Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 43)

3.2.2.1. Chính sách thương mại điện tử

a. Chính sách thương nhân

* Hành vi của thƣơng nhân bị cấm trong hoạt động TMĐT.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT đƣợc quy định tại điều 4 của thông tƣ 46/2010, các hành vi này bao gồm:

Lập Website TMĐT để tiến hành hoạt động kinh doanh khi chƣa đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Cung cấp thông tin giả mạo về đăng ký kinh doanh hoặc nhân thân trên Website TMĐT.

Gắn biểu tƣợng đăng ký giả mạo trên sàn giao dịch TMĐT. Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT.

Tiết lộ bí mật kinh doanh của các thƣơng nhân, cá nhân tham gia bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT.

Lấy cắp hoặc sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của các thƣơng nhân, tổ chức, cá nhân giao dịch trên website TMĐT.

Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về TMĐT và Internet..

Tuy nhiên các hành vi bị cấm ở trên còn quá khái quát, chƣa bao quát đƣợc hết các hành vi của các tổ chức, cá nhân lợi dụng TMĐT kinh doanh bất chính nhƣ: kinh doanh hàng giả, lợi dụng TMĐT để huy động vốn, tổ chức kinh doanh TMĐT theo hình thức đa cấp, cung cấp các dịch vụ TMĐT không đƣợc phép.

Bên cạnh đó, chế tài xử phạt các hành vi này chƣa đƣợc quy định cụ thể, chƣa có các quy định xử phạt một cách đồng bộ sẽ gây ra sự lúng túng trong quá trình phát hiện, xử phạt các hành vi gian lận trong giao dịch TMĐT và khó bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

b. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đang ngày càng đƣợc quan tâm và việc Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng vào cuối năm 2010 đã phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của vấn đề này trong hệ thống pháp luật kinh tế - dân sự Việt Nam.

các quy định pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong TMĐT thời gian qua đã bƣớc xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhƣ sau:

Giao dịch TMĐT phải tuân thủ các quy định pháp luật chung về bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Những tranh chấp về chất lƣợng hàng hóa, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin sai lệch, … sẽ đƣợc xử lý nh ƣ trong các giao dịch truyền thống.

Với tinh thần trên, các văn bản liên quan đến vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dung trong TMĐT thời gian qua chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh đặc thù là bảo vệ thông tin cá nhân của ngƣời tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong quá trình giao kết hợp đồng trên website TMĐT.

c. Chính sách thuế trong thương mại điện tử

* Xác định đối tƣợng nộp thuế

nay phải tuân thủ theo các chính sách thuế hiện nay nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Đối với các giao dịch TMĐT qua biên giới, cung cấp dịch vụ có hiện diện thƣơng mại và cung cấp dịch vụ có hiện diện của thể nhân do các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tiến hành tại Việt Nam đã đƣợc Bộ Tài chính quy định tại Thông tƣ số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 (Thông tƣ 134) hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.Hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới (chiều vào) cho ngƣời tiêu dùng không đƣợc quy định trong Thông tƣ 134 mà đƣợc điều chỉnh theo hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với những quốc gia và vùng lãnh thổ có ký hiệp định với Việt Nam hoặc sẽ chịu thuế theo quy định tại nội luật đối với các DN ở những quốc gia và vùng lãnh thổ chƣa k ý kết hiệp định với Việt Nam. Nếu dịch vụ cung cấp ngoài Việt Nam thì chỉ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với đối tƣợng không áp dụng hiệp định hoặc theo hiệp định đối với những đối tƣợng đƣợc áp dụng hiệp định.

Hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới (chiều đi) đƣợc quy định trong phần dịch vụ xuất khẩu tại các văn bản hƣớng dẫn luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu cung cấp tại Việt Nam thì đó là dịch vụ xuất khẩu và đƣợc áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% hoặc không chịu thuế phụ thuộc vào ƣu đãi của nội luật. Nếu cung cấp ngoài Việt Nam thì không chịu điều chỉnh bởi Luật Thuế giá trị gia tăng, mà chỉ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một khoản thu nhập phát sinh do kinh doanh ở nƣớc ngoài theo quy định hiện hành.

Nhƣ vậy có thể thấy hiện nay các quy định về thuế hiện hành của Việt Nam đã điều chỉnh tƣơng đối đủ các hình thức thƣơng mại đƣợc áp dụng không phân biệt là thƣơng mại truyền thống hay TMĐT. Theo quy định của Luật quản lý thuế, các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải khai thuế trƣớc khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các DN nƣớc ngoài không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân kinh

doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nƣớc là ngƣời mua sẽ phải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp thay thuế cho DN nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc đăng ký thuế khi DN nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chƣa đƣợc quy định cụ thể do điều này chỉ xảy ra trong TMĐT theo nghĩa hẹp. Về nguyên tắc, ngƣời mua không phải là ngƣời nộp thuế đối với thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, nhƣng do ngƣời bán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên việc yêu cầu đăng ký còn bị hạn chế.

d. Chính sách phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử

Để phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2015-2020 đƣa ra:

Thứ nhất: phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của thƣơng mại điện tử, bao gồm các nội dung [6].

