Xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng mại điện tử quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 80)

Để TMĐT phát triển một các toàn diện, theo kịp đƣợc các xu hƣớng phát triển của TMĐT trên thế giới thì nhất thiết phải xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển TMĐT quốc gia. Đây chính là những định hƣớng lâu dài để phát triển TMĐT trong nƣớc.

Chiến lƣợc TMĐT quốc gia cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

Tính định hƣớng: chiến lƣợc TMĐT quốc gia vạch ra lộ trình phát triển TMĐT của đất nƣớc cho thời kỳ 10 năm, 20 năm. Nó chỉ ra định hƣớng vận động chung cho TMĐT trên phạm vi toàn bộ quốc gia. Từ định hƣớng chung đó, các tỉnh, thành phố, ngành, DN điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp.

Tính tổng quát: chiến lƣợc TMĐT quốc gia nêu ra các mục tiêu tổng quát định lƣợng và định tính; đƣa ra những dự báo dài hạn về triển vọng phát triển chung của TMĐT trong nƣớc và quốc tế. Đây là chiến lƣợc chung và khái quát nhất.

Tính linh hoạt: chiến lƣợc phát triển TMĐT quốc gia không phải là mô hình phát triển cụ thể mà là để lựa chọn từ mục tiêu, nguồn lực đến giải pháp. Nó nhƣ những định hƣớng, những gợi ý cho các nhà quản lý, nhà kinh doanh điều hành các hoạt động cụ thể. Do đó chiến lƣợc này không bất di bất dịch mà đƣợc điều chỉnh và có thể thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Tính khoa học và thực tiễn: chiến lƣợc đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết về hoạch định và thực thi chiến lƣợc, sử dụng các phƣơng pháp khoa học để phân tích và dự báo môi trƣờng trong nƣớc và quốc tế, bảo đảm chiến lƣợc có tính khả thi cao.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng chiến lƣợc phát triển TMĐT, tôi đề xuất một số nội dung chủ yếu trong chiến lƣợc phát triển TMĐT quốc gia nhƣ sau:

Mục tiêu: mục tiêu tổng quát mà chiến lƣợc phát triển TMĐT Việt Nam cần

hƣớng tới là đƣa Việt Nam trở thành nƣớc có nền TMĐT phát triển tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. TMĐT ngày càng phát triển theo hƣớng tiên tiến, hiện đại; trở thành một công cụ hỗ trợ tích cực cho thƣơng mại nội địa và thƣơng mại quốc tế phát triển. TMĐT đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ chủ chốt trong các quy trình và giao dịch của DN, đặc biệt là về xuất khẩu, thƣơng mại và dịch vụ, tiêu dùng trong nƣớc.

Các định hƣớng phát triển TMĐT:

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về TMĐT phù hợp với các điều kiện trong nƣớc và các thông lệ quốc tế để tạo môi trƣờng thuận lợi cho TMĐT phát triển mạnh mẽ.

Phát triển nguồn nhân lực TMĐT: ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặc thù để tăng quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu về TMĐT đƣợc mở chuyên ngành đào tạo về TMĐT.

Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích và kỹ năng ứng dụng TMĐT tử cho các DN, cho ngƣời tiêu dùng và cho toàn xã hội. Trú trọng khuyến khích ngƣời tiêu dùng tham gia mua hàng trực tuyến. Xây dựng niềm tin của ngƣời tiêu dùng vào TMĐT.

Hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ DN ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong TMĐT theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Tăng cƣờng tham gia hợp tác quốc tế về TMĐT và các lĩnh vực liên quan với các tổ chức kinh tế thƣơng mại quốc tế và khu vực, các tổ chức thƣơng mại của Liên hiệp quốc, các tổ chức thƣơng mại đa phƣơng, song phƣơng và các đối tác thƣơng mại khác.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 80)