Qua nghiên cứu thực tiễn QLNN về TMĐT của một số quốc gia trên thế giới có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu sau:
Thứ nhất, đối với việc xây dựng chiến lƣợc phát triển TMĐT. Ở những quốc gia có nền TMĐT phát triển nhƣ Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, để hỗ trợ sự phát triển của TMĐT quốc gia, Chính phủ các nƣớc luôn trú trọng đến việc xây dựng chiến lƣợc phát triển TMĐT quốc gia với các mục tiêu mang tính định hƣớng lâu dài cho sự phát triển của TMĐT. Chiến lƣợc phát triển TMĐT quốc gia đƣợc xây dựng độc lập
với các chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội khác của đất nƣớc.
Thứ hai, về việc xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT. Về xây dựng khung pháp lý cho sự phát triển của TMĐT
Chính phủ các nƣớc đặc biệt chú trọng việc xây dựng và tạo lập một môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho TMĐT. Để thúc đẩy TMĐT, các quốc gia đều phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cụ thể. Chính phủ các nƣớc đều thiết lập khuôn khổ pháp lý đối với các vấn đề đƣợc coi là trở ngại và khó khăn về pháp lý cho sự phát triển của TMĐT nhƣ:
Thừa nhận tính pháp lý của giao dịch TMĐT và xác định cơ sở pháp lý để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong giao dịch TMĐT.
Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số hóa. Đồng thời, cần có các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực chữ ký điện tử và chữ ký số hóa.
Chú trọng bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong các giao dịch TMĐT, đặc biệt là bảo vệ các thông tin cá nhân của khách hàng khi họ thực hiện các giao dịch TMĐT.
Xây dựng cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, trách nhiệm của bên thứ ba trong giao dịch (nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối, dịch vụ chứng thực, xác nhận...).
Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá các cơ quan phát hành các thẻ thanh toán).
Quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nƣớc, nhằm vừa có thể đảm bảo tính công khai hóa, vừa đảm bảo bảo mật.
Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp nhƣ thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại v.v...
Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của TMĐT.
Chính phủ các quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT, Chính phủ các nƣớc đặc biệt chú trọng đến hạ tầng CNTT, hạ tầng thanh toán, hạ tầng nguồn nhân lực cho phát triển TMĐT.
i) Hạ tầng về CNTT.
Kinh nghiệm từ các nƣớc cho thấy, để TMĐT phát triển thì Chính phủ phải mở rộng, hiện đại hoá mạng lƣới viễn thông - Internet; xây dựng phát triển nhiều dịch vụ và ứng dụng trên Internet; tạo điều kiện truy cập Internet đƣợc dễ dàng với chất lƣợng tốt, giá cả phù hợp. Đồng thời khai thác sử dụng tối đa năng lực và dịch vụ của các thể chế hiện có liên quan đến thu thập và phổ biến thông tin và dữ liệu và các chƣơng trình mục tiêu để tăng cƣờng sử dụng các CNTT và truyền thông. Ví dụ nhƣ các nghiên cứu đánh giá sự tham gia nhiều hơn của các DN có quy mô quốc gia và địa phƣơng vào các chƣơng trình phát triển đầu tƣ và thƣơng mại.
ii) Hạ tầng nguồn nhân lực.
Trong thời gian đầu triển khai TMĐT, các nƣớc đều coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các lợi ích của TMĐT cho toàn bộ xã hội. Tập trung giáo dục những kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và Internet giúp ngƣời dân hiểu biết về các lợi ích Internet trong học tập, nghiên cứu, kinh doanh, từ đó tham gia tích cực vào việc ứng dụng và phát triển TMĐT.
iii) Hạ tầng thanh toán.
Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT. Thiếu hạ tầng thành toán, chƣa thể có TMĐT theo đúng nghĩa của nó. Do đó để đẩy mạnh TMĐT, các quốc gia đều trú trọng đến việc phát triển đa dạng các loại hình thanh toán trực tuyến nhƣ: thanh toán qua thẻ, sử dụng ví điện tử, tiền mặt điện tử.
Thứ ba, về tổ chức thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch, chính sách phát triển TMĐT.
Trong quá trình triển khai TMĐT, Chính phủ các quốc gia thƣờng xây dựng các trung tâm hỗ trợ DN triển khai TMĐT. Nhiệm vụ của các Trung tâm này là phải tìm ra đƣợc những mô hình TMĐT tiên tiến và phù hợp nhất để có thể áp dụng và triển khai trong các DN của nƣớc mình. Vai trò của của chính phủ là xúc tiến và tạo thuận lợi cho sự hình thành và sự tiếp nhận TMĐT bằng cách: i) Tạo ra một môi trƣờng thuận lợi, bao gồm cả các khía cạnh pháp lý và điều tiết, có tính khả kiến, rõ ràng và nhất quán; ii) Tạo ra một môi trƣờng có tác dụng xúc tiến niềm tin giữa những
ngƣời tham gia TMĐT; iii) Xúc tiến sự vận hành có hiệu quả của TMĐT trên bình diện quốc tế bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn trong TMĐT quốc gia tƣơng thích với các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế đang diễn tiến; iiii) Trở thành ngƣời sử dụng tiên phong nhằm mục đích tạo ra các động lực để khuyến khích các phƣơng tiện điện tử đƣợc sử dụng rộng rãi hơn nữa.
CHƢƠNG 2.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Khái niệm: Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng để thẩm định, giải quyết những vấn đề còn tranh cãi, chƣa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Phân tích tổng hợp giúp ta tìm ra những lỗ hổng của các nghiên cứu trƣớc, những lĩnh vực nào cần phải nghiên cứu hoặc chứng minh thêm.
Thông thƣờng phân tích tổng hợp là hai quá trình của một vấn đề, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kì một quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành QLNN về TMĐT. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất.
Áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét xem có các nghiên cứu nào trong lĩnh vực QLNN về TMĐT đã bƣớc nghiên cứu, các nghiên đó đã bƣớc thực hiện nhƣ thế nào, kết quả của của các nghiên cứu là gì? v.v... phân tích tổng hợp để phát hiện những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trƣớc, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài.
Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phƣơng pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế - xã hội, luận văn phân tích làm rõ những tác động của QLNN đến TMĐT thông qua việc thực hiện các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam; phân
tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hƣởng đến QLNN về TMĐT ở Việt Nam; phân tích và đánh giá việc thực hiện chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam qua các tiêu chí xây dựng.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau: Tìm kiếm
nguồn tài liệu → Thu thập và
xử lý số liệu → Thực hiện phân tích tổng hợp
Hình 2.1. Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Bước 1: Tìm kiếm nguồn tài liệu.
Đối với các số liệu thứ cấp, luận văn sử dụng năm nguồn số liệu chính đó là: hệ thống thƣ viện; số liệu từ các Bộ, ngành; số liệu từ các cơ quan, viện nghiên cứu; số liệu từ các buổi hội thảo khoa học và số liệu từ các Website.
Hệ thống Thƣ viện: Thƣ viện quốc gia, Thƣ viện của các trƣờng đại học: Kinh tế quốc dân, đại học Thƣơng mại, để tìm kiếm các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: luận văn, luận án, các đề tài nghiên cứu, các bài báo trong và ngoài nƣớc v.v...
Số liệu từ các Bộ, Ngành: Bộ Công thƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Kế hoạch và đầu tƣ; Tổng cục Thống kê; Bộ Tƣ pháp v.v... để tìm kiếm các báo cáo có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: Báo cáo TMĐT hàng năm; Sách trắng về CNTT và Truyền thông; Báo cáo về tình hình KT - XH hàng năm. Tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT; các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển Công nghệ thông tin; phát triển TMĐT.
Số liệu thống kê từ các cơ quan, viện nghiên cứu có liên quan đến TMĐT nhƣ: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CEM); Viện chiến lƣợc và chính sách khoa học công nghệ (NISTPASS); Viện nghiên cứu thƣơng mại v.v... để tìm kiếm các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.
Các buổi Hội thảo chuyên đề: thông qua các buổi hội thảo chuyên đề về CNTT, về TMĐT đƣợc tổ chức hàng năm nhƣ: Hội thảo về TMĐT, Hội thảo về Chính phủ điện tử, Hội thảo về An ninh và An toàn mạng v.v... tôi thu thập đƣợc rất nhiều ý kiến của các chuyên gia tham dự hội thảo về tài nghiên cứu cũng nhƣ nguồn số liệu
từ tham luận của các chuyên gia trong các buổi hội thảo. Đây là nguồn tƣ liệu rất có ích trong quá trình thực hiện các nội dung của đề tài.
Các Website của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam nhƣ: Hiệp hội TMĐT Việt Nam (http://www.vecom.vn/); Cục TMĐT và CNTT Bộ công thƣơng (http://vecita.gov.vn/); Sàn TMĐT của Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam (http://www.ecommerce.gov.vn), hiệp hội TMĐT Việt Nam (http://www.vecom.vn) v.v... để tìm kiếm các báo cáo, các số liệu thống kê về các DN TMĐT ở Việt Nam.
Đối với các dữ liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài đƣợc tôi thu thập thông qua hình thức điều tra khảo sát các DN, các cơ quan QLNN theo các bƣớc đƣợc trình bày trong phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.
