Kế toán chi phí tài chính

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM cơ điện Đại Thành (Trang 41)

5. Kết cấu đề tài

1.2.3 Kế toán chi phí tài chính

1.2.3.1 Khái niệm

Chi phí tài chính là những khoản chi liên quan đến hoạt động về vốn, các hoạt động về đầu tư tài chính như: lỗ do chuyển nhượng chứng khoán, lỗ do góp vốn liên doanh, các chi phí cho vay và đi vay...

1.2.3.2 Chứng từ sử dụng

- Phiếu chi

- Giấy báo ngân hàng,..

1.2.3.4 Kết cấu tài khoản

TK 635

Nợ phát sinh:

Các khoản CP của hoạt động tài chính. Các khoản lỗ do thanh lí các khoản đầu tư ngắn hạn.

…..

Có phát sinh:

Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

TK này không có số dƣ

1.2.3.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1) Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động bán, chuyển nhượng, thu hồi các khoản cho vay hoặc góp vốn, kế toán ghi:

Nợ TK 635 (Chi phí tài chính)

Có TK 111, 112, 141 (Số tiền chi)

2) Khi bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư mà bị lỗ (giá bán < giá vốn):

Nợ TK 111, 112 (Giá bán)

Nợ TK 635 (Lỗ: giá bán < giá vốn)

Có TK 121,221 (Giá vốn)

3) Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ

Nợ TK 635 (Chi phí tài chính)

Có TK 111, 112, 141 (Số tiền chi)

4) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua do thanh toán tiền trước thời hạn theo thoả thuận, kế toán ghi:

Nợ Tk 635 (Chiết khấu thanh toán)

Có TK 111, 112, 131...

5) Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ của hoạt động kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 (Theo tỷ giá bán)

Nợ TK 635 (Số lỗ)

Có TK 111, 112 (Theo tỷ giá ghi sổ) 6) Định kỳ phải thanh toán các khoản lãi tiền vay, kế toán ghi:

Nợ TK 635 (Chi phí tài chính)

 Trường hợp đã trả trước lãi tiền vay cho bên vay, định kỳ phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào CP tài chính, kế toán ghi:

Nợ TK 635 (Chi phí tài chính)

Có TK 142,242 (Chi phí trả trước)

 Trường hợp lãi vay trả sau, định kỳ tính lãi vay phải trả vào chi phí tài chính:

Nợ TK 635 (Chi phí tài chính)

Có TK 335 (Chi phí phải trả)

7) Cuối kỳ kế toán lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, kế toán ghi:

Nợ TK 635 (Chi phí tài chính)

Có TK 159,229 (Số dự phòng phải lập)

8) Cuối kỳ kế toán hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, kế toán ghi: Nợ TK 159,229 (Số dự phòng được hoàn nhập)

Có TK 635 (Chi phí tài chính)

9) Cuối kỳ, kết chuyển CP tài chính sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí tài chính

TK 111,112,141 TK 635 TK 129,229 Chi phí giao dịch bán chứng khoán Hoàn nhập dự phòng

G giảm giá đầu tư chứng khoán

TK 121,221

Lỗ do chuyền nhượng các khoản đầu tư

TK 111,112 TK 911 Kết chuyển CP tài chính TK 111,112 Lỗ do bán ngoại tệ TK 111,112 TK 111,112

Định kỳ thanh toán lãi vay

TK 129,229

Dự phòng giám giá đầu tư chứng khoán

X 1.2.4Chi phí khác

1.2.4.1 Khái niệm

Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp như chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng...

1.2.4.2 Chứng từ sử dụng

+ Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng + Biên bản vi phạm hợp đồng

+ Biên lai nộp thuế, nộp phạt + Phiếu chi

1.2.4.4 Kết cấu tài khoản

TK 811

Nợ phát sinh:

Các khoản CP khác phát sinh trong kỳ.

Có phát sinh:

Kết chuyền toàn bộ số CP khác sang TK 911.

