Phƣơng pháp điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 32)

Khái niệm: Phƣơng pháp điều tra khảo sát là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.

hỏi nghiên cứu, xác định các tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT ở Việt Nam, thu thập ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề còn tồn tại trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam hiện nay đồng thời trao đổi về một số giải pháp hoàn thiện các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam.

Phƣơng pháp điều tra khảo sát đƣợc thực hiện qua các bƣớc: Dự kiến các vấn đề cần nghiên cứu Thiết kế câu hỏi bán cấu trúc phỏng vấn Thực hiện sâu Phân tích, tổng hợp thông tin từ các nội dung đã phỏng vấn

Hình 2.2. Các bƣớc thực hiện nghiên cứu định tính

Bước 1. Dự kiến các vấn đề cần nghiên cứu

Từ những kết quả bƣớc đầu khi thực hiện phƣơng pháp phân tích tổng hợp các công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến TMĐT và QLNN về TMĐT ở Việt Nam, tôi bƣớc đầu xác định đƣợc một số vấn đề chính cần nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:

- TMĐT ở Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển nhƣ thế nào? Nhà nƣớc thực hiện quản lý TMĐT bằng các công cụ nào? Kết quả thực hiện nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam ra sao?

- Môi trƣờng cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hoàn thiện chƣa? - Kinh nghiệm của thế giới đối với QLNN về TMĐT ở Việt Nam là gì?

- QLNN về TMĐT ở Việt Nam có thể đƣợc đánh giá qua các tiêu chí nào? Phƣơng pháp xây dựng các tiêu chí này?

- Các giải pháp khắc phục những tồn tại trong QLNN về TMĐT là gì? Nội dung cụ thể của các biện pháp?

Bước 2. Thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu đối tượng điều tra

Căn cứ vào các vấn đề nghiên cứu đã dự kiến, tôi thiết kế lƣới câu hỏi phỏng vấn sâu các đối tƣợng là các chuyên gia, nhà quản lý về TMĐT (Phụ lục 2.1). Nội dung các câu hỏi đƣợc thiết kế nhƣ nhau cho các đối tƣợng phỏng vấn.

Trong các buổi hội thảo có liên quan đến TMĐT và CNTT mà tôi trực tiếp tham dự, tôi thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia tham dự hội thảo theo các câu hỏi đã bƣớc thiết kế.

Bằng phƣơng pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia tôi đã bƣớc đầu xác định đƣợc 3 câu hỏi nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi này là:

i) Môi trƣờng cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện nay đã đầy đủ chƣa? Vai trò của Nhà nƣớc trong việc tạo lập môi trƣờng này?

ii) Những vấn đề nào còn tồn tại trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam hiện nay iii) Các giải pháp hoàn thiện QLNN về TMĐT ở Việt Nam là gì?

Trên cơ sở trao đổi, phỏng vấn với các chuyên gia, tôi cũng đã bƣớc đầu xác định đƣợc các tiêu chí đánh giá nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam, các tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá bao gồm: tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp, và tiêu chí bền vững. Đồng thời qua trao đổi và nghiên cứu tài liệu, tôi cũng xây dựng đƣợc bộ chỉ tiêu dùng để đo lƣờng kết quả thực hiện từng tiêu chí.

CHƢƠNG 3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát hoạt động thƣơng mại điện tử ở Việt Nam

3.1.1. Giai đoạn thƣơng mại điện tử hình thành và đƣợc pháp luật thừa nhận (giai đoạn trƣớc năm 2005) (giai đoạn trƣớc năm 2005)

Đây đƣợc coi là giai đoạn tiền đề của việc ứng dụng TMĐT trong các DN ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, môi trƣờng cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam mới bắt đầu đƣợc hình thành, một số DN đã bắt đầu nhận thức đƣợc vai trò to lớn của việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động SXKD của DN và đã bắt đầu ứng dụng TMĐT ở các cấp độ khác nhau.

