Lúa xuân đậu tương 73.65 0.65 17.Lúa xuân Thuốc lào 48.85 0

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 76)

17.Lúa xuân - Thuốc lào 48.85 0.43

Tổng 280.84 2.47

Chuyên màu

18.Lạc - đậu tương - ngô đông 26.76 0.23 19.Ngô xuân - đậu tương - bắp cải 27.21 0.24 20.Cà chua - đậu tương - cải các loại 24.67 0.22 21.Ngô xuân - ngô đông 25.24 0.22

22.Khoai tây – ngô 90 0.79

23.Khoai lang – đậu tương 7.8 0.07

Tổng 201.68 1.77

Cây lâu năm 24.Cam 396.6 3.48

25.Quýt 195.18 1.71 Tổng 591.78 5.2 Chăn nuôi 26.Cá 300 2.63 27.Trang trại chăn nuôi gà 200 1.76 28.Trang trại chăn nuôi lợn 200 1.76 Tổng 700 6.15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 D iệ n h a t íc h ( h a ) Hình 3.4 Biểu đồ cơ cấu phân bố diện tích của các loại hình sử dụng đất

Qua bảng 2.4 cho thấy rằng: Huyện Vĩnh Bảo có 6 loại hình sử dụng đất chủ yếu với 28 kiểu sử dụng đất khác nhau phân bố trên các vùng khác nhau. Trong đó, tỷ lệ diện tích của LUT 1 là cao nhất, chiếm 75.31%, trong khi đó, LUT 4 chỉ chiếm có 1.77 %. Điều này chứng tỏ rằng: phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Huyện thích hợp với trồng lúa

Các LUT 1 vụ Lúa, LUT 2 vụ Lúa cũng chiếm tỷ lệ cao, đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi đặc biệt là nguồn nước nên diện tích của 2 LUT này đang chuyển dần sang LUT 2 lúa – 1 màu.

* Biến động GTSX chăn nuôi, thuỷ sản

Tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi, thuỷ sản trong cơ cấu chung toàn ngành nông nghiệp tăng dần từ 47.26% năm 2010 lên 55.82% năm 2013 (giá thị trường).

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi, thủy sản như sau:

- Đại gia súc: Cơ cấu giá trị gần như biến động không nhiều, năm 2010 chiếm 4,26% thì đến năm 2013 chiếm 3,97% so với tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 với tỷ trọng ngành chăn nuôi.

- Gia cầm: Tỷ trọng trong giá trị sản xuất biến động không đáng kể, nếu năm 2010 chiếm 30,31% thì đến năm 2013 là 31,4% so với tỷ trọng ngành chăn nuôi.

- Thuỷ sản: Cơ cấu tăng dần từ 2,08% năm 2010 lên 2,6% năm 2013so với tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi còn chậm, duy chỉ có đàn lợn là cơ cấu tăng còn lại các lĩnh vực chăn nuôi khác đều biến động không đáng kể.

Nhìn chung, cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ đã có sự chuyển đổi qua các năm, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn rất chậm, không có sự đột biến. Có thể nhận thấy nông nghiệp của huyện phát triển chưa tương xứng so với tiềm năng đáng có.

b.Những sản phẩm cây trồng có giá trị hàng hoá tại huyện Vĩnh Bảo

Mặc dù chưa tạo ra được những vùng sản xuất sản phẩm nông sản hàng hoá tập trung có quy mô đủ lớn, song một số sản phẩm có tính chất hàng hoá của huyện bước đầu đã hình thành, phát triển, cung cấp sản phẩm cho thị trường, nhất là vùng nội thành phố Hải Phòng và là nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất nông nghiệp trong huyện.

* Nhóm cây rau xanh, thực phẩm

Đất chuyên trồng rau trong vòng 4 năm gần đây biến động không ổn định. Diện tích gieo trồng rau năm 2010 là 612.78 ha thì đến năm 2013 tăng lên đạt 788.26 ha, tăng bình quân 175.48 ha so với năm 2010. Trên toàn huyện trong những năm gần đây hình thành nhiều vùng sản xuất rau tập trung.

Nhìn chung diện tích rau trong thời gian qua có tăng song vẫn còn chậm so với tiềm năng. Chương trình rau an toàn đã được triển khai xây dựng mô hình điểm tại xã Trấn Dương, Liên Am với diện tích 7.5ha năm 2010, đến năm 2013 đã có diện tích đạt 14.6 ha (tăng thêm 7.1 ha so với năm 2010) bước đầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 đã thu được kết quả. Sản lượng rau sản xuất của toàn huyện hiện nay không chỉ đáp ứng yêu cầu trong huyện mà còn đáp ứng nhu cầu cho các địa phương khác trong thành phố. Kết quả điều tra, phỏng vấn nông hộ cho thấy tỷ trọng sản phẩm rau sản xuất là hàng hoá của huyện đạt khoảng 60-80%.

* Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày

- Cây thuốc lào

Trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo có 1 diện tích đất chua khá lớn nhưng rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lào. Đây là loại cây công nghiệp ngắn ngày cho giá trị sản xuất hàng hóa rất cao. Năm 2013, toàn huyện trồng 1.110 ha thuốc lào, tăng gần 200 ha so với năm 2010, tập trung nhiều ở các xã: Hòa Bình, Lý Học, Tam Cường, Giang Biên, Thắng Thủy…. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Bảo, bình quân mỗi sào cho thu hoạch 50 kg thuốc lào khô, ước tính sản lượng thuốc lào 2013 đạt hơn 1.500 tấn. Khảo sát tại một số xã như Giang Biên, Vĩnh An, giá thuốc lào năm nay tăng hơn 20% so với năm ngoái, dao động ở mức từ 150-250 nghìn đồng/kg thuốc lào khô. Như vậy, một sào thuốc lào cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng lúa./.

- Cây đậu tương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại do trồng các giống có năng suất cao, áp dụng các biện áp thâm canh nên cây đậu tương được coi là loại cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Hình 3.5. Cánh đồng thuốc lào tại xã Giang Biên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Có thể nói đây là loại cây trồng khá phù hợp trên chân đất 2 lúa trong vụ đông ở Vĩnh Bảo. Diện tích đậu tương năm 2010 đạt 7.68 ha, năm 2013 tăng lên 10.99 ha; Sản lượng đậu tương năm 2010 là 9.6 tấn, năm 2013 là 15.94 tấn. Sản xuất vụ đông hiện nay ở các xã có xu hướng giảm đi rõ rệt, một số diện tích đang bị bỏ hoang nông dân thiếu đầu tư và ít quan tâm đến sản xuất vụ Đông. Ngoài ra xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua đã bắt đầu hình thành một số mô hình cây ăn quả kết hợp chăn nuôi theo phương thức trang trại tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng khá cũng đã xuất hiện ở xã Vĩnh An, Việt Tiến....

* Nhóm cây lương thực

Mặc dù diện tích đất canh tác cây lương thực của huyện có xu hướng giảm, song sản lượng lương thực trong những năm gần đây vẫn chiếm tỷ lệ lớn và sản lượng lương thực có xu hướng tăng do trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 56126,23 tấn thì năm 2013 đạt 65013,66 tấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73

Hình 3.8: Cây ngô được trồng tại xã Vĩnh An

- Cây lúa

Với dải đất phù sa phì nhiêu và màu mỡ được bồi đắp bởi 2 con sông Thái Bình và sông Hóa đã mang lại cho Vĩnh Bảo những cánh đồng “lúa vàng” bát ngát, vụ mùa bội thu. Lúa là cây lương thực chính với diện tích gieo trồng năm 2010 là 10502.16 ha, chiếm 93,4% tổng diện tích gieo trồng cây lương thực (năm 2013 là 10617.02 ha). Năng suất lúa có chiều hướng tăng và ổn định, nếu năng suất lúa bình quân năm 2010 là 56,3 tạ/ha thì năm 2013 là 60-72 tạ/ha. Năm 2013, diện tích đất gieo trồng lúa là 19117,84ha với tổng sản lượng 122523 tấn. Các xã có diện tích gieo trồng lúa và năng suất cao là các xã Cao Minh, Cộng Hiền, Dũng Tiến, Giang Biên…..

Các giống lúa có năng suất, chất lượng cao từng bước được ứng dụng và mở rộng trong sản xuất, đặc biệt là việc ứng dụng lúa lai, lúa thuần, và các giống lúa đặc sản. Cơ cấu trà lúa trong những năm qua được chuyển biến theo hướng tăng trà xuân muộn, mùa sớm và mùa trung giảm trà xuân sớm. Hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 năm, năng suất lúa trên địa bàn huyện thường giữ ở mức cao, năm sau cao hơn năm trước và luôn nằm trong tốp đầu của thành phố Hải Phòng. Nhìn chung, năng suất các giống lúa ngắn ngày cả vụ xuân lẫn vụ mùa đều cao hơn năng suất bình quân 3,2tạ/ha. Giống lúa lai có năng suất vượt trội hơn hẳn so với các giống khác và ổn định với điều kiện khí hậu của huyện. Bộ giống thuần ngắn ngày có năng suất cao được cấy cả 2 vụ, chiếm tỷ lệ khá cao.

