Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 99)

Ở cấp Trung ƣơng cần quy định rõ nhiệm, chức năng QLNN về TMĐT của các cơ quan QLNN. Theo quy định hiện nay, Bộ Công thƣơng là đơn vị đƣợc Chính phủ giao thực hiện chức năng QLNN về TMĐT. Ngoài ra trong quá trình thực hiện các chức năng QLNN, Bộ Công thƣơng còn phải phối hợp với các Bộ ngành khác nhƣ: Bộ Thông tin và truyền thông; Bộ Tƣ pháp; Ngân hàng nhà nƣớc, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo. Do đó để tránh chồng chéo và thiếu hụt về mặt chức năng, nhiệm vụ QLNN cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng Bộ trong quá trình thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam.

* Bộ Công Thƣơng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về TMĐT, bao gồm:

Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình phát triển TMĐT; trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động TMĐT, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng TMĐT và các quy định về quản lý dịch vụ TMĐT đặc thù;

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quản lý và thực thi pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh TMĐT, bao gồm cấp phép, đăng ký, báo cáo, thống kê, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;

Thực hiện các hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng TMĐT;

Tổ chức thống kê về TMĐT; Chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT; * Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm:

Quản lý an ninh thông tin mạng, hƣớng dẫn việc xây dựng các hệ thống quản lý kỹ thuật bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong TMĐT;

mạnh dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

* Bộ Công an chịu trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về xử lý hình sự đối với những hành vi lợi dụng TMĐT để xâm phạm an ninh, trật tự an toàn xã hội vàlợi ích ngƣời tiêu dùng;

Chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tội phạm, tổ chức điều tra, truy tố tội phạm trong hoạt động TMĐT;

Chỉ đạo công an các địa phƣơng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Công Thƣơng tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với thƣơng nhân, tổ chức và cá nhân vi phạm quy định về trật tự an toàn xã hội trong

TMĐT.

* Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chịu trách nhiệm:

Phối hợp với Bộ Công Thƣơng xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp và cơ quan Nhà nƣớc;

Xây dựng và trình Chính phủ ban hành mã ngành nghề đăng ký riêng cho dịch vụ TMĐT.

* Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm:

Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đề án mở ngành học về lĩnh vực TMĐT trình độ cao đẳng và đại học;

Chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng, phát triển các môn học, chuyên ngành về lĩnh vực TMĐT;

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức việc đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề về TMĐT;

Chủ trì nghiên cứu và ứng dụng đào tạo trực tuyến phục vụ việc tuyên truyền phổ biến về TMĐT.

* Ngân hàng nhà nƣớc chịu trách nhiệm: Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của các hệ thống thanh toán, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an

toàn và hiệu quả, tăng cƣờng các tiện ích thanh toán điện tử phục vụ cho các hoạt động TMĐT. Triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh thanh toán không dung tiền mặt ở Việt Nam.

Ở cấp địa phƣơng cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Sở công thƣơng, Phòng Kinh tế (Công thƣơng) các quận huyện trong việc thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thƣơng mại điện tử cũng nhƣ QLNN về TMĐT ở Việt Nam là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam do đó chƣa có nhiều nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về TMĐT ở Việt Nam sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện QLNN về TMĐT ở Việt Nam, làm cơ sở cho các hoạt động QLNN về TMĐT ở Việt Nam.

Nội dung luận văn: “Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam” đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu có giới hạn, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với TMĐT nhƣ khái niệm, mục tiêu, nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam; đây là những vấn đề lí luận mà chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới.

Thứ hai, luận văn đã tổng kết đƣợc một số kinh nghiệm trong QLNN về TMĐT của một số quốc gia đã và đang phát triển TMĐT. Qua kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới luận văn đã rút ra bƣớc một số bài học kinh nghiệm có ích trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam.

Thứ ba, trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu một cách khoa học, luận văn đã phân tích thực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Luận văn đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam, thông qua các tiêu chí này, luận văn tiến hành đánh giá việc thực hiện các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt Nam để từ đó nêu rõ những thành tựu đã đạt đƣợc, các tồn tại yếu kém cần khắc phục trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam.

Thứ tƣ, luận văn đã đề xuất đƣợc một số giải pháp, kiến nghị và các điều kiện chủ yếu để thực hiện các giải pháp này với cơ quan QLNN, các giải pháp chủ yếu bao gồm:

(i) Xây dựng chiến lƣợc phát triển TMĐT quốc gia nhằm tạo ra các định hƣớng lâu dài cho phát triển TMĐT ở Việt Nam.

