0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Kinh nghiệm phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 48 -48 )

tế tại một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Bình

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại một số địa phƣơng tế quốc tế tại một số địa phƣơng

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nghệ An

Khu vực nông thôn Nghệ An có hơn 2,55 triệu người, 1,06 triệu lao động trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp (chiếm 87,37% dân số và 66,16% lao động cả tỉnh). Nghệ An Là một tỉnh có số xã thực hiện chương trình phát triển nông thôn đứng thứ 2 so với các tỉnh, thành trong cả nước (435 xã) chỉ đứng sau Thanh Hoá. Sau 2 năm thực hiện chương trình đến nay tỉnh đã thực hiện đúng lộ trình theo Thông tư 26/TT-LB ngày 13/4/2011của liên bộ TC-NN & PTNT- KH&ĐT như: Hoàn thiện bổ sung Ban chỉ đạo, ban quản lý, ban phát triển (thôn) và bộ máy giúp việc từ tỉnh đến cơ sở, tỉnh đã ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách và huy động mọi nguồn lực để thực hiện chương trình phát triển nông thôn. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà nhận thức của cán bộ và nhân dân được nâng lên một bước nhất là

38

đã tôn trọng và phát huy tối đa vai trò chủ thể của nông dân về chính trị, kinh tế, văn hoá nên sản xuất phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hoàn thiện nhất là giao thông nông thôn, môi trường cảnh quan nông thôn có bước tiến bộ, bản sắc văn hoá được giữ gìn và phát huy; trình độ dân trí và chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở được nâng cao. Đến nay toàn tỉnh có 12 xã đạt từ 13 tiêu chí trở lên, đặc biệt có một số xã đạt 16-17 tiêu chí như: Sơn Thành, Nghi Thái, Nghĩa Đồng, Thịnh Sơn, Diễn Hồng… các xã này trở thành điểm sáng có sức lan toả, khích lệ cán bộ và nhân dân trong tỉnh chung tay phát triển nông thôn.

Tuy nhiên, xét trên bình diện chung trong phong trào phát triển nông thôn 2 năm qua chỉ dừng lại ở quy hoạch và ở dạng mô hình, kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được nhiều, hiệu quả về sản xuất, văn hoá, xã hội, môi trường chưa vững chắc. Sản xuất chủ yếu còn nhỏ lẻ, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đời sống nhân dân tuy được nâng lên nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; đời sống văn hoá còn thấp, cơ chế chính sách chưa sát, kịp thời nên một số bộ phận cán bộ nhân dân còn lúng túng, dao động, thậm chí thiếu niềm tin… các tồn tại trên có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan bởi: Phát triển nông thôn là công việc mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phải giải quyết một khối lượng công việc lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, nhưng nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và sức dân lại có hạn, trong khi đó cơ chế chính sách mới được triển khai chưa phát huy tác dụng… Qua kết quả ban đầu 2 năm thực hiện chương trình phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho thấy:

Thứ nhất, để đạt được mục tiêu Nghị quyết số 03-NQ/TW của Tỉnh uỷ đề ra đến năm 2015 toàn tỉnh có 20% số xã (90/435 xã) đạt chuẩn nông thôn mới, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong Đảng và cộng đồng dân cư về mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp và cách làm các cơ chế chính sách của nhà nước về phát triển nông thôn… để cả hệ thống chính trị và người dân hiểu rõ đây là một chương trình phát triển về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội tổng thể, toàn diện và lâu dài (không phải là một dự án đầu tư xây dựng

39

cơ sở hạ tầng đơn thuần); Phát triển nông thôn phải thật sự do nông dân làm chủ thể, huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ nhà nước một phần thì công cuộc mới thành công và bền vững, vì vậy việc tổ chức triển khai thực hiện phải mạnh mẽ, kiên trì và lâu dài tuỳ theo nội lực của từng địa phương. Từ đó tránh được tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào ngân sách nhà nước, đồng thời tránh tư tưởng nóng vội, chủ quan, chạy theo thành tích. Thực tiễn cho thấy xã nào ngay từ đầu đã tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho cán bộ và người dân hiểu, có cách làm hay và sáng tạo trong huy động nguồn lực, thực sự để người dân đóng vai trò chủ thể thì đều tạo ra sự đồng thuận cao trong xã và dễ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc điển hình như một số xã: Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ), Nghi Thái (huyện Nghi Lộc), Sơn Thành (huyện Yên Thành)…