- Xây dựng các chƣơng trình tập huấn cán bộ quản lý kinh tế ở Trung ƣơng và địa phƣơng và các chƣơng trình b ồi dƣỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT.

- Phổ biến, tuyên truyền về lợi ích và kỹ năng ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng các ngành sản xuất và dịch vụ chính; quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ TMĐT

Đến nay, các cơ quan QLNN tại địa phƣơng đã có nhận thức khá tốt về lợi ích của TMĐT đối với sự phát triển KT-XH. Hầu hết các Sở Công Thƣơng trên cả nƣớc cũng đã cử lãnh đạo Sở phụ trách và bố trí cán bộ chuyên trách về TMĐT để giúp Sở triển khai các hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch TMĐT, các DN cung cấp dịch vụ TMĐT cũng tích cực hỗ trợ đào tạo các thành viên và khách hàng những kỹ năng, cách thức triển khai ứng dụng TMĐT trong DN.

Thứ hai, đẩy mạnh đào tạo chính quy về TMĐT, bao gồm các nội dung [6]. - Ban hành chƣơng trình khung về đào tạo thƣơng mại điện tử trong các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; tăng cƣờng giảng dạy kỹ năng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các trƣờng dạy nghề; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hƣớng khuyến khích các tổ chức đầu tƣ, phát triển công nghệ đào tạo trực tuyến, hỗ trợ các trƣờng đại học và doanh nghiệp liên kết trong việc thiết kế nội dung, giáo trình đào tạo trực tuyến. Hỗ trợ về vốn và các ƣu đãi về thuế nhằm đẩy nhanh hình thức đào tạo trực tuyến.

Trong giai đoạn 2006-2014, Cục TMĐT và CNTT đã tiến hành tổ chức hai cuộc điều tra khảo sát về tình hình đào tạo TMĐT tại các trƣờng đại học, cao đẳng trên cả nƣớc. Số liệu và thông tin thu thập đƣợc tổng hợp và phân tích tại 02 cuốn “Báo cáo tình hình đào tạo TMĐT tại các trƣờng đại học, cao đẳng” năm 2010 và 2014 [4, 6].

Trong số 108 trƣờng tham gia khảo sát năm 2008, có 49 trƣờng đã triển hai hoạt động đào tạo về TMĐT, gồm 30 trƣờng đại học và 19 trƣờng cao đẳng. Trong đó, 2 trƣờng đã thành lập khoa TMĐT, 11 trƣờng thành lập bộ môn TMĐT. Một số trƣờng đại học đã có k ế hoạch đầu tƣ sâu cho đào tạo TMĐT với việc hoàn thiện giáo trình và hạ tầng công nghệ phục vụ cho đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn kinh doanh của DN và nhu cầu xã hội [3].

Cục TMĐT và CNTT đã phối hợp cùng Vụ Giáo dục Đại học -Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất lộ trình triển khai hoạt động với mục tiêu hƣớng tới mở rộng việc xây dựng chuyên ngành TMĐT tại một số trƣờng và ban hành khung chƣơng trình đào tạo TMĐT trình độ đại học, cao đẳng. Theo kết quả khảo sát năm 2010, 2012 và 2014 của Cục TMĐT và CNTT, tính đến hết năm 2014 có 88 trƣờng triển khai hoạt động đào tạo TMĐT, trong đó có 52 trƣờng đại học và 36 trƣờng cao đẳng. [2, 4, 6]

30 49 52 19 28 36 49 77 88 0 20 40 60 80 100

Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014

Đại học Cao đẳng Tổng số

Hình 3.3. Số trƣờng đào tạo TMĐT năm 2010, 2012, 2014

Nguồn: [2, 4, 6]. Hoạt động đào tạo TMĐT cũng bắt đầu đi vào chiều sâu, một số trƣờng đã đầu tƣ và mời chuyên gia trong và ngoài nƣớc tƣ vấn xây dựng chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ chuyển giao tài liệu, phƣơng pháp giảng dạy. Cùng với xu hƣớng tăng cƣờng và phát triển các chƣơng trình liên kết đào tạo quốc tế, một số môn học về TMĐT cũng nằm trong danh mục chƣơng trình đào tạo đại học và sau đại học của các trƣờng đại học quốc tế tại Việt Nam.