(ii) Hoàn thiện các chính sách TMĐT nhƣ: chính sách thƣơng nhân; chính sách thuế trong TMĐT; chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng; chính sách tạo nguồn nhân lực.

(iii) Hoàn thiện pháp luật về TMĐT trong đó tập trung vào các nội dung: công nhận TMĐT là một ngành trong hệ thống các ngành nghề kinh tế quốc dân; quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia TMĐT đối với các hình thức TMĐT mới nảy sinh;hoàn thiện các quy định về TMĐT xuyên biên giới; công nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong TMĐT.

(iv) Tăng cƣờng hoạt động đào tạo về TMĐT, công nhận chuyên ngành TMĐT là một chuyên ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia.

(v) Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra về TMĐT, thành lập thanh tra chuyên ngành về TMĐT.

Nội dung nghiên cứu và khuôn khổ luận văn rộng lớn trong khi đó trình độ của tôi có hạn do đó khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô và độc giả quan tâm đến đề tài luận văn để giúp tôi tiếp tục hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

 Bộ Công thƣơng (2015), Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2014, Hà Nội.

 Bộ Công thƣơng (2012-2006), Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam các năm 2006 - 2011, Hà Nội.

 Bộ Công thƣơng (2010), Báo cáo về tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học và cao đẳng, Hà Nội.

 Bộ Công thƣơng (2005-2003), Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam các năm 2003 - 2005, Hà Nội.

 Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin 2013, Hà Nội.

 Chính phủ (2010), Quyết định số 1073/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội.

Tiếng Anh

 EITO (1997), European Information Technology Observatory Yearbook.  Industry Canada, “Electronic Commerce”

http://www.ic.gc.ca/eic/site/ic1.nsf/eng/h_05229.html, (AccessedJunly 10,

2010).

 OECD (1997), Measuring Electronic Commerce

http://www.oecd.org/dataoecd/32/52/2094340.pdf (Accessed December 24, 2010).

Ravi Kalakota & Andrew B. Whinston (1997), Electronic Commerce:A Manager's Guide, Addison-Wesley Professional.

U.S. Census Bureau, http://www.census.gov/econ/estats/definitions.html.

United Nations Conference on Trade and Development, Electronic Commerce and Development, http://www.unctad.org/en/docs/posdtem11.en.pdf, Accessed December 24, 2010.

Website các Bộ, Ngành, Tổ chức

Cục TMĐT & CNTT - Bộ công thƣơng: http://vecita.gov.vn/ Bộ Công thƣơng http://www.moit.gov.vn

Bộ Tƣ pháp www.moj.gov.vn.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ http://www.chinhphu.vn.

Cổng thông tin điện tử văn phòng Quốc hội http://www.na.gov.vn.

Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và truyền thông http://diap.gov.vn/.

Chƣơng trình gắn nhãn Website Thƣơng mại điện tử uy tín http://www.trustvn.org.vn/.

Doanh nghiệp xuất khẩu và thƣơng mại điện tử Việt Nam http://www.ecommerce.gov.vn/.

Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên liên minh Châu Âu http://www.mutrap.org.vn.  Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam http://www.vecom.vn/.

 Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam http://www.vcci.com.vn/.

 Viện chiến lƣợc và Chính sách khoa học công nghệ http://www.nistpass.gov.vn. Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn/.

Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam http://www.vnpt.com.vn/. Trung tâm Internet Việt Nam http://www.thongkeinternet.vn.

PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1. Mẫu phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà quản lý về TMĐT. Phụ lục 2.2. Phiếu điều tra doanh nghiệp.

Phụ lục 2.3. Phiếu điều tra cá nhân ngƣời tiêu dùng. Phụ lục 2.4. Thời gian và tiến độ điều tra.

Phụ lục 2.5. Kết quả trả lời phiếu điều tra.

Phụ lục 2.6. Giao diện Form phiếu điều tra doanh nghiệp trực tuyến. Phụ lục 3.1. Kết quả thống kê mô tả.

Phụ lục 3.2. Kết quả kiểm định thang đo.

CÁC PHỤ LỤC CHƢƠNG 2

Phụ lục 2.1. Mẫu phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà quản lý về TMĐT 1. Giới thiệu

Tên tôi là Nguyễn Thị Hoan, hiện nay đang là học viên trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử.

Thƣa ông/bà, để có đủ cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu viết luận văn, xin ông/bà dành ít phút để tôi đƣợc hỏi một số vấn đề có liên quan đến thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề còn tồn tại trong quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.

Tôi xin bảo bảm rằng những thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ chỉ để tham khảo và phục vụ mục đích nghiên cứu của tôi, sẽ không sử dụng vào mục đích nào khác.