Bắt đầu từ năm 2003, Ban CNTT và TMĐT Thuộc Bộ Thƣơng mại (đơn vị tiền thân của Cục TMĐT và CNTT-Bộ Công thƣơng) đã tiến hành khảo sát hiện trạng ứng dụng TMĐT ở Việt Nam với một số kết quả về tình hình ứng dụng TMĐT ở Việt Nam nhƣ sau: [4].

Ngày càng có nhiều DN thấy đƣợc các lợi ích của TMĐT và muốn ứng dụng TMĐT;

Thƣơng mại điện tử đã đƣợc ứng dụng ngày càng rộng rãi để tiếp thị và quảng bá DN;

Việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chƣa thực hiện đƣợc do thiếu một môi trƣờng pháp lý thích hợp và các hạ tầng công nghệ tin học và viễn thông cần thiết;

Hiệu quả ứng dụng TMĐT chƣa cao do các DN tham gia TMĐT một cách tự phát. Chính phủ chƣa có sự chỉ đạo, hƣớ ng dẫn hoặc định hƣớng chính thức nào và chƣa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho các DN;

Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và yếu.

Năm 2004, cũng trong Báo cáo hiện trạng ứng dụng TMĐT cho thấy: TMĐT ở Việt Nam năm 2004 đã phát triển đáng kể so với năm 2003 trên nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng CNTT và Internet tới các chợ “ảo” và thiết lập website của các DN [4].

Kết quả khảo sát 303 DN hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cho thấy một tỉ lệ khá cao các DN đã có đầu tƣ bƣớc đầu về ứng dụng CNTT, với 82, 9% DN đƣợc hỏi có kết nối Internet và 25, 3% đã thi ết lập website. Có tới 16% các công ty có dự án phát triển TMĐT. Đây là tỷ lệ khá cao trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam [4].

Trong lĩnh vực công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT, có tới 54% DN đã thiết lập website để bán hàng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, 100% DN đã sử dụng email trong các giao dịch kinh doanh. Với sự phát triển mau lẹ của dịch vụ truy cập Internet băng rộng với giá phải chăng, cách truy cập Internet của các DN trong năm 2004 đã thay đổi lớn so với năm 2003. Cụ thể, trong số DN đƣợc khảo sát có tới 12,4% DN có đƣờng truyền riêng, 53,9% sử dụng ADSL và chỉ còn 33,7% DN sử dụng Dial-up [4] .

Năm 2004 cũng chứng kiến sự thay đổi về cơ cấu đầu tƣ cho CNTT của các DN. Tỷ lệ đầu tƣ cho phần cứng, phần mềm và đào tạo của các DN đƣợc điều tra tƣơng ứng là 62%, 29% và 12% . Thay vì chú trọng đầu tƣ vào phần cứng nhƣ trƣớc đây, các DN đã đầu tƣ nhiều hơn cho phần mềm và đào tạo. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy các tỷ lệ này còn chƣa hợp lý và trong các năm tới cần đảo ngƣợc tỷ lệ đầu tƣ cho phần cứng và phần mềm [4].

Trong khi số DN xây dựng website tăng rất nhanh thì có sự phân tán lớn giữa các DN thuộc các lĩnh vực kinh doanh. Tỷ lệ DN sản xuất thiết lập website thấp hơn nhiều so với các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Thực tế là các DN dịch vụ, không kể quy mô, hiện đang là lực lƣợng năng động nhất triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.

Kết quả điều tra 230 DN có website cho thấy trên 90% website này mới chỉ dừng ở mức giới thiệu DN và sản phẩm. Khoảng trên 40% website có cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt hàng. Tuy nhiên, số website cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản chỉ chiếm hơn 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và website cung cấp dịch vụ du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông [4].

Khi thiết lập website, 73,9% DN đƣợc hỏi cho biết đối tƣợng họ hƣớng tới là các công ty và tổ chức, còn những DN chú trọng tới đối tƣợng đại chúng chiếm một tỷ lệ thấp hơn. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới là TMĐT B2B chiếm ƣu thế vƣợt trội so với B2C trong lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh TMĐT của DN.