Tính đến hết năm 2014, Bộ Giáo dục và đào tạo mới chỉ giao cho hai trƣờng là Đại học Thƣơng mại và đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đào tạo thí điểm ngành TMĐT trình độ đại học, hệ chính quy. Do đó hầu hết các Trƣờng chọn hƣớng mở chuyên ngành TMĐT nằm trong các ngành thuộc nhóm ngành Kinh doanh và quản lý từ đó đã làm hạn chế rất nhiều việc mở rộng quy mô đào tạo ngành TMĐT.

e. Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho thương mại điện tử

* Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

Cho đến hết năm 2014 hạ tầng CNTT & TT tại Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, mạng thông tin quốc gia hiện đại phủ sóng cả nƣớc, kết nối tới hầu hết các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Tính đến tháng 12 năm 2014 số ngƣời sử dụng Internet tại Việt Nam đạt mức 31,3 triệu ngƣời; số ngƣời sử dụng Internet trên 100 dân đạt 35,3%. Số thuê bao Internet băng rộng cố định đạt 4,87 triệu thuê bao; Số hộ gia đình có máy vi tính tính trên 100 hộ gia đình đạt tỷ lệ 18,8%. [8].

Sự phát triển hạ tầng CNTT & TT đã tạo ra môi trƣờng vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam.

* Công nghệ thanh toán

Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

Bằng các chính sách trên, công nghệ thanh toán ở Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của TMĐT.

Với những bƣớc tiến của hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử, các dịch vụ thanh toán điện tử thời gian qua đã phát triển khá nhanh, với nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế xã hội đƣợc Chính phủ đặc biệt chú trọng thời gian qua

20.3 19 17.2 16.4 14.1 14 14.2 11.7 11.8 0 5 10 15 20 25 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán (%)

Hình 3.4. Tỷ lệ tiền mặt lƣu thông trong tổng phƣơng tiện thanh toán.

Nguồn [8]. Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ cũng đƣợc cải thiện đáng kể với 13.920 máy ATM và 89.957 máy POS đƣợc lắp đặt trên toàn quốc.

10549 12082 13920 14000 23000 25000 34000 41342 61382 89957 9700 7600 4300 2154 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Số lượng máy ATM Số lượng máy POST

Hình 3.5. Thống kê số lƣợng máy ATM và POST qua các năm.

Sự phát triển nhanh của các dịch vụ thanh toán và phƣơng tiện thanh toán điện tử trong thời gian qua đã tạo thuận lợi cho việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ, mua bán hàng hóa một cách dễ dàng thông qua Internet, điện thoại di động, ATM, POS, giúp đẩy mạnh phát triển TMĐT tại Việt Nam. Ngoài ra, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các tổ chức chuyên cung cấp giải pháp, trung gian hỗ trợ thanh toán và sự liên kết giữa các tổ chức này với ngân hàng, công ty điện thoại đang đƣợc hình thành cũng góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử trong nền kinh tế.

3.2.2.2. Xây dựng và ban hành pháp luật về thương mại điện tử

a. Các quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong văn bản pháp luật về dân sự - thƣơng mại

Hai văn bản cốt lõi nhất điều chỉnh hoạt động thƣơng mại là Bộ luật dân sự và Luật Thƣơng mại đã thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử thông qua việc thừa nhận thông điệp dữ liệu - hình thức biểu hiện cụ thể của giao dịch điện tử. Bên cạnh Bộ luật Dân sự và Luật Thƣơng mại, ngƣời tham gia TMĐT còn phải tuân thủ quy định khác ,nhƣ Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, luật Sở hữu trí tuệ, luật Viễn thông v.v… Một số quy định có liên quan đến TMĐT trong các văn bản luật này nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng: * Luật Viễn thông:

* Luật Sở hữu trí tuệ:

b. Các quy định về giao dịch điện tử và công nghệ thông tin

Khung pháp lý cho giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng đƣợc hình thành với hai bộ luật chính là Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin, 8 nghị định hƣớng dẫn Luật, cùng một loạt thông tƣ quy định chi tiết những khía cạnh cụ thể của giao dịch điện tử trong từng lĩnh vực ứng dụng đặc thù.

Bên cạnh các văn bản thuộc hệ thống Luật Giao dịch điện tử, hoạt động TMĐT còn chịu sự điều chỉnh của Luật Công nghệ thông tin cùng những văn bản hƣớng dẫn thi hành. Trong số các vấn đề đƣợc quy định tại Luật Công nghệ thông tin, có

hai nhóm vấn đề lớn cần đặc biệt lƣu ý là các quy định về Internet - nền tảng kỹ thuật của hoạt động TMĐT nói chung, và quy định về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc - nền tảng của việc triển khai loại hình TMĐT B2G trong tƣơng lai.

c. Các quy định về chế tài và xử lý vi phạm

Chế tài đối với các hành vi vi phạm đƣợc chia làm 2 loại: xử phạt hành chính

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 43)