Đánh giá quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 66)

3.3.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu từ quá trình điều tra

3.3.1.1. Thống kê mô tả

Kết quả điều tra cho thấy một số đặc điểm của mẫu điều tra nhƣ sau (Phụ lục 3.1).

Về quy mô và loại hình DN Điều tra, trong số 219 DN điều tra thì loại hình DN nhỏ & vừa chiếm tỷ trọng nhiều nhất (68%) còn lại là các DN lớn(chiếm 32% tổng số DN trả lời phiếu điều tra).

Về loại hình DN Điều tra, trong tổng số 219 DN trả lời thì DN ngoài nhà nƣớc chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm 86,8%) còn lại là DN nhà nƣớc chiếm 13,2% trong tổng số DN trả lời phiếu điều tra. Điều này cho thấy các DN ngoài quốc doanh nhận thức rất rõ vai trò của TMĐT trong hoạt động SXKD của mình.

Về lĩnh vực hoạt động của DN điều tra, lĩnh vực hoạt động nhiều nhất trong tổng số 219 DN trả lời điều tra là thƣơng mại, bán buôn, bán lẻ (chiếm 38,8%), tiếp đến là Sản xuất công nghiệp (chiếm 29,2%); Công nghệ thông tin (25,6%) và tài chính ngân hàng là 6,4%. Kết quả này cho thấy hiện nay TMĐT đƣợc áp dụng tƣơng đối phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực SXKD của nền kinh tế.

Về cấp độ ứng dụng TMĐT trong DN, kết quả điều tra cho thấy hầu hết các DN điều tra đang triển khai TMĐT ở cấp ở cấp độ 3 hay là cấp độ chuẩn bị TMĐT (DN bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, DN chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn). Cấp độ này chiếm 48,9% tổng số DN đƣợc điều tra.

Bên cạnh đó có 32,4% DN đang triển khai TMĐT ở cấp độ 4 hay là cấp độ đã áp dụng TMĐT (Website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu đƣợc tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con ngƣời và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả).

Về vị trí công tác của ngƣời tham gia trả lời phiếu điều tra, kết quả điều tra cho thấy những ngƣời tham gia trả lời điều tra hầu hết là những nhân viên đang trực tiếp thực hiện hoạt động TMĐT trong DN (chiếm 79,9%); vị trí còn lại trả lời phiếu điều

tra là quản lý bộ phận (chiếm 16%) và lãnh đạo các đơn vị (chiếm 4,1%).

3.3.1.2.Kiểm định thang đo

Việc kiểm định các thang đo nội dung QLNN về TMĐT đƣợc thực hiện qua việc phân tích độ tin cậy và mức độ phù hợp của từng thang đo. Độ tin cậy của thang đo đƣợc kiểm định thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-Total Correclation) trong phép phân tích Reliability Analysis của phần mềm SPSS.

Hệ số Cronbach's Alpha (α).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach's Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận đƣợc.

Hệ số Cronbach's Alpha đƣợc xác định theo công thức sau:

               2 1 2 1 1 X N = i i Y σ σ N N = α Trong đó:

N – Số biến đƣa vào phân tích 2

i Y

σ – Phƣơng sai của biến quan sát thứ i σ2X

- Phƣơng sai của biến tổng

Hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-Total Correclation)

Hệ số tƣơng quan biển tổng là hệ số tƣơng quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tƣơng quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.5 đƣợc coi là

biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

Thực hiện phép phân tích Reliability Analysis trong phầm mềm SPSS cho kết quả phân tích hệ số Cronbach's Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng Total Correlation của từng thang đo các tiêu chí nhƣ sau (Phụ lục 3.2).

Tính bền vững: kết quả phân tích cho thấy thang đo tính bền vững có hệ số α = 0,814 thỏa mãn điều kiện về α > 0,6. Xét mối quan hệ giữa các biến quan sát trong thang đo cho thấy các biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng > 0,5, điều này chứng tỏ các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau và là các biến đo lƣờng đƣợc tính bền vững của QLNN về TMĐT.

Từ các kết quả kiểm định thang đo cho thấy các chỉ tiêu của từng tiêu chí là phù hợp để đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam.

3.3.2. Đánh giá nội dung quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam

3.3.2.1. Kết quả đo lường các tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT ở Việt Nam

Việc đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam đƣợc thực hiện thông qua việc đo lƣờng kết quả thực hiện từng tiêu chí. Cơ sở để đánh giá là nguồn số liệu điều tra sơ cấp của tôi và nguồn số liệu thứ cấp của các cơ quan QLNN về TMĐT nhƣ: Bộ công thƣơng, Bộ thông tin và truyền thông v.v...

a. Tính hiệu quả của QLNN về TMĐT ở Việt Nam: Hiệu quả QLNN về

TMĐT ở Việt Nam đƣợc đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản đó là mức độ phổ biến của TMĐT trong nền kinh tế và các lợi ích mà TMĐT đem lại cho DN.

Thứ nhất, về mức độ phổ biến của TMĐT trong nền kinh tế.

