thương hiệu từ quê hương 5 tấn trong thời kỳ chống Mỹ thành quê hương 15 tấn trong thời kỳ hội nhập. Năm 2013, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản vẫn duy trì ổn định và có bước tăng trưởng 2,64%.

UBND tỉnh đã tập trung chỉ các cấp, các ngành và ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ mua máy nông nghiệp, hỗ trợ gieo sạ, trồng cầy vụ đông, vụ hè và các cơ chế hỗ trợ thuốc trừ cỏ, diệt chuột. Sản lượng thóc cả năm đạt mục tiêu 1 triệu tấn. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định theo hướng gia trại, trang trại. Đến nay toàn tỉnh có 62 trang trại chăn nuôi theo quy mô lớn, tăng 9 trang trại so với năm 2012. Thái Bình tiếp tục khai thác thế mạnh kinh tế biển để vươn ra biển, làm giàu từ biển.

Làm sao để nâng cao thu nhập cho người nông dân, làm sao để người dân nông thôn được hưởng nhiều phúc lợi xã hội, để điện đường trường trạm về tận các ngừ, xúm, thụn là những nhiệm vụ trọng tõm của tỉnh thực hiện trong năm, thụng qua chương trình phát triển nông thôn. Tỉnh ủy, UBND tỉnh kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ xi măng trả chậm tạo thêm nguồn lực phát triển nông thôn. Trong công cuộc phát triển nông thôn xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, có hiệu quả trong huy động đóng góp của người dân tham gia phát triển nông thôn. Đặc biệt có nhiều xã không thuộc diện chọn làm

92

điểm nhưng đã chủ động, sáng tạo trong việc huy động sức mạnh của nhân dân để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí phát triển nông thôn.

Năm 2013, Thái Bình hoàn thành việc cứng hóa toàn bộ hệ thống đê biển trước mùa mưa bão. Các tuyến đê số 5, 6, 7 và 8 thuộc 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy với tổng chiều dài trên 31km đã được hoàn thành. Những con đê thực sự là lá chắn vững chắc trước biển, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Đối với những địa phương chưa có nhiều lợi thế khách quan để phát triển công nghiệp, thương mại hay thu hút đầu tư như Thái Bình, mỗi chỉ số phát triển đều phản ánh sự trăn trở tìm hướng đi, lối đi, thậm chí phải gắng gấp bội so với các tỉnh bạn. Năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng 11,87%. Trong đó có 25 trong tổng số 28 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng như sản xuất bia, quần áo, sứ vệ sinh tăng từ 26 đến 38% so với năm 2012. Cũng trong năm qua, toàn tỉnh có thêm 60 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 3.000 tỷ đồng, nâng dự án đầu tư vào tỉnh đến nay 691 dự án. Trong đó có 438 dự án đầu tư sản xuất tạo viê ̣c làm cho trên 110.000 lao đô ̣ng.

Riêng dự án có vốn 100% nước ngoài đầu tư vào tỉnh đạt 50 dự án, đóng góp 22,5%

giá trị sản xuất công nghiê ̣p và chiếm 56,5% kim ngạch xuất khẩ u của tỉnh . Năm qua, Thái Bình có thêm 8 làng nghề được công nhận mới đưa tổng số làng nghề

hiê ̣n có lên 241 làng nghề. Nghề và làng nghề duy trì ổn định tạo viê ̣c làm cho 150 nghìn lao đô ̣ng nông nhàn có viê ̣c làm và thu nhâ ̣p.

Năm 2013 cũng có nhiều thành công của tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Chất lượng giáo dục và đào tạo giữ vững tốp đầu toàn quốc về kết quả học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, không để dịch bệnh lớn xảy ra. An sinh xã hội được quan tâm đúng mức, đặc biệt là chính sách đối với người và gia đình có công đã thực hiện chính sách mới, đề nghị Nhà nước phong tặng trên 3.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Xây dựng hoàn thành đề án nâng cấp 2.716 nhà ở cho người và gai điình có công, tăng 14 nhà so với kế hoạch. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo

93

đảm, quân sự, quốc phòng được tăng cường. Cải cách hành được đẩy mạnh, đi vào thực chất hơn. Thái độ, trách nhiệm phục vụ của cán bộ công chức được nâng lên.

- Sản xuất nông nghiệp của Tỉnh đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá qui mô lớn gắn với thị trường, tiên tiến hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững. Quy mô sản xuất của các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

Nhiều vùng sản xuất hiệu quả kinh tế thấp đã được chuyển đổi sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản từng bước phát triển theo hướng thâm canh, chăn nuôi, công nghiệp, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh tế trang trại, gia trại ngày càng phát triển… đã góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản, tăng hiệu quả sản xuất và năng suât lao động nông nghiệp, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Với các chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước, của Tỉnh, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của Tỉnh đã tăng khá trong thời gian qua. Nền kinh tế - xã hội của Tỉnh ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, cộng với các chinh sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới… là những điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp của Tỉnh phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)