Bước 2. Thu thập và xử lý số liệu
Từ các nguồn tài liệu trên, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp tôi thu thập đƣợc các số liệu gốc trong các nguồn tài liệu. Các số liệu này đƣợc xử lý thông qua bộ phần mềm xử lý số liệu trong KT-XH phổ biến hiện nay là SPSS. Kết quả của quá trình xử lý là các số liệu, các bảng biểu phân tích và các biểu đồ đƣợc sử dụng trong đề tài nghiên cứu.
Bước 3: Thực hiện phân tích và tổng hợp
Từ các số liệu, các bảng biểu và biểu đồ đã bƣớc xử lý, đề tài tập trung phân tích quá trình thực hiện nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở tổng hợp các kết quả phân tích, kết quả điều tra và ý kiến của các chuyên gia để đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Khái niệm: Phƣơng pháp điều tra khảo sát là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.
hỏi nghiên cứu, xác định các tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT ở Việt Nam, thu thập ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề còn tồn tại trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam hiện nay đồng thời trao đổi về một số giải pháp hoàn thiện các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Phƣơng pháp điều tra khảo sát đƣợc thực hiện qua các bƣớc: Dự kiến các vấn đề cần nghiên cứu → Thiết kế câu hỏi bán cấu trúc → phỏng vấn Thực hiện sâu → Phân tích, tổng hợp thông tin từ các nội dung đã phỏng vấn
Hình 2.2. Các bƣớc thực hiện nghiên cứu định tính
Bước 1. Dự kiến các vấn đề cần nghiên cứu
Từ những kết quả bƣớc đầu khi thực hiện phƣơng pháp phân tích tổng hợp các công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến TMĐT và QLNN về TMĐT ở Việt Nam, tôi bƣớc đầu xác định đƣợc một số vấn đề chính cần nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:
- TMĐT ở Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển nhƣ thế nào? Nhà nƣớc thực hiện quản lý TMĐT bằng các công cụ nào? Kết quả thực hiện nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam ra sao?
- Môi trƣờng cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hoàn thiện chƣa? - Kinh nghiệm của thế giới đối với QLNN về TMĐT ở Việt Nam là gì?
- QLNN về TMĐT ở Việt Nam có thể đƣợc đánh giá qua các tiêu chí nào? Phƣơng pháp xây dựng các tiêu chí này?
- Các giải pháp khắc phục những tồn tại trong QLNN về TMĐT là gì? Nội dung cụ thể của các biện pháp?
Bước 2. Thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu đối tượng điều tra
Căn cứ vào các vấn đề nghiên cứu đã dự kiến, tôi thiết kế lƣới câu hỏi phỏng vấn sâu các đối tƣợng là các chuyên gia, nhà quản lý về TMĐT (Phụ lục 2.1). Nội dung các câu hỏi đƣợc thiết kế nhƣ nhau cho các đối tƣợng phỏng vấn.
Trong các buổi hội thảo có liên quan đến TMĐT và CNTT mà tôi trực tiếp tham dự, tôi thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia tham dự hội thảo theo các câu hỏi đã bƣớc thiết kế.
Bằng phƣơng pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia tôi đã bƣớc đầu xác định đƣợc 3 câu hỏi nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi này là:
i) Môi trƣờng cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện nay đã đầy đủ chƣa? Vai trò của Nhà nƣớc trong việc tạo lập môi trƣờng này?
ii) Những vấn đề nào còn tồn tại trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam hiện nay iii) Các giải pháp hoàn thiện QLNN về TMĐT ở Việt Nam là gì?
Trên cơ sở trao đổi, phỏng vấn với các chuyên gia, tôi cũng đã bƣớc đầu xác định đƣợc các tiêu chí đánh giá nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam, các tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá bao gồm: tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp, và tiêu chí bền vững. Đồng thời qua trao đổi và nghiên cứu tài liệu, tôi cũng xây dựng đƣợc bộ chỉ tiêu dùng để đo lƣờng kết quả thực hiện từng tiêu chí.
CHƢƠNG 3.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát hoạt động thƣơng mại điện tử ở Việt Nam
3.1.1. Giai đoạn thƣơng mại điện tử hình thành và đƣợc pháp luật thừa nhận (giai đoạn trƣớc năm 2005) (giai đoạn trƣớc năm 2005)
Đây đƣợc coi là giai đoạn tiền đề của việc ứng dụng TMĐT trong các DN ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, môi trƣờng cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam mới bắt đầu đƣợc hình thành, một số DN đã bắt đầu nhận thức đƣợc vai trò to lớn của việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động SXKD của DN và đã bắt đầu ứng dụng