Qua các số liệu trong Báo cáo TMĐT hàng năm của Cục TMĐT & CNTT cho thấy, nếu nhƣ trƣớc năm 2005 môi trƣờng cho việc ứng dụng TMĐT ở Việt Nam chƣa hình thành, TMĐT chƣa bƣớc pháp luật chính thức thừa nhận, số lƣợng các DN ứng dụng TMĐT còn rất ít và mới chỉ dừng lại ở cấp độ 1 và 2 thì đến hết năm 2010, thông qua việc triển khai thực hiện rất nhiều các chƣơng trình dự án trong kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010, môi trƣờng cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã bƣớc hình thành, TMĐT đã bƣớc pháp luật chính thức thừa nhận; TMĐT đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các DN; TMĐT bƣớc đầu đã bƣớc xã

hội chấp nhận sử dụng.

Kết quả điều tra năm 2014 tại hơn 3.000 doanh nghiệp trên cả nƣớc của Cục TMĐT và CNTT cho thấy 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát có trang bị máy tính; 99% doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2014 đã có kết nối Internet; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh năm 2014 tăng mạnh so với các năm trƣớc, đạt 97%; trên 50% doanh nghiệp thƣờng xuyên cập nhật thông tin hàng tuần lên Website; lƣợng đơn nhận đặt hàng qua Website của doanh nghiệp trong năm 2014 tăng lên đáng kể so với các năm trƣớc đạt 29%. [1]

Năm 2014, số doanh nghiệp có website chuyên nghiệp ở mức độ 2 (có chức năng tƣơng tác, hỗ trợ ngƣời xem) chiếm tỷ lệ 41%; doanh nghiệp có website ở cấp độ 3 đạt mức 28%, tỷ lệ doanh nghiệp có website cấp độ 4 chƣa nhiều, dừng ở mức 8% [1].

Thứ hai, về các lợi ích mà TMĐT đem lại cho các DN, kết quả điều tra trong năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT rất rõ nét, đƣợc thể hiện qua một số kết quả sau: [1]

Năm 2014, kết quả khảo sát cho thấy tổng giá trị đơn hàng doanh nghiệp đã đặt qua các phƣơng tiện điện tử cũng rất khả quan, với 20% doanh nghiệp đƣợc điều tra cho biết các đơn hàng họ đã đặt qua phƣơng tiện điện tử chiếm hơn 50% tổng giá trị mua hàng cả năm, và 18% cho biết tỷ lệ này đạt mức 31% - 50%. [1]

TMĐT có tác động rất lớn đến doanh thu của DN; theo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT năm 2042 có 37% DN tham gia cuộc khảo sát trả lời làdoanh thu tăng, 49% không thay đổi và có 14% cho biết là doanh thu giảm so với các năm trƣớc. Điều này khẳng định tầm quan trọng của TMĐT đối với việc kinh doanh của DN. [1]

Ngoài ra, các DN tham gia khảo sát cũng đƣợc yêu cầu đánh giá hiệu quả của TMĐT qua một số tiêu chí, với thang điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là mức hiệu quả cao nhất. Trong năm 2014, hầu hết các DN đƣợc khảo sát cho rằng việc ứng dụng TMĐT đã đem lại nhiều hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN với giá trị điểm của các tiêu chí đều lớn hơn 2.

2.41 2.42 2.53 2.45 2.34 2.36 2.38 2.4 2.42 2.44 2.46 2.48 2.5 2.52 2.54 Mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp

Giảm chi phí Tăng doanh thu, lợi

nhuận Tác dụng của ứng dụng TMĐT trong DN năm 2014

Hình 3.8. Đánh giá các tác dụng của ứng dụng TMĐT trong DN năm 2014

Nguồn: [1]. Nhƣ vậy qua hai chỉ tiêu đánh tính hiệu quả của QLNN về TMĐT ở Việt Nam là: mức độ phổ biến của TMĐT trong nền kinh tế và các lợi ích mà TMĐT đem lại cho DN cho thấy hiệu quả QLNN về TMĐT trong thời gian qua là khá cao. TMĐT đã đƣợc áp dụng phổ biến trong các DN, bƣớc đầu đƣợc ngƣời tiêu dùng và xã hội chấp nhận.

Các DN ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả cao.

b. Tính bền vững của QLNN về TMĐT ở Việt Nam

Kết quả điều tra cho thấy QLNN về TMĐT ở Việt Nam đã có những tác động to lớn tới nền kinh tế nói chung và DN nói riêng. Đồng thời trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về TMĐT, các cơ quan QLNN cũng hết sức chú trọng đến tính bền vững trong hoạt động quản lý của mình. Các kết quả này đƣợc thể hiện thông qua việc hầu hết các DN đều đồng ý và rất đồng ý với các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của hoạt động QLNN về TMĐT (Phụ lục 3.3).

tử ở Việt Nam

a. Các kết quả đã đạt đƣợc

Thứ nhất, về xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển TMĐT.

