Tổ chức thực hiện chiến lƣợc phát triển thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 55)

3.2.3.1. Truyền thông và tư vấn

Trong thời gian qua, các phƣơng tiện truyền thông nhƣ báo viết, báo điện tử, các kênh phát thanh, truyền hình đã tích cực tham gia vào quá trình tuyên truyền về TMĐT. Từ năm 2009, Tạp chí “Thƣơng gia và Thị trƣờng” - tờ báo chính thức của Hiệp hội TMĐT Việt Nam đƣợc chính thức xuất bản. Tạp chí Công nghiệp của Bộ Công Thƣơng cũng chú trọng tới việc tuyên truyền về TMĐT trong đó đặc biệt là mảng xây dựng chính sách, pháp luật về TMĐT. Với sự cộng tác nhiệt tình từ đông đảo chuyên gia đến từ các cơ quan QLNN, viện nghiên cứu, trƣờng đại học và DN, chuyên mục TMĐT với những bài viết sinh động, sâu sắc, đã cập nhật đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật, xu hƣớng công nghệ, tình hình đào tạo và diễn biến thị trƣờng TMĐT tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Các tờ báo quan trọng trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ Báo Nhân dân, Tạp chí Tƣ tƣởng Văn hóa Trung ƣơng cũng dành sự quan tâm tích cực đến những chủ đề về TMĐT [2].

Trong mảng báo hình hoạt động tuyên truyền, phổ biến về TMĐT và công nghệ thông tin của VTV diễn ra năng động, đạt hiệu quả cao. Các chuyên mục “Công nghệ - Đời sống” của VTV1 và “7 ngày công nghệ” của VTV2 đƣợc đông đảo khán giả cả nƣớc yêu thích. Từ 2006 tới 2010, VTV đã giới thiệu đến nhân dân nhiều vấn đề thời sự liên quan đến TMĐT Việt Nam nhƣ: bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo mật trong hoạt động ngân hàng, mạng xã hội ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin trong tài chính, v.v… Từ ngày 19 tháng 7 năm 2007, VTV2 bắt đầu phát sóng chuyên mục “Không gian số” (nay là “7 ngày công nghệ”) với thời lƣợng 60 phút mỗi ngày. Chuyên mục này đã góp phần tích cực trong việc phổ biến kiến thức TMĐT đến với ngƣời xem truyền hình [2].

Với tầm phủ sóng rộng khắp cả nƣớc, VOV cũng tích cực tuyên truyền và phổ biến các kiến thức, sự kiện liên quan đến TMĐT. Chuyên mục “Tin học và cuộc sống” (nay là “Không gian số”) đƣợc phát hàng ngày trên VOV1 đã chuyển tải đến thính giả cả nƣớc rất nhiều nội dung liên quan đến TMĐT. Nhiều vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm lớn của xã hội nhƣ: tình hình xây dựng và thực thi pháp luật về TMĐT, quy trình giao dịch TMĐT, bảo mật thông tin trong TMĐT, v.v… Bên cạnh đó, VOV còn có chƣơng trình chuyên đề là các diễn đàn về khoa học công nghệ phát thanh mỗi tháng một lần. Đây là những buổi trao đổi, tọa đàm giữa thính giả với các chuyên gia về những nội dung liên quan đến khoa học công nghệ, trong đó dành nhiều thời lƣợng phát sóng các chủ đề về TMĐT [2].

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet và sự nhạy bén của các cơ quan báo chí, TMĐT không chỉ đƣợc phổ biến thông qua báo hình, báo viết. Báo điện tử đang dần chứng minh đƣợc vai trò ngày càng tăng trong hoạt động tuyên truyền. Hiện nay, hầu hết các tờ báo lớn đều đã có phiên bản báo điện tử với nội dung rất đa dạng, phong phú.

Kiến thức về TMĐT cũng đƣợc các DN kinh doanh TMĐT cung cấp thƣờng xuyên và hƣớng dẫn khá tỉ mỉ trên website. Đây là các địa chỉ cung cấp thông tin và phổ biến kiến thức mang tính thực tiễn cao do đƣợc tích lũy từ hoạt động kinh doanh đa dạng của DN Chƣơng trình Hỗ trợ DN ứng dụng Công nghệ Thông tin

Truyền thông phục vụ hội nhập và phát triển.Ngoài ra, từ năm 2006 đến nay, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về TMĐT đã đƣợc tổ chức tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc thu hút đƣợc sự quan tâm của các cơ quan QLNN, DN, tổ chức, v.v… Nhiều hội thảo quốc tế về các chủ đề quan trọng của TMĐT nhƣ: “Bảo vệ dữ liệu cá nhân và sự phát triển của TMĐT trong APEC, Kinh nghiệm của Hoa Kỳ”, “Chƣơng trình cấp chứng nhận website TMĐT uy tín - Trustmark: Giải pháp hiệu quả để nâng cao uy tín cho các DN TMĐT Việt Nam trong khu vực APEC”, v.v… đƣợc tổ chức tại Việt Nam. Vớisự tham gia của các chuyên gia từ các nền kinh tế có TMĐT phát triển, những hội thảo này đã góp phần nâng cao nhận thức của DN và ngƣời tiêu dùng về lợi ích của TMĐT trong hoạt động kinh tế - thƣơng mại, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu.

3.2.3.2. Triển khai các chương trình, dự án

Để triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010, Cục TMĐT và CNTT thuộc Bộ Công Thƣơng đã phối hợp với rất nhiều các Bộ, Ngành liên quan để xây dựng các chƣơng trình, dự án nhằm cụ thể hóa các mục tiêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT đã đề ra. Đó là:

Chƣơng trình phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT;

Chƣơng trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật TMĐT với mục tiêu. Chƣơng trình cung cấp trực tuyến dịch vụ công các ứng dụng TMĐT trong mua sắm của Chính phủ;

Chƣơng trình phát triển công nghệ hỗ trợ TMĐT; Chƣơng trình thực thi pháp luật liên quan tới TMĐT; Chƣơng trình hợp tác quốc tế về TMĐT.

Mỗi chƣơng trình bƣớc cụ thể hóa thành rất nhiều dự án với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đƣợc giao cho từng đơn vị thực hiện. Sau 5 năm thực hiện, hầu hết các chƣơng trình trên đã hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Bắt đầu từ năm 2014, để triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2015-2020, Cục TMĐT và CNTT phối hợp với Hiệp hội TMĐT Việt Nam tiến hành xây dựng Chỉ số thƣơng mại điện tử (EBI) nhằm đánh giá tình hình ứng dụng

TMĐT trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. EBI đƣợc xây dựng dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, giao dịch thƣơng mại điện tử doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng (B2C), giao dịch thƣơng mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nƣớc tới doanh nghiệp (G2B).

3.2.3.3. Phối hợp hoạt động

Để tạo lập môi trƣờng cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của rất nhiều các Bộ, Ngành, các tổ chức trong và ngoài nƣớc.

Trong thời gian qua, cơ quan QLNN về TMĐT là Bộ Công thƣơng đã phối hợp với rất nhiều các Bộ, Ngành khác nhau trong việc triển khai các chƣơng trình dự án phát triển TMĐT.Kết quả của việc phối hợp hoạt động này là đã bƣớc đầu tạo dựng đƣợc môi trƣờng tƣơng đối hoàn thiện cho việc phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Bên cạnh việc phối hợp với các Bộ, Ngành để thiết lập môi trƣờng phát triển TMĐT, trong thời gian qua, các cơ quan QLNN đã đặc biệt chú ý tới vấn đề hợp tác quốc tế trong TMĐT.

Hợp tác quốc tế về TMĐT thời gian qua đƣợc tiến hành 53 ở cả cấp độ song phƣơng và đa phƣơng với các mục tiêu chủ yếu là: nâng cao năng lực QLNN và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TMĐT, thúc đẩy phát triển thƣơng mại phi giấy tờ; tăng cƣờng niềm tin và thu hút ngƣời tiêu dùng tham gia giao dịch TMĐT; hỗ trợ các DN nâng cao hiệu quả SXKD, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Các hoạt động hợp tác quốc tế đƣợc tiến hành ở cả cấp độ song phƣơng và đa phƣơng nhằm thực hiện những mục tiêu chủ yếu là: nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TMĐT, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân để tăng cƣờng niềm tin và thu hút ngƣời tiêu dùng tham gia giao dịch TMĐT; thúc đẩy trao đổi thông tin và công nghệ với các nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi hóa thƣơng mại.

Các dịch vụ hỗ trợ nhƣ dịch vụ chứng thực số, dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan QLNN, Bộ, Ngành.

Đối với dịch vụ chứng thực số, theo Trung tâm Chứng thực số quốc gia http://www.diap.gov.vn các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tính đến ngày hết năm 2014 gồm 9 nhà cung cấp dịch vụ bao gồm FPT IS, VDC (VNPT), Công ty Công nghệ thẻ Nacencom, Bkav, Viettel, Công ty CP Công nghệ - Truyền thông CK, Công ty Newtel-ca, Công ty Safe CA và Công ty Vina. Dịch vụ chứng thực số của các doanh nghiệp này đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng chữ kí số trong hoạt động TMĐT.

