Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 97)

4.2.5.1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại điện tử.

Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hoạt động tranh tra, tăng cƣờng tần suất thanh tra về TMĐT với các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: thanh tra việc cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử bán hàng:

Thông tin về thƣơng nhân/ngƣời sở hữu website;

Thông tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thƣờng thiệt hại;

Thông tin về các trƣờng hợp ngƣời tiêu dùng có quyền hủy bỏ, sửa đổi thỏa thuận trên trang thông tin điện tử bán hàng;

Phƣơng thức thanh toán, giá cả, vận chuyển và giao nhận… Thông tin hƣớng dẫn giao kết hợp đồng trên môi trƣờng mạng;

Việc bảo đảm cho ngƣời tiêu dùng khả năng lƣu trữ và tái tạo đƣợc các thông tin về điều kiện hợp đồng.

Thứ hai, thanh tra việc giao kết hợp đồng trên trang thông tin điện tử bán hàng, nội dung thanh tra bao gồm:

Quy trình giao kết hợp đồng giữa thƣơng nhân và khách hàng trên trang thông tin điện tử bán hàng;

Cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trƣớc khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để thực hiện việc giao

kết hợp đồng;

Những thông tin đƣợc cung cấp trong trả lời đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng;

Việc phân định trách nhiệm giữa thƣơng nhân và chủ sở hữu website trong quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng (Trƣờng hợp thƣơng nhân bán hàng khác với chủ sở hữu website);

Thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng.

Thứ ba, thanh tra việc sử dụng chữ ký điện tử trong hoạt động TMĐT, nội dung thanh tra bao gồm: việc xin chứng thƣ số; việc sử dụng chữ ký số có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không.

Thứ tư, thanh tra việc thu thập, bảo vệ và sử dụng thông tin cá nhân trong hoạt động TMĐT, nội dung thanh tra bao gồm: mục đích, hoạt động thu thập thông tin cá nhân của DN; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng; việc xin ý kiến đồng ý của khách hàng trƣớc khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân.

Thứ năm, thanh tra việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại của khách hàng, bao gồm các nội dung:

Số vụ tranh chấp, khiếu nại của khách hàng liên quan đến giao dịch thƣơng mại điện tử;

Số vụ đã giải quyết, mức bồi thƣờng thiệt hại; Số vụ tồn đọng, lý do.

4.2.5.2. Thành lập thanh tra chuyên ngành thương mại điện tử.

Thực tiễn triển khai TMĐT giai đoạn vừa qua cho thấy cho đến nay vẫn chƣa có một đơn vị chuyên ngành thực hiện công tác thanh tra trong lĩnh vực TMĐT. Hiện nay Cục TMĐT & CNTT thuộc Bộ công thƣơng phải kết hợp với thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện thanh tra trong lĩnh vực này. Do đó trong thời gian tới cần nhanh chóng thành lập Ban thanh tra TMĐ trực thuộc Cục TMĐT & CNTT để trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành về TMĐT. Ở cấp địa phƣơng, cần khẩn trƣơng xây dựng bộ phận chuyên trách về TMĐT trực thuộc Sở công thƣơng các Tỉnh, bộ phận này có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra,

giám sát các hoạt động TMĐT ở địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 97)