TK này không có số dƣ

1.2.4.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1) Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

 Giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý, nhượng bán, kế toán ghi: Nợ TK 811 (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Có TK 211, 213 (Nguyên giá)

 Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh trong kỳ: Nợ TK 811 (Chi phí khác)

Có TK 111, 112 (Số tiền chi)

2) Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá đem đầu tư, góp vốn, kế toán ghi: Nợ TK 221 (Giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 (Chênh lệch lỗ - giá đánh giá lại < giá vốn) Có TK 152,156 (Giá trị ghi sổ)

3) Chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản đem đầu tư, góp vốn, kế toán ghi: Nợ TK 221 (Giá đánh giá lại)

Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 (Chênh lệch lỗ) Có TK 211, 213 (Nguyên giá)

4) Các khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi: Nợ TK 811 (Chi phí khác)

Có TK 111, 112 (Đã nộp bằng tiền)

Có TK 333 (Các khoản thuế phải nộp)

5) Cuối kỳ, kết chuyển CP khác sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

Có TK 811 (CP khác)

Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí khác

TK 211,213 TK 811 TK 911 Giá trị còn lại tài sản thanh lý Kết chuyển CP khác

nhượng bán

TK 214

TK 111,112

CP cho hoạt động thanh lý

nhượng bán

TK 111,112,333,338

Khoản phạt do vi phạm hợp đồng truy nộp thuế

TK 152,156

Lỗ do đánh giá lại tài sản đem đầu tư, góp vốn

TK 221

X

1.2.5Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.5.1 Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh.

1.2.5.2 Chứng từ sử dụng

- Tờ khai thuế TNDN tạm nộp, biên lai nộp thuế - Báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Các chứng từ kế toán có liên quan

1.2.5.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 821 – Chi phí thuế TNDN

1.2.5.4 Kết cấu tài khoản

TK 821

Nợ phát sinh:

- Thuế TNDN phải nộp tính vào CP thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm.

- Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót

- Kết chuyển CP thuế TNDN hiện hành vào TK 911 để xác định KQKD.

Có phát sinh:

- Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm nộp được giảm trừ vào CP thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm.

- Kết chuyển CP thuế TNDN hiện hành vào TK 911 để xác định KQKD.

TK này không có số dƣ

1.2.5.5 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh số thuế TNDN tạm phải nộp vào CP thuế TNDN hiện hành, kế toán ghi:

Nợ TK 821 (CP thuế TNDN)

Có TK 3334 (Thuế TNDN)  Khi nộp thuế TNDN vào NSNN, kế toán ghi:

Nợ TK 3334 (Thuế TNDN)

Có TK 111, 112 (số tiền nộp)

2) Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp, kế toán ghi:  Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 8211 (CP thuế TNDN)

 Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN:

Nợ TK 3334 (Thuế TNDN)

Có TK 821 (CP thuế TNDN)

3) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước.

 Nếu số thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, kế toán ghi:

Nợ TK 821 (CP thuế TNDN)

Có TK 3334 (Thuế TNDN)

 Nếu số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại.

Nợ TK 3334 (Thuế TNDN)

Có TK 821 (CP thuế TNDN)

4) Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN, ghi:

 Nếu số phát sinh Nợ TK 8211 lớn hơn số phát sinh Có TK 821 thì số chênh lệch kế toán ghi:

Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 821 (Chi phí thuế TNDN)

 Nếu Số phát sinh Nợ TK 821 nhỏ hơn số phát sinh có TK 821 thì ghi: Nợ TK 8211 (Chi phí thuế TNDN)

Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

TK 3334 TK 821 TK 3334 Tạm nộp thuế TNDN ghi giảm thuế TNDN

TK 911 TK 911

Kết chuyển thuế TNDN Kết chuyển thuế TNDN (Nợ TK 821> Có TK 821) (Nợ TK 821< Có TK 821)

1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.3.1Khái niệm

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp có lời, ngược lại nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp lỗ.

Thời điểm xác định kết quả kinh doanh phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp SXKD trong từng ngành nghề. Thông thường các doanh nghiệp thương mại có thể tính kết quả kinh doanh vào cuối mỗi tháng hoặc quý, cuối năm.

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:  Kết quả từ hoạt động kinh doanh

 Kết quả từ hoạt động tài chính  Kết quả từ hoạt động khác

Kết quả từ hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn

hàng bán (gồm cả sản phẩm, chi phí liên quan đến hoạt động bất động sản đầu tư, như: CP khấu hao, CP sữa chữa, nâng cấp, CP thanh lý), chi phí quản lý kinh doanh.

Kết quả từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính

và chi phí tài chính.

Kết quả từ hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, các khoản

chi phí khác.

1.3.2 Vai trò của kế toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. phản ánh kết quả tài chính của các hoạt động trong doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh giúp DN nắm bắt được các hoạt động trong đơn vị thông qua các chỉ tiêu trên kết quả kinh doanh.

Kết quả kinh doanh giúp DN xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Từ đó nhận định được nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận trong kỳ, nhằm có biện pháp khắc phục thiếu sót trong kinh doanh cũng như trong quản lý tạo điều kiện thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

1.3.4Kết cấu tài khoản

TK 911

Nợ phát sinh:

 Giá vốn hàng bán

 Chi phí quản lý kinh doanh  Chi phí tài chính

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 Lợi nhuận chưa phân phối (lãi).