Đối với dịch vụ thanh toán điện tử, hiện nay hệ thống ngân hàng đang cung cấp một số dịch vụ thanh toán điện tử phổ biến đó là: dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking); dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động (Mobile Banking); các dịch vụ trung gian thanh toán có ứng dụng thanh toán điện tử nhƣ: dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ cổng thanh toán điện tử, dịch vụ ví điện tử.

Để thống nhất thị trƣờng thanh toán nói chung và thị trƣờng thanh toán trong TMĐT nói riêng, Ngân hàng Nhà nƣớc đang chỉ đạo thực hiện sáp nhập ba liên minh thẻ hiện nay. Công ty CP dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) đang hoàn tất thủ tục sáp nhập vào Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn). Liên minh thẻ còn lại, Công ty CP thẻ thông minh VINA (VNBC) dự kiến trong nửa đầu năm 2013 cũng sẽ hoàn tất sáp nhập vào Banknetvn. Nhƣ vậy, thị trƣờng thẻ sẽ chỉ còn một công ty chuyển mạch duy nhất là Banknetvn với sở hữu 25% thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc.

Đối với việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến: năm 2014 là năm thứ tƣ triển khai Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015 phê duyệt tại Quyết định số 1605/QĐ- TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy, quy định, hƣớng dẫn và tháo gỡ các khó khăn trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, các cơ quan nhà nƣớc đã tiến hành đẩy mạnh việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công ở mức độ 3 và mức độ 4.

Ngày 08 tháng 11 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chƣơng trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết là đẩy mạnh việc hiện đại hóa hành chính và đảm bảo đến năm 2014 “hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thực hiện trên môi trƣờng điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện; hầu hếtcác dịch vụ công đƣợc cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phƣơng tiện khác nhau”.

Năm 2014, tỉ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 là 76% tƣơng đƣơng 48 tỉnh, thành phố. Tỉ lệ này cao hơn năm 2011 là 9%. Trong số 48 tỉnh, thành phố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức mức độ 3, có các tỉnh nhƣ Vĩnh Long, Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Nam, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Bắc Ninh và Bình Dƣơng mới cung cấp dịch vụ này trong năm 2014. [5].

Số lƣợng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đƣợc cung cấp trong năm 2014 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tăng gấp đôi so với năm 2013, từ 829 dịch vụ lên đến 1522 dịch vụ công. Số lƣợng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đƣợc cung cấp trong năm 2014 chỉ còn năm dịch vụ, trong đó Thành phố Hà Nội cung cấp một dịch vụ cấp phƣờng xã và Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp bốn dịch vụ cấp tỉnh/thành. [5].

Hình 3.6. Biểu đồ tỉ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 Nguồn: [5]. 30 254 748 829 1522 0 0 3 8 5 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2010 2011 2012 2013 2014 Mức độ 3 Mức độ 4

Hình 3.7 Biểu đồ tăng trƣởng số lƣợng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

Nguồn: [5]. 9.5 28.6 60.3 68.3 76.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2010 2011 2012 2013 2014

Tỉ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (%)

Về mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, theo số liệu của Bộ Thông tin và truyền thông, năm 2014, mức độ xếp hạng về cung cấp dịch vụ công của các Bộ, Ngành có liên quan đến chức năng QLNN về TMĐT nhƣ: Bộ Công thƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nƣớc luôn đứng trong 10 đơn vị có mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao nhất. Điều này đã thể hiện nỗ lực rất lớn của các cơ quan này trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT.

Bảng 3.1 Xếp hạng tổng thể mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2012-2014

TT Bộ, cơ quan ngang Bộ Xếp hạng 2014 Xếp hạng 2013 Xếp hạng 2012 1 Bộ Ngoại giao 01 01 02

2 Bộ Thông tin và Truyền

thông 02 06 04 3 Bộ Tài chính 03 05 05 4 Bộ Công Thƣơng 04 02 03 5 Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 05 04 10 6 Bộ Tƣ pháp 06 08 16

7 Bộ Giáo dục và Đào tạo 07 07 01

8 Thanh tra Chính phủ 08 08 -

9 Bộ Y tế 08 08 12

10 Bộ Văn hóa - Thể thao và

Du lịch 08 08 13

11 Bộ Nội vụ 08 08 15

12 Bộ Quốc phòng 08 - -

13 Bộ Nông nghiệp và Phát

14 Bộ Giao thông vận tải 14 18 11 15 Bộ Khoa học và Công

nghệ 15 08 06

16 Bộ Lao động – Thƣơng

binh và Xã hội 16 17 07

17 Ủy ban Dân tộc 17 08 08

18 Bộ Tài nguyên và Môi

trƣờng 18 19 17

19 Bộ Xây dựng 19 08 18

20 Bộ Công an - 08 -

Nguồn: [5].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)