Mấy năm gần đây, huyện Vĩnh Bảo dành hàng chục tỷ đồng giúp các xã, thị trấn xây dựng mô hình phát triển sản xuất, nhờ vậy hàng hoá sản xuất ra được thị trường đón nhận, giúp nông dân nâng cao thu nhập. Theo đó, các mô hình tiêu biểu gồm mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất lúa tại xã Trấn Dương; cơ giới hóa đồng bộ tại xã Cộng Hiền; cơ giới hóa đồng bộ kết hợp chương trình VietGap tại xã Cao Minh với diện tích 30ha, cấy bằng giống lúa HYT 100; mô hình trình diễn giống lúa TBR 225 quy mô 3ha tại xã Vĩnh Phong; mô hình trình diễn giống lúa Hương Biển 3 ở xã Hòa Bình, Vinh Quang, Dũng Tiến… Các mô hình được thực hiện đều là những mô hình sản xuất mới, được lãnh đạo thành phố, các sở, ngành chức năng đánh giá là có năng suất và hiệu quả cao. Mô hình này cho năng suất cao hơn sản xuất lúa đại trà, giảm chi phí đầu vào. Đồng thời, giúp bà con nông dân từng bước tiếp thu kỹ thuật sản xuất lúa hàng hóa theo VietGap, nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, đem lại thu nhập cao và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Điều quan trọng hơn là các mô hình sản xuất mới này bước đầu tạo được mối liên kết giữa doanh nghiệp, nông dân trong sản xuất, tiêu thụ lúa, dần thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ của nông dân.

Vụ lúa xuân 2013 là vụ thứ 3 xã Cộng Hiền thực hiện cơ giới hóa đồng bộ 150 ha lúa, trong đó có 30 ha cấy giống lúa ĐS1 có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.Theo số liệu thống kê, năng suất lúa xuân toàn xã đạt 71 tạ/ha, trong đó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 năng suất lúa ĐS1 đạt hơn 72 tạ/ha. Sau 3 vụ thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ, các sở, ngành liên quan đánh giá cho thấy, sau khi trừ chi phí, bà con nông dân “bỏ túi” 750-800 nghìn đồng/sào lúa. So với phương pháp canh tác truyền thống thì việc sản xuất lúa bằng cơ giới hóa đồng bộ giúp người nông dân giảm 20-25% chi phí và tăng thêm 30% thu nhập.

Thực tế cho thấy vùng trồng 2 vụ rau màu kết hợp với 1 vụ lúa ở xã Hòa Bình, Dũng Tiến, Giang Biên trung bình cho thu nhập cao gấp 2-2,5 lần so với trồng lúa. Đối với vùng lúa chất lượng cao trồng các giống lúa nếp thơm, RVT, NDD5… cho thu nhập gấp 1,3-1,5 lần so với gieo cấy lúa thường 2 vụ. Còn những vùng giống (chủ yếu là sản xuất giống lúa) tại các xã Vinh Quang, Nhân Hòa, Vĩnh Phong, Tiền Phong, Liên Am, Tân Liên, Đồng Minh, các đơn vị đều ký hợp đồng sản xuất trong vùng ít nhất 5 năm, đem lại hiệu quả cao hơn sản xuất lúa thường từ 1,5-2 lần. Đặc biệt, vùng sản xuất lúa lai F1 ở xã Nhân Hòa cho thu nhập gấp 2,5 lần so với trồng lúa thường trước đây. Hiện nay, trên địa bàn huyện phát triển mạnh sản xuất lúa giống hàng hoá. Khối lượng gạo được bán đi các tỉnh lân cận rất lớn. Như vậy, với diện tích và năng suất cao, cây lúa vẫn giữ vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở hầu hết các xã của huyện Vĩnh Bảo.

Tuy nhiên trong năm qua diện tích trồng lúa của huyện giảm 458.26ha so với năm 2010 do địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch diện tích đất trồng lúa có hiệu quả thấp sang trồng màu, sản xuất vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Việc chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng màu và trồng cây cảnh phát triển mạnh ở các xã Hiệp Hòa, An Hòa, Giang Biên, Trấn Dương, Cộng Hiền…..

- Cây ngô: Trong 4 năm trở lại đây, diện tích gieo trồng ngô có sự biến động, do mở rộng diện tích vụ đông, năm 2010 có 216.3 ha thì năm 2013 là 271.21ha. Do đầu tư thâm canh nên năng suất ngô tăng từ 36 tạ/ha (2010) lên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 51tạ/ha năm 2013. Xã có năng suất ngô khá như Hòa Bình (52.6 tạ/ha), Dũng Tiến 50.2 (tạ/ha), Vĩnh Long (48,7tạ/ha), …sản lượng ngô hạt năm 2013 là 1383,17 tấn. Tuy nhiên sản lượng ngô chỉ chiếm một phần rất nhỏ (4,6%) trong cơ cấu sản lượng lương thực.

Về cơ cấu giống: Giai đoạn 2010-2013 một số giống ngô mới, năng suất cao đã được đưa vào trồng như: ĐK888, LVN4, LVN10, HQ. Hiện tại, giống LVN4 là giống được sử dụng nhiều nhất với cơ cấu xấp xỉ đạt trên 95% diện tích gieo trồng ngô.

Về cơ cấu thời vụ: ngô được trