Nội dung quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 41)

4. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.3.1. Phát triển nông nghiệp

- Vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông thôn:

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người như lương thực, thực phẩm mà không người sản xuất vật chất nào có thể thay thế được. Ngoài ra nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ khác.

Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam vẫn coi trọng kinh tế nông nghiệp. Nông thôn vẫn được coi là địa bàn trọng điểm để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không thể làm giàu từ nông nghiệp, điều đó đúng nhưng cũng không thể ổn định xã hội và phát triển kinh tế nếu đất nước thiếu lương thực, thực phẩm, nông thôn nghèo nàn, lạc hậu, dân trí thấp. Trải qua những bước thăng trầm trong xây dựng và phát triển đất nước đã cho chúng ta một bài học là không thể xem nhẹ vai trò của nông nghiệp, nông thôn.

19

+ Tăng trưởng nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm ở nông thôn

Đối với khu vực nông thôn, vai trò của nông nghiệp lại càng trở nên quan trọng. Người ta có thể nói rằng sự tăng trưởng của nông nghiệp như một "chìa khoá" cho sự phát triển nông thôn bởi hai lý do sau đây:

Tăng trưởng nông nghiệp sẽ làm tăng khả năng sử dụng lao động trong nông thôn. Hiện nay quỹ thời gian của lao động nông nghiệp còn dư thừa quá lớn (khoảng gần 50%), nếu nông nghiệp đi sâu vào sản xuất thâm canh, thay đổi phương thức sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, cải tiến cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở phát triển, nông nghiệp bền vững thì nhu cầu lao động nông nghiệp sẽ tăng lên, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ lao động bán thất nghiệp trong nông thôn.

Tăng trưởng nông nghiệp trên cơ sở tăng hiệu quả sản xuất và năng suất đất đai, đa dạng hoá sản phẩm đã kích thích ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp địa phương và dịch vụ phát triển, tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý làm tăng thu nhập cho hầu hết dân cư nông thôn.

- Những vấn đề cơ bản của phát triển nông nghiệp

+ Vấn đề an toàn lương thực: An toàn lương thực là khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người ở mọi lúc có đủ lương thức cho một cuộc sống khoẻ mạnh và hoạt động. Các thành phần quan trọng của nó là sự sẵn có lương thực và khả năng kiếm được lương thực

+ Phát triển nông nghiệp bền vững: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn, sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cần ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và tương lai. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ, hải sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận".

1.2.3.2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

* Khái niệm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

20 - Khái niệm công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm 3 loại hoạt động chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ; sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt. Thực hiện 3 hoạt động cơ bản đó, dưới sự phân công lao động xã hội trên cơ sở tiến bộ của khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: khai thác tài nguyên khoáng sản, động vật, thực vật, các ngành sản xuất và chế biến sản phẩm và các ngành công nghiệp dịch vụ sửa chữa.

Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Tính chất hoạt động của sản phẩm này là cắt đứt các đối tượng lao động ra khỏi môi trờng tự nhiên. Chế biến là các hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng trong đời sống. Quá trình chế biến từ một nguyên liệu có thể tạo ra một loại sản phẩm tương ứng và cũng có thể là một loại sản phẩm nào đó được tạo ra từ các nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian được coi là nguyên liệu của quá trình sản xuất công nghiệp tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp để đưa vào trong sản xuất và tiêu dùng trong đời sống.

Sửa chữa là một hoạt động không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài tuổi thọ của các tư liệu lao động trong các ngành sản xuất và kéo dài thời gian sử dụng của các sản phẩm dùng trong đời sống. Công nghiệp sữa chữa là hình thức có sau so với công nghiệp khai thác và chế biến. Lúc đầu các hoạt động này được thực hiện ngay trong các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và trong đời sống sinh hoạt của dân cư, do lực lượng lao động chính trong các ngành và lĩnh vực đó thực hiện. Sau đó, do sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật trong các ngành sản xuất,

21

dịch vụ, do sự phát triển đa dạng hoá của sản phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt, hoạt động sửa chữa được tách ra thành một ngành chuyên môn hoá thực hiện dịch vụ sửa chữa có tính chất xã hội.

- Khái niệm tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn thường gắn liền với thời gian nông nhàn, nhưng nó lại có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp vì vậy mà nhiều hộ đã rời hẳn nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cho nên tiểu thủ công nghiệp phát triển manh ở nông thôn thường gắn liền với các làng nghề truyền thống. Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về làng nghề nhưng có thể thấy rằng làng nghề là nơi có trên 50% hộ dân làm nghề đó với tổng thu nhập từ nghề đó phải chiếm trên 50% tổng thu nhập cả làng.