Đa số DN khi xây dựng website đã có ý thức quảng bá website của mình bằng nhiều hình thức nhƣ đăng ký website với một công cụ tìm kiếm trực tuyến, đăng ký vào danh bạ website do một tổ chức trong nƣớc đứng ra tập hợp, quảng cáo website qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và trao đổi liên kết với những trang web khác. Tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 20% DN chƣa áp dụng biện pháp nào để quảng bá website.

Có tới 43,6% các công ty đánh giá chỉ mất dƣới 2 năm để hoàn vốn cho đầu tƣ vào TMĐT, 39,7% cần 2 tới 5 năm. Chỉ có 16,7% các công ty đánh giá phải cần trên 5 năm để thu hồi vốn đầu tƣ. Nhƣ vậy, có thể thấy hiệu quả đầu tƣ cho TMĐT là khá cao. [4]

Những hàng hoá và dịch vụ đƣợc giới thiệu, mua bán trên mạng nhiều nhất là: 1) những sản phẩm có độ tiêu chuẩn hoá cao nhƣ máy tính và linh kiện máy tính, thiết bị điện tử và viễn thông; 2) những sản phẩm có hàm lƣợng thông tin cao nhƣ sách báo, đĩa nhạc; 3) hàng hoá biểu trƣng nhƣ vé máy bay, vé xem phim, thẻ quà tặng; 4) hàng thủ công mỹ nghệ; và 5) văn hoá phẩm và quà tặng.

Năm 2005, là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của TMĐT ở Việt Nam, đây cũng là năm cuối cùng của giai đoạn TMĐT hình thành và bƣớc pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Các DN đã chủ động hơn trong việc ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả SXKD và nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Một số DN đã đầu tƣ vào công nghệ tiên tiến và mạnh dạn đƣa ra những phƣơng thức kinh doanh TMĐT mới; nhiều mô hình TMĐT đã bƣớc các DN triển khai thành công. [4].

3.1.2. Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử ở Việt Nam (giai đoạn từ năm 2006 đến nay) đoạn từ năm 2006 đến nay)

Tiếp theo những thành công trong ứng dụng TMĐT tại các DN từ năm 2006 TMĐT đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều DN, ngƣời tiêu dùng đã bắt đầu hình thành thói quen mua sắm trên mạng Internet, TMĐT đã bƣớc đầu đƣợc toàn xã hội và DN thừa nhận nhƣ là một ngành kinh doanh mới đem lại nhiều lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và DN.

Sau 5 năm triển khai và thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010, TMĐT ở Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả sau [2]:

* Đối với các DN.

Mục tiêu 1: Khoảng 60% DN có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với doanh nghiệp “. Năm 2010, Bộ Công Thƣơng đã tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT với hơn 3.400 DN trên toàn quốc. Kết quả khảo sát [2] cho thấy: tỷ lệ ứng dụng TMĐT của các DN lớn (có từ 300 lao động trở lên) đã vƣợt mục tiêu đề ra tại kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010. Cụ thể, 70% số DN lớn tham gia khảo sát đã thiết lập website, 95% nhận đơn đặt hàng qua các phƣơng tiện điện tử, 85% đã triển khai các phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và 96% sử dụng thƣ điện tử thƣờng xuyên cho mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ DN khai thác các ứng dụng này ở mức độ chuyên sâu và thật sự hiệu quả chƣa cao.

Mục tiêu 2: Khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng” hoặc “doanh nghiệp với doanh nghiệp”.

Theo kết quả khảo sát năm 2010 của Bộ Công Thƣơng [2], hầu hết các DN nhỏ và vừa đã biết tới và đánh giá cao những lợi ích mà TMĐT mang lại. Phần lớn DN đã tích cực triển khai ứng dụng TMĐT ở các mức độ khác nhau. Đến cuối năm 2010, 100% DN nhỏ và vừa tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, 98% có kết nối Internet, 80% sử dụng thƣ điện tử thƣờng xuyên cho mục đích kinh doanh và 85% đã chấp nhận đơn đặt hàng qua các phƣơng tiện điện tử. Nhƣ vậy, đến cuối năm

2010 mục tiêu 80% DN có quy mô nhỏ và vừa biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng” hoặc “doanh nghiệp với doanh nghiệp “đã bƣớc hoàn thành.

