Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 41)

3.2.1.Xây dựng Chiến lƣợc phát triển thƣơng mại điện tử

Hệ thống phát triển TMĐT hiện nay bao gồm: chiến lƣợc phát triển TMĐT quốc gia và chiến lƣợc phát triển TMĐT từng địa phƣơng.

3.2.1.1. Chiến lược phát triển TMĐT quốc gia

Để phát triển TMĐT, ngày 15/09/2005 Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 222/2005/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006- 2010. Đây là kế hoạch đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam. Kế hoạch này đã đƣa ra các quan điểm phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 [13].

(i) Phát triển TMĐT góp phần thúc đẩy thƣơng mại và nâng cao sức cạnh tranh của DN trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới;

(ii) Nhà nƣớc đóng vai trò tạo lập môi trƣờng pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích DN ứng dụng TMĐT; cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động TMĐT;

(iii) Phát triển TMĐT cần đƣợc gắn kết chặt chẽ với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông;

(iv) Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm bảo đảm toàn bộ hệ thống pháp luật đƣợc định hƣớng chung là hỗ trợ, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển.

Trên cơ sở các kết quả phát triển TMĐT đã đạt đƣợc theo kế hoạch trên, ngày 12/07/2010, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 1073/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu tổng quát là: “TMĐT đƣợc sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nƣớc thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” [6].

Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, kế hoạch đã đƣa ra các mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc vào năm 2015: [6].

Mục tiêu 1: Tất cả DN lớn tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử loại hình DN với DN,

Mục tiêu 2: Tất cả DN nhỏ và vừa tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử loại hình DN với ngƣời tiêu dùng hoặc DN với DN,

Mục tiêu 3: Bƣớc đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ ngƣời tiêu dùng tham gia thƣơng mại điện tử loại hình DN với ngƣời tiêu dùng,

Mục tiêu 4: Phần lớn dịch vụ công liên quan tới hoạt động SXKD đƣợc cung cấp trực tuyến

Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên các dịch vụ liên quan tới thuế, bao gồm khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trƣớc năm 2013;

Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tƣ trƣớc năm 2013, bảo đảm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký DN, cấp giấy

chứng nhận đầu tƣ, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;

Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên 50% các dịch vụ công liên quan tới thƣơng mại và hoạt động SXKD trƣớc năm 2014, đến hết năm 2015 có 20% đạt mức độ 4.

Đây là một bản kế hoạch đƣợc đánh giá là mang tính đột phá trong phát triển TMĐT với rất nhiều các giải pháp đƣợc đề ra để thực hiện mục tiêu trên.

3.2.1.2. Kế hoạch phát triển TMĐT của các địa phương

Căn cứ vào kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia, các địa phƣơng đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT của từng địa phƣơng m ình với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể hơn trong việc phát triển TMĐT ở địa phƣơng.

Thực hiện Quyết định số Quyết định số 1073/QĐ-TTg của Thủ tƣớng, đến hết năm 2014, đã có 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng xây dựng và ban hành Kế hoạch phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 của địa phƣơng mình [1].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 41)