* Vị trí của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong phát triển nông thôn Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nông thôn, vị trí đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó.

- Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không những chỉ là ngành khai thác tài nguyên, mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên, khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người.

- Sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn bộ nền

22

kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trình độ phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ những điều kiện đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hình thành phương án cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ở nước ta, cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp đang là cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, Đảng ta đang có chủ trương xây dựng nền kinh tế nước ta có cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu đó theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

* Vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển nông thôn

Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nông thôn lên nền sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan đó xuất phát từ bản chất, những đặc điểm vốn có của công nghiệp.

Trong quá trình phát triển nông thôn, công nghiệp luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được hiểu là: Trong quá trình phát triển nông thôn, công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển cuả các ngành kinh tế khác lên kinh tế nông thôn. Vai trò chủ đạo đó được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

- Do đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp, công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ đó lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác. Do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển của lực lượng sản xuất, trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến.

23

- Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện nhanh về các mô hình tổ chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức đi lên nền sản xuất lớn theo hình mẫu, kiểu công nghiệp.

- Cũng do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc điểm về công nghệ sản xuất, đặc điểm về công dụng sản phẩm công nghiệp, công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, từ đó mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng cơ sở vật chất để phát triển nông thôn.

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, hình thành một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật và trình độ trí tuệ cao, cộng với tính đa dạng của hoạt động sản xuất, công nghiệp là một trong những ngành đóng góp phần quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích luỹ vốn để phát triển kinh tế nông thôn, từ đó, công nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nông thôn như tạo việc làm cho lực lượng lao động, xoá bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi.

- Trong quá trình phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay, Đảng có chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu động thực vật để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá. Để thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp các yếu tố đầu vào nước, phân, cần, giống bằng những công nghệ ngày càng hiện đại để phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên nền sản xuất hàng hoá.

1.2.3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

Thời gian qua, nước ta đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án đẩy mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ

24

tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Về cơ bản, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó cũng là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Xuất phát từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hoá trước đây và căn cứ vào thực trạng kinh tế của nước ta cũng như yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải không ngừng phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Những năm qua, toàn dân đã ra sức cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

1.2.3.4. Phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

* Xuất nhập khẩu hàng hóa

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế, từng nước tranh thủ các lợi thế so sánh để hoà nhập vào thế giới với chiến lược tăng tốc độ phát triển kinh tế dựa vào tiềm năng của mình và lợi ích của phân công lao động quốc tế, trước hết dựa vào tiềm lực khoa học – công nghệ mũi nhọn, bắt đầu vào nền kinh tế tri thức.

Sự ra đời của các tổ chức thương mại quốc tế, và liên minh khu vực như:

hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)... đã hướng thế giới vào xu thế hội nhập toàn cầu hoá. Do vậy, hơn bao giờ hết, thương mại quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng các quốc gia trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu.

Thương mại quốc tế là một trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của các nước. Không có nước nào lại tự sản

25

xuất tất cả các mặt hàng và tự cung tự cấp dịch vụ. Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại trên các vùng của một đất nước đi đôi với việc mở rộng giao lưu thương mại và dịch vụ với các nước, sẽ đẩy mạnh được sản xuất trong nước đó, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, tăng được tích luỹ, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế. Với các nước đang phát triển đảm bảo nhập được các hàng cần thiết trong đó bảo đảm được nguyên nhiên vật liệu mà trong từng nước không sản xuất đủ. Qua thương mại quốc tế các nước phát triển mới xuất khẩu được nhiều sản phẩm cho nước khác, nhập khẩu được nguyên liệu rẻ, tranh thủ được lợi thế so sánh.

Một là, trong xu thế chung của nền kinh tế thời gian trong thế kỷ XXI, đó là hướng và phát triển lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ sinh học và tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới.... Đối với Việt Nam, việc hội nhập vào nền kinh tế thời gian còn đi sau nhiều nước, còn đang mới mẻ. Điểm xuất phát kinh tế thấp cơ cấu kinh tế mới, tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, tạo điều kiện đưa đất nước phát triển nhanh hội nhập vào thế giới trong thế kỷ XXI.

Hai là, hoạt động xuất khẩu phát huy lợi thế so sánh của đất nước. Theo quy luật lợi thế so sánh, do D.Ricardo phát triển, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất (đó là hàng hoá không có lợi thế tương đối).

Ba là, nước ta với dân số khoảng 80 triệu dân, trong đó hơn 70% sống bằng nghề nông nghiệp, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thiếu công ăn việc làm tương đối cao, đó là một vấn đề nan giải và cấp bách. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập mà tăng mức sống cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)