Từ các kết quả phân tích thực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam và kết quả đo lƣờng các tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT ở Việt Nam cho thấy trong thời gian qua cơ quan QLNN về TMĐT đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT, trong đó Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006- 2010 (Quyết định 222) đƣợc coi là bản kế hoạch mang tính định hƣớng đầu tiên của các cơ quan QLNN đối sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Những định hƣớng và chủ trƣơng đúng đắn của các cơ quan QLNN đã giúp DN triển khai và ứng dụng có hiệu quả TMĐT trong hoạt động SXKD; TMĐT ngày càng trở thành ứng dụng quan trọng trong hoạt động của các DN; TMĐT đã đóng góp rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tƣ, mở rộng hợp tác quốc tế của các DN. Nhờ có sự hỗ trợ của các cơ quan QLNN, ngày càng có nhiều DN áp dụng các mô hình TMĐT ở các cấp độ khác nhau, hình thành nên các mô hình kinh doanh mới rất có hiệu quả.

Bên cạnh đó sự nhận thức về các lợi ích của TMĐT trong DN và ngƣời dân đã đƣợc nâng cao nhờ việc tích cực tuyên truyền, phổ biến về các lợi ích của TMĐT. TMĐT đã làm thay đổi đáng kể thói quen, tập quán của ngƣời tiêu dùng; thay đổi phƣơng thức kinh doanh truyền thống.

Tiếp theo Kế hoạch phát triển tổng thể TMĐT giai đoạn 2006-2010, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 20011-2015 cũng đƣợc coi là một kế hoạch mang tính đột phá với rất nhiều các mục tiêu và giải pháp cụ thể để đảm bảo cho sự phát triển ngày càng nhanh của TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Thứ hai, về xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT.

Trong thời gian qua, các cơ quan QLNN đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng các chính sách phát triển TMĐT, rất nhiều chính sách nhƣ chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho TMĐT, chính sách phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT đã đạt đƣợc những thành công nhất định.

dựng và triển khai, cho đến nay hạ tầng công nghệ cho TMĐT đã đƣợc chú trọng đầu tƣ tạo ra điều kiện rất lớn cho các DN ứng dụng thành công TMĐT. Cùng với sự phát triển của Internet thì hạ tầng CNTT quốc gia cũng luôn đƣợc trú trọng đầu tƣ thích đáng. Hệ thống thông tin quốc gia ngày càng đƣợc hoàn thiện với rất nhiều các công nghệ mới đƣợc ứng dụng; tốc độ đƣờng truyền Internet ngày càng tăng, ngày càng có nhiều DN cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet đã đƣợc cung cấp đến hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nƣớc. Các công nghệ thanh toán ngày càng hiện đại, an toàn và bảo mật, thuận tiện cho ngƣời sử dụng. Chính các điều kiện này đã mở ra cơ hội rất lớn cho việc triển khai TMĐT.

Về chính sách phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT, cho đến nay nguồn nhân lực cho TMĐT đã đƣợc quan tâm đào tạo, bƣớc đầu đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu về nguồn nhân lực TMĐT cho các DN và xã hội. Sau rất nhiều nỗ lực của các cơ quan quản lý và các trƣ ờng đại học, chuyên ngành TMĐT đã có tên trong hệ thống đào tạo quốc gia. Rất nhiều trƣờng đã mở chuyên ngành đào tạo TMĐT hoặc đƣa môn học TMĐT vào các chƣơng trình đào tạo của các chuyên ngành khác có liên quan. Việc đào tạo chính quy về TMĐT đã tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng, phần nào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các DN TMĐT và xã hội.

Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, sau 5 năm triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 tại quyết định 222 của Thủ tƣớng Chính phủ, khung pháp lý cho hoạt động TMĐT đã dần hình thành. Ba bộ luật cơ bản điều chỉnh hoạt động TMĐT là: luật giao dịch điện tử; luật Công nghệ thông tin và luật Viễn thông là cơ sở để các Bộ, Ngành ban hành các văn bản dƣới luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của TMĐT.

Hệ thống pháp luật về TMĐT cũng từng bƣớc đƣợc hiệu chỉnh để phù hợp với hệ thống pháp quốc tế về TMĐT, phù hợp những cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế.

Hệ thống pháp luật về TMĐT đã tạo ra nền tảng pháp lý cơ bản để các cơ quan QLNN thực hiện các hoạt động của mình; là cơ sở để các DN ứng dụng và triển khai TMĐT vào hoạt động SXKD; tạo niềm tin cho ngƣời tiêu dùng khi tham gia

các giao dịch TMĐT.

Thứ ba, về tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006- 2010, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2015-2020 các cơ quan QLNN về TMĐT đã triển khai rất nhiều các chƣơng trình, dự án để hỗ trợ việc ứng dụng TMĐT trong DN và từng bƣớc hoàn thiện môi trƣờng cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT.

Trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan QLNN về TMĐT, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Cục TMĐT và CNTT, rất nhiều DN đã nhận đƣợc sự tƣ vấn, hỗ trợ kịp thời về mặt công nghệ, về lựa chọn mô hình TMĐT phù hợp.

Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra TMĐT bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nhờ có hoạt động này, các DN đã có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về TMĐT, ngƣời tiêu dùng đã phần nào tin tƣởng vào việc thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 66)