Tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở địa bàn huyện Vĩnh Bảo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 113)

20 Sản phẩm gia súc 7 93 a Tư nhân, Công ty 21 Sản phẩm gia cầm 10 90 a Tư nhân, Công ty

3.3.4.Tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở địa bàn huyện Vĩnh Bảo

địa bàn huyện Vĩnh Bảo

3.3.4.1. Những lợi thế cho phát triển mô hình sản xuất hàng hóa tập trung

- Là huyện có hệ thống giao thông thuận lợi Quốc lộ 10 nối liền huyện với trung tâm thành phố Hải Phòng 40 km, trung tâm thành phố Thái Bình 40km, Quảng Ninh…. nên thị trường tiêu thụ ổn định, nhu cầu về nông sản rất lớn.

- Việc hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng văn hoá, khu du lịch,... sẽ đòi hỏi nhu cầu rất lớn về nông sản thực phẩm, các loại rau, quả so với hiện nay, đặc biệt là các sản phẩm nông sản an toàn có chất lượng cao.

- Nhu cầu thị trường thường xuyên về thịt, cá và ngày càng cao nên hướng phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung và phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa sản xuất sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của nền nông nghiệp của huyện.

- Có nhiều khả năng tiếp cận với các tiến bộ KHKT thông qua các cơ sở khoa học, hiệp hội sản xuất (Hội nông dân, hội làm vườn, câu lạc bộ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, hội phụ nữ...). Các tiến bộ khoa học là tiền đề phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Bước đầu huyện đã xây dựng được một số mô hình sản xuất mang tính đột phá và có hiệu quả kinh tế cao như: sản xuất rau an toàn tại Trấn Dương, chăn nuôi lợn quy mô trang trại vừa và nhỏ tại xã Việt Tiến, Vĩnh An, Giang Biên ... Đây là những mô hình thử nghiệm điển hình cho các loại hình sử dụng đất được đánh giá và định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của thành phố.

- Trình độ sản xuất, kỹ thuật canh tác của người nông dân cao có thể tiếp cận và thực hành các tiến bộ khoa học vào sản xuất và hướng tới sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 105 phẩm nông nghiệp hàng hoá có giá trị cao.

- Sản xuất nông nghiệp đã có bước tăng trưởng cao đạt 6.8%/năm. Sản xuất trồng trọt đã bắt đầu phá bỏ thế độc canh cây lúa, diện tích cây trồng có giá trị cao tăng lên. Thu nhập từ nông nghiệp đã có tính đa dạng hoá, bước đầu thực hiện sản xuất hàng hoá.

- Ngành chăn nuôi phát triển mạnh về sản lượng và chất lượng. Đặc biệt phát triển phương thức chăn nuôi công nghiệp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiệu quả. Ngành chăn nuôi chiếm trên 50% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi lợn và gia cầm cũng có bước tăng trưởng khá, sản lượng thịt hơi các loại tăng 12,13%/năm (giai đoạn 2010-2013) cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một khối lượng lớn tiêu thụ trên địa bàn lân cận và thành phố Hải Phòng.

- Mô hình kinh tế trang trại, kinh tế VAC, phát triển vùng sản xuất tập trung đã đi vào chiều sâu từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, góp phần đưa kinh tế nông hộ lên một tầm cao mới. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bước đầu cho kết quả khả quan với các mô hình sản xuất tiên tiến rau an toàn, lúa-cá, cây ăn quả-chăn nuôi.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện đã tương đối hoàn chỉnh và ngày càng được hoàn thiện. Đời sống người nông dân của huyện đã từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân của người nông dân không ngừng tăng lên.

3.3.4.2. Những khó khăn, hạn chế và thách thức

- Do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ tại thành phố Hải Phòng nói chung và trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo nói riêng nên trong những năm tới quỹ đất nông nghiệp của huyện sẽ giảm nhanh. Dự kiến tới năm 2020, quỹ đất sản xuất nông nghiệp của huyện chỉ còn lại khoảng 10322,2 ha, giảm 1255.2ha so với năm 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 106 - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thời gian qua đã có nhiều tiến triển, song vẫn mang tính là tự phát, quy mô nhỏ, tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. Chăn nuôi phát triển mạnh song đang đặt ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.

- Công tác dồn điền đổi thửa triển khai còn chậm. Biện pháp tổ chức thực hiện còn chưa hiệu quả. Các HTX nông nghiệp hoạt động bước đầu đã thực hiện được vai trò định hướng và hướng dẫn thực hiện sản xuất và tiêu thụ nông sản cho người nông dân.

- Khả năng đầu tư thâm canh thấp, thực tế nhiều nông hộ chưa đủ vốn để phát triển các mô hình kinh tế: sản xuất hàng hóa tập trung, cải tạo ao hồ, chuyển đổi thành lập trang trại sản xuất hàng hóa… Tập quán canh tác của nhiều nơi chậm đổi mới, nhận thức của một bộ phận nông dân về sản xuất hàng hoá còn hạn chế nên quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất còn chậm.

- Công nghiệp chế biến chưa phát triển đủ để trở thành động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

- Các dịch vụ về sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm còn chưa kịp thời; chưa phát triển sản xuất và cung ứng các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt; năng lực của hệ thống thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường trung và dài hạn còn có nhiều hạn chế. - Việc chuyển đổi kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch, chưa được quản lý chặt chẽ còn gây ô nhiễm môi trường ở một số khu dân cư, thiên tai, dịch bệnh còn nhiều tiềm ẩn.

- Ô nhiễm môi trường: việc phát triển, mở rộng sản xuất thường kéo theo vấn đề về môi trường, đặc biệt trong vấn đề xử lý chất thải của ngành chăn nuôi, hay sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất trồng trọt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 107

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 113)