Thứ hai, phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cấp thôn bản, như chúng ta thường nói “cán bộ nào phong trào ấy” nếu cán bộ nhận thức đúng, có tâm và có tầm thì họ rất vững vàng tự tin, đoàn kết trong hành động thực tiễn, phát huy vai trò của người đứng đầu cấp uỷ chính quyền các cấp là rất quan trọng. Thực tiễn đã chứng minh ở các huyện miền núi như: Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Thị xã Thái Hoà mặc dù điều kiện kinh tế xã hội và đời sống nhân dân còn khó khăn lại đi đầu trong việc chuyển đổi sản xuất, hiến hàng chục nghìn m2

đất để mở đường và làm được hàng chục km đường giao thông nông thôn đạt chuẩn và ngược lại ở một số địa phương có điều kiện hơn nhưng phong trào lại rất yếu, có nơi còn đổ lỗi cho khách quan là do không có kinh phí, do dân không đồng thuận…

Thứ ba, trong quá trình phát triển nông thôn, việc nâng cao thu nhập cho người dân là một việc làm tiền đề để làm cơ sở thực hiện các tiêu chí tiếp theo nên các cấp cần có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã tránh rập khuôn, máy móc. Tận dụng các lợi thế về nguồn lực của địa phương nhất là nguồn lực con người, kinh nghiệm rút ra ngay từ khi mới thực hiện chương trình, ở đâu nội bộ đoàn kết, năng động, người đứng đầu có tâm và có tầm thì ở đó dù có khó khăn đến mấy cũng vượt qua như: Nghi Thái (huyện Nghi Lộc),

40

Phúc Thành (huyện Yên Thành), Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ), Hùng Sơn (huyện Anh Sơn), Tam Thái (huyện Tương Dương)….

Thứ tư, trong phát triển nông thôn phải đa dạng hoá các nguồn lực, đa dạng hoá cách làm, tận dụng các tiềm năng lợi thế của địa phương, sáng suốt lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, nội dung nào xuyên suốt, nội dung nào mang tính đột phá; mức độ đến đâu cho phù hợp để phát triển nông thôn. Theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết” do bước đầu chúng ta mới thực hiện chương trình chưa có kinh nghiệm trong huy động nguồn lực (cơ chế lồng ghép và huy động các nguồn lực chưa được thông qua) nên các địa phương rất lúng túng; trong xây dựng cơ sở hạ tầng từng hạng mục nhà nước hỗ trợ bao nhiêu, nhân dân đóng góp bao nhiêu, qua hai năm thực hiện chương trình bài học rút ra cho thấy nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thì nhân dân đóng góp hai phần (năm 2011 nhu cầu 796 tỷ đồng nhà nước hỗ trợ trực tiếp 78 tỷ đồng đáp ứng 9,8%; năm 2012 nhu cầu 979 tỷ đồng nhà nước hỗ trợ gần 87,3 tỷ đồng đáp ứng 11,2%) nhưng các địa phương huy động các nguồn lực được trên 30% nhu cầu, chưa kể các hạng mục công trình do dân tự thực hiện như cải tạo nâng cấp nơi ăn chốn ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp cảnh quan môi trường…

Thứ năm, để phát triển nông thôn, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Thực tế cho thấy ở đâu có phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể; tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết thì ở đó chương trình đi vào chiều sâu, giai đoạn đầu một số đoàn thể chính trị xã hội rất nhiệt tình hăng hái muốn được tham gia chương trình bởi họ nghĩ tham gia chương trình để được thực hiện dự án, bảo vệ quyền lợi cho hội viên; chứ không phải là tham gia là để vận động từng hội viên, đoàn viên thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể của chương trình nhằm mang lại lợi ích của cả cộng đồng trong đó có cá nhân mình; trong quá trình phát triển nông thôn vai trò của Ban chỉ đạo, Ban quản lý do Bí thư, chủ tịch đứng đầu là rất quan trọng, nhưng cấp trên lại đóng vai trò then chốt trong việc định hướng, ban hành cơ chế chính sách, theo dõi đôn đốc, tháo

41

gỡ khó khăn kịp thời cho cơ sở, tổng kết cách làm hay và sáng tạo để nhân rộng, có khen thưởng kịp thời xứng đáng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thanh Hóa

Xác định chương trình phát triển nông thôn là chương trình lớn, tổng thể, toàn diện nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cư dân nông thôn, do đó trong quá trình triển khai thực hiện tỉnh Thanh Hóa đã chọn những giải pháp mang lại hiệu quả cao và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đánh giá đúng thực trạng ở nông thôn, tìm ra tiềm năng lợi thế để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nông dân.

Qua quá trình phát triển nông thôn, tỉnh Thanh Hóa đã cho thấy:

Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để phát triển nông thôn, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về tinh kế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong phát triển nông thôn. Để xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng nghành, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đánh giá phân loại vào thi đua khen thưởng.

Hai là, thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của trên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Ban quản lý từ tỉnh đến huyện, huyện đến xã, xã đến thôn. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, phân cấp, quản lý, cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo với phương châm “dễ làm trước khó làm sau” không nóng vội, càng không để mất cơ hội.

Ba là, thực hiện trước chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệp có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phương “Lấy sức dân để lo cho

42

dân” tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nước.

Bốn là, phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.

1.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Bắc Giang

Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Giang luôn xác định việc phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện. Tỉnh đã xác định rõ quan điểm phát triển nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; là cơ sở để xây dựng nông thôn tỉnh Bắc Giang ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Kinh nghiệm tỉnh Bắc Giang cho thấy:

Thứ nhất, cần phải làm tốt công tác nghiên cứu, quán triệt và đặc biệt là công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vị trí quan trọng của chương trình và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Đồng thời đây cũng là thời cơ thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn.

Thứ hai, tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, sự phối hợp của các ngành; nêu cao vai trò của các chi bộ, vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, sự tham gia tích cực của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, lấy thôn, xóm làm đơn vị hạt nhân để vận động phát triển nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động tối đa sự tham gia đóng góp của cộng đồng cả về trí tuệ, công sức và nguồn lực.

43

Thứ ba, việc xây dựng và triển khai chương trình phát triển nông thôn phải cụ thể, chi tiết, phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai. Trong đó quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng quy hoạch, đề án; việc xây dựng quy hoạch, đề án và phương án thực hiện phải công khai, lấy ý kiến tham gia rộng rãi của cán bộ, đảng viên và nhân dân, bảo đảm thực sự dân chủ, thống nhất trước khi triển khai thực hiện.

Thứ tư, tập trung chỉ đạo thực hiện tiêu chí chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến sự thay đổi về chất và bền vững trong phát triển nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp cần tập trung chỉ đạo tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, chọn những sản phẩm, ngành nghề là thế mạnh của từng xã để tập trung chỉ đạo sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phải ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ phát triển sản xuất như thuỷ lợi, giao thông và các công trình phúc lợi xã hội. Chú trọng kế thừa tối đa các công trình hiện có, kết hợp với bổ sung nâng cấp và xây dựng mới phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Thứ năm, nghiên cứu xây dựng và triển khai các cơ chế khuyến khích phù hợp để khai thác nguồn lực, huy động vốn, nhất là nguồn lực từ sự đóng góp của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, giao thông, điện, nước, đào tạo nhân lực, dạy nghề... để thu hút các nhà đầu tư. Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực. Tăng cường thực hiện phân cấp tạo điều kiện chủ động, tự chủ quản lý công trình cho các xã và cộng đồng dân cư, giảm thiểu các chi phí gián tiếp để hạ giá thành, bảo đảm chất

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 48 -48 )

×