Có phát sinh:

 Doanh thu thuần

 Doanh thu hoạt động tài chinh  Thu nhập khác

 Lợi nhuận chưa phân phối (lỗ).

TK này không có số dƣ

1.3.5Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

2) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) Nợ TK 711 (Thu nhập khác)

Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ,

Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 632 (Giá vốn hàng bán)

4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:

Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 635 (Chi phí tài chính)

5) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ,ghi: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

Có TK 642 (Chi phí quản lý kinh doanh)

6) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

Có TK 821 (Chi phí thuế TNDN)

7) Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay, ghi:

Nợ TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) Có TK 421 (Lợi nhuận chưa phân phối) 8) Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 421 (Lợi nhuận chưa phân phối) Có TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh)

Sơ đồ 1.12: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh

TK 632 TK 911 TK 511 Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu thuần

TK 635 TK 515

Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

TK 642 TK 711

Kết chuyển CP quản lý kinh doanh Kết chuyển cthu nhập khác TK 811 Kết chuyển chi phí khác TK 421 Kết chuyển lỗ TK 821

Kêt chuyển chi phí thuế TNDN

TK 421

Kết chuyển lãi

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ---

Qua các phần lý thuyết đã nêu trên, chương 1 đã khái quát những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Để có thể xác định kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp chúng ta cần tập hợp các khoản về doanh thu và chi phí.

 Về doanh thu chúng ta cần tập hợp các khoản: - Doanh thu thuần

- Doanh thu hoạt động tài chính - Thu nhập khác

 Về chi phí chúng ta cần tập hợp các khoản: - Giá vốn hàng bán

- Chi phí quản lý kinh doanh - Chi phí tài chính

- Chi phí khác

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Để doanh nghiệp có được lợi nhuận trong hoạt động SXKD thì đòi hỏi mức doanh thu phải lớn hơn mức chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Qua chương 1 chúng ta cũng có thể nhận thấy được tầm quan trọng của các khoản doanh thu và chi phí, làm thế nào để doanh nghiêp có thể điều tiết được chúng để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao là điều không đễ dàng. Những cơ sở lý luận này sẽ là nền tảng để giúp tôi trong quá trình tìm hiểu thực tế, đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Cơ Điênh Đại Thành mà tiếp sau đây tôi sẽ trình bày ở chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHI VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM CƠ

ĐIỆN ĐẠI THÀNH

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH SX & TM Cơ Diện Đại Thành

2.1.1 Lịch sử hình thành

2.1.1.1 Quá trình hình thành

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Mỗi người ai cũng muốn mình được sống trong một không gian thoải mái, tiện lợi, trong lành. Bên cạnh sự phát triển của nhiều mặt hàng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người thì các mặt hàng bên lĩnh vực điện gia dụng cũng ngày càng phát triển. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng này Công Ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành được thành lập và là nhà phân phối chính thức các mặt hàng thiết bị điện gia dụng.

Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành có tiền thân là Công Ty Cổ Phần Tiến Đạt được chuyển đổi và tách biệt.

Năm 2002: thành lập trụ sở đầu tiên tại TP. HCM

Năm 2008: công ty Tiến Đạt nhận chứng chỉ ISO 9001-2000.

Ngày 02/05/2010: Công ty chính thức đi vào hoạt động với tên CÔNG TY TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành.

Tên giao dịch: Công ty TNHH SX & TM Cơ Điện Đại Thành

Lo go:

Trụ sở: 102 Đường 218 Cao Lỗ, P4, Q8, TP.HCM Điện thoại: (08) 5407 7798

Fax: 08 5407 7896

Ngân hàng giao dịch: Ngân Hàng Á Châu (ACB) Vốn điều lệ: 1,000,000,000 (1 Tỷ đồng)

Website: www.dacogreenlight.com Giám Đốc: PHAN THANH ĐẠT

Quy mô kinh doanh: doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và thương mại. Tổng số công nhân viên trong công ty: 52 người.

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Chuyên sản xuất máng đèn siêu mỏng tiết kiệm điện và kinh doanh các loại phụ kiện, trang thiết bị điện cung cấp cho các công trình, đại lý, hộ gia đình nhằm mục đích bảo vệ môi trường trong lành, mang lại ánh sáng xanh cho mọi người.

 Sản xuất máng đèn siêu mỏng Daco Greenlight:

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM cơ điện Đại Thành (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)