* Đối với ngƣời tiêu dùng.

Mục tiêu 3: Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “DN với ngƣời tiêu dùng” hoặc “ngƣời tiêu dùng với ngƣời tiêu dùng”.

Năm 2010, Bộ Công Thƣơng tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT tại 500 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát [2] cho thấy 49% hộ gia đình đã kết nối Internet, trong đó 18% cho biết mục đích truy cập Internet có liên quan tới TMĐT và 4% từng sử dụng dịch vụ thanh toán hoặc ngân hàng trực tuyến khi truy cập Internet. Tỷ lệ 21% hộ gia đình truy cập Internet thông qua thiết bị cầm tay cho thấy sự lớn mạnh nhanh chóng cũng nhƣ tiềm năng của các ứng dụng TMĐT trên nền thiết bị di động (M-commerce).Tuy kết quả khảo sát chỉ phản ánh thực trạng ứng dụng TMĐT trong các hộ gia đình t ại thành phố Hà Nội, nhƣng với tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet trên toàn quốc đạt 12,2% vào năm 2010 và số thuê bao di động cuối năm 2010 đƣợc thống kê ở mức 172 thuê bao/100 dân, Việt Nam đang có những cơ sở hết sức thuận lợi để đẩy mạnh triển khai ứng dụng TMĐT tới mọi thành phần ngƣời tiêu dùng trong toàn xã hội. Các số liệu trên cho thấy giao dịch TMĐT của ngƣời tiêu dùng giai đoạn 5 năm qua gia tăng nhanh chóng và mục tiêu 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT có thể xem nhƣ đã hoàn thành.

Hai năm đầu thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Việt Nam giai đoạn 2015-2020, hiệu quả ứng dụng TMĐT ngày càng đƣợc thể hiện rõ nét trong các DN. Kết quả điều tra của Cục TMĐT trong các năm 2013, 2014 cho thấy hầu hết các DN đều đánh giá rất cao các lợi ích khi ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp.

Hình 3.1. Đánh giá tác dụng của TMĐT đối với DN trong các năm 2013 – 2014

Ghi chú: thang điểm từ 0 (hoàn toàn không hiệu quả) tới 4 (rất hiệu quả) đối với mỗi tiêu chí đánh giá.

Nguồn [2, 3]. Khi xem xét mức độ đóng góp vào doanh thu từ các phƣơng tiện điện tử, năm 2013 có 58% số doanh nghiệp cho rằng doanh thu từ các phƣơng tiện điện tử tăng và con số này là 37% trong năm 2014. Điều này cho thấy giao dịch thƣơng mại qua các phƣơng tiện điện tử đã đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu của doanh nghiệp. 2.41 2.42 2.53 2.45 2.57 2.59 2.73 2.73 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 Tăng doanh thu, lợi nhuận

Giảm chi phí Quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp Mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng Năm 2013 Năm 2014

49 14 37 36 6 58 0 20 40 60 80

Doanh thu hầu như không đổi

Doanh thu giảm Doanh thu tăng

Năm 2013 Năm 2014

Hình 3.2. Xu hƣớng doanh thu từ các phƣơng tiện điện tử trong năm 2013, 2014

Nguồn: [2, 3]. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bộ Công thƣơng quy mô của thị trƣờng TMĐT B2C ở Việt Nam ƣớc tính năm 2014 là 700 triệu USD. [1].

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam3.2.1.Xây dựng Chiến lƣợc phát triển thƣơng mại điện tử 3.2.1.Xây dựng Chiến lƣợc phát triển thƣơng mại điện tử

Hệ thống phát triển TMĐT hiện nay bao gồm: chiến lƣợc phát triển TMĐT quốc gia và chiến lƣợc phát triển TMĐT từng địa phƣơng.

3.2.1.1. Chiến lược phát triển TMĐT quốc gia

Để phát triển TMĐT, ngày 15/09/2005 Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)