0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 59 -59 )

Phép biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngành kinh tế chính trị. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng chứ không bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng tuân thủ nguyên tắc vật chất quyết định ý thức, vì vậy cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phương pháp duy vật biện chứng, đề tài nghiên cứu vấn đề phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong hội nhập kinh tế quốc tế phải đặt trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ 2010 – 2013, định hướng đến 2020. Mối quan hệ tác động lẫn nhau được thể hiện cụ thể:

Mối quan hệ giữa các nội dung và hiện tượng: Mối quan hệ mật thiết giữa phát triển nông thôn với các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội khác; là mối quan hệ giữa các chính sách của địa phương với các chính sách phát triển nông thôn nói chung của trung ương; đó là mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên sự phát triển nông thôn bao gồm các mặt như: phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; xuất nhập khẩu hàng hóa; đầu tư nước ngoài vào nông thôn; vấn đề xuất khẩu lao động, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn.

Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tượng: Trong mỗi nội dung của đề tài, vấn đề phát triển nông thôn luôn được nghiên cứu gắn với vấn đề đặc điểm của địa

49

phương là một tỉnh đồng bằng ven biển, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn khiêm tốn, sự phụ thuộc lớn vào nông nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 59 -59 )

×