2. Nội dung phỏng vấn

2.1. Ông/Bà có những nhận xét gì về tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua?

2.2. Ông/Bà có thể cho biết một số kinh nghiệm phát triển TMĐT ở các nƣớc, mà Việt Nam cần phải xem xét học tập. So với họ, việc áp dụng TMĐT của chúng ta xếp ở vị trí nào và cần có định hƣớng phát triển ra sao?

2.3. TMĐT là một công cụ hiện đại, hữu hiệu. Tuy nhiên, để nó thực sự đi vào cuộc sống, đƣợc ngày càng đông đảo đối tƣợng tham gia, theo ông/bà, Nhà nƣớc và doanh nghiệp cần phải thực hiện những giải pháp gì trong thời gian tới?

2.4.Theo Ông/Bà, môi trƣờng pháp lý cho sự phát triển TMĐT hiện nay ở nƣớc ta đã hoàn thiện chƣa?

2.5.Với tƣ cách là đại diện cơ quan có chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam, ông (bà) cho biết trong thời gian tới, QLNN về TMĐT ở Việt Nam cần phải hoàn thiện những nội dung chủ yếu nào?

Phụ lục 2.2. Phiếu điều tra doanh nghiệp Thƣa quý Ông/Bà !

Nhóm nghiên cứu chúng tôi là những nghiên cứu viên độc lập đang thực hiện đề tài nghiên cứu về Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử ở Việt Nam nhằm đánh giá việc thực hiện chức năng Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Để có số liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài, xin Ông/Bà điền vào bảng hỏi dƣới đây.

Mọi thông tin trong phiếu trả lời đều đƣợc thiết kế theo nguyên tắc đảm bảo tính riêng tƣ nhất cho Doanh nghiệp của quý Ông/Bà và chỉ đƣợc công bố trong đề tài của nhóm nghiên cứu.

Sự giúp đỡ của Ông/Bà là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung của đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn!

A. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

Xin Ông/Bà cung cấp một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp (khoanh tròn vào các đáp án trả lời)

1. Loại hình doanh nghiệp

1.1.Nhà nƣớc

1.2. Ngoài Nhà nƣớc

2. Quy mô doanh nghiệp

2.1. DN nhỏ và vừa (Vốn < 10 tỷ hoặc < 300 lao động) 2.2. DN lớn

3. Lĩnh vực hoạt động

3.1.Thƣơng mại, bán buôn, bán lẻ 3.2.Sản xuất công nghiệp

3.3.Tài chính, ngân hàng

3.5.Khác

4. Vị trí công tác của Ông(Bà): 4.1. Lãnh đạo - 4.2. Quản lý - 4.3. Nhân viên 5. Cấp độ TMĐT trong doanh nghiệp

5.1. Cấp độ 1: Hiện diện trên mạng (Doanh nghiệp đã thiết kế website trên mạng. Ở

mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác).

5.2.Cấp độ 2: Có Website chuyên nghiệp (Website của doanh nghiệp có cấu trúc

phức tạp hơn, có nhiều chức năng tƣơng tác với ngƣời xem, hỗ trợ ngƣời xem, ngƣời xem có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách thuận tiện nhƣng việc quản trị website chƣa đƣợc đầu tƣ)

5.3.Cấp độ 3: Chuẩn bị TMĐT (Doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch

vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn).

5.4.Cấp độ 4: Áp dụng TMĐT (Website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu đƣợc tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con ngƣời và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả).

5.5. Cấp độ 5: TMĐT không dây (Doanh nghiệp áp dụng thƣơng mại điện tử trên

các thiết bị không dây nhƣ điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi) v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocol)

5.6. Cấp độ 6: Cả thế giới trong một máy tính (Chỉ với một thiết bị điện tử, ngƣời ta

có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch).

B. ÔNG (BÀ) CHO BIẾT MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý CỦA MÌNH BẰNG CÁCH CHỌN MỘT ĐÁP ÁN CHO CÁC CÂU HỎI SAU

(Mức độ đồng ý tăng dần theo 5 cấp độ: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Phân vân, Đồng ý và Rất đồng ý)

CÂU HỎI MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý Rất không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 1.TMĐT có thể thay thế các hoạt động thƣơng mại truyền thống và đem lại nhiều lợi ích cho DN và xã hội.

O O O O O

2.Doanh nghiệp luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc triển khai TMĐT

O O O O O

3.Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dung

trong các giao dịch TMĐT còn thiếu O O O O O

4.Các điều kiện về thanh toán trong

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)