3.2.4.1. Công cụ kiểm tra, thanh tra
Thanh tra thông tin điện tử nói chung, thanh tra về TMĐT nói riêng ở Việt Nam thời gian qua là hoạt động khá mới mẻ. Để thực hiện hoạt động này, các cơ quan QLNN đã bƣớc đầu xây dựng các căn cứ pháp lý để làm cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động này.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, quan điểm phát huy mọi nguồn lực xã hội đã thu hút nhiều thành phần DN tham gia cung cấp dịch vụ Internet. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP là nghị định “khung” trong đó có giao trách nhiệm cho nhiều cơ quan khác nhau: Tổng cục Bƣu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có chức năng điều hoà, phối hợp công tác QLNN về Internet của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và làm đầu mối trong các hoạt động quốc tế về Internet, Bộ Khoa học, Công nghệ và Mội trƣờng, Bộ Văn hóa -Thông tin, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ban Cơ yếu Chính phủ.
Thông tƣ liên bộ 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005 giữa Bộ Bƣu chính - Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Văn hóa
– Thông tin, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ về quản lý đại lý Internet là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, nó điều chỉnh hoạt động kinh doanh đại lý Internet tại Việt Nam, đối tƣợng là DN cung cấp dịch vụ truy nhập, DN cung cấp dịch vụ ứng dụng, đại lý Internet và ngƣời sử dụng dịch vụ Internet tại đại lý. Các quy định trong thôngtƣ rất chặt chẽ nhƣng chƣa thật sự phù hợp và khó triển khai trong cuộc sống. Thứ nhất, khái niệm “đại lý Internet” trong thông tƣ hầu nhƣ không sát với thực tiễn, các điểm Internet công cộng là các hộ các thể, DN mua đứt sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ truy nhập, tự kinh doanh và chịu lỗ lãi, không phải hƣởng hoa hồng. Thứ hai, trẻ em dƣới 14 tuổi vào đại lý Internet phải có ngƣời bảo lãnh và giám sát trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại đại lý. Thứ ba, quy định phải đăng ký thông tin cá nhân của khách hàng.
Ngày 28/8/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thay thế nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001. Các quy định về thông tin điện tử trong nghị định mới so với Nghị định cũ rất thông thoáng, mở ra cơ hội lớn cho các tổ chức, DN tham gia vào hoạt động này. Theo quy định mới, chỉ trang thông tin điện tử tổng hợp phải xin phép hoạt động.
Bên cạnh đó, để có cơ sở thực hiện các hoạt động thanh tra TMĐT, Bộ công thƣơng đã ban hành thông tƣ 09/2008/TT-BCT ngày 21/7/2008 hƣớng dẫn cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT.
3.2.4.2. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thương mại điện tử
Do hoạt động TMĐT đƣợc thực hiện trên môi trƣờng điện tử nên giám sát việc thực thi các văn quản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này là một thách thức lớn đối với các cơ quan QLNN. Các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc thanh tra việc cung cấp các nội dung thông tin trên các trang thông tin điện tử và kiểm tra về mức độ tuân thủ Thông tƣ số 09/2008/TT-BCT của một số Website TMĐT điển hình.
Trong hai năm 2008- 2009, Cục TMĐT và CNTT thuộc Bộ Công Thƣơng đã triển khai một loạt hoạt động nhằm phổ biến và đôn đốc việc chấp hành Thông tƣ
09 trong các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu triển khai, cách thức đƣợc chọn là tập trung vào các biện pháp tuyên truyền, đào tạo và nâng cao nhận thức cho một nhóm website thƣơng mại điện tử điển hình, từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng diện đối tƣợng và tăng cƣờng hơn nữa hoạt động thực thi ở giai đoạn sau.
Tháng 11/2008, Cục tiến hành khảo sát 50 website TMĐT về mức độ tuân thủ Thông tƣ số 09/2008/TT-BCT và gửi công văn số 395/TMĐT-PC nhắc nhở chủ các website thực hiện đúng quy định của Thông tƣ.
Tháng 2/2009, kết quả rà soát lại 50 website này cho thấy có 8 website đã sửa đổi theo những khuyến nghị nêu tại công văn, 37 website không có tiến triển gì, và 5 website tạm ngừng hoạt động. Dựa vào kết quả này, Cục đã phối hợp với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục Quản lý thị trƣờng tổ chức 2 hội thảo tại Hà Nội (tháng 3/2009) và thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5/2009) nhằm nhắc nhở các website chƣa tuân thủ và giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Tháng 7/2009, Cục tiến hành rà soát lại lần thứ ba những website nói trên và gặp mặt từng doanh nghiệp chủ website ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm trao đổi, giải đáp các khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp. Kết quả những nỗ lực này là đến cuối năm 2009, 50% số website đã tuân thủ đầy đủ quy định của Thông tƣ, những website còn lại cũng có tiến bộ trong việc sửa đổi các nội dung đƣợc nhắc nhở.
Nhƣ vậy có thể thấy hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra TMĐT còn rất mờ nhạt, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thấp, hiệu quả chƣa cao, chƣa có cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trƣờng điện tử. Bên cạnh đó, nhiều quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT còn thấp, chƣa đủ mạnh để răn đe, tạo ra sự tuân thủ tốt trong xã hội. Đây sẽ là những vấn đề cần đƣợc tập trung khắc phục trong giai đoạn tới để tăng cƣờng hiệu lực của hệ thống pháp luật, tạo môi trƣờng thật sự lành mạnh và an toàn cho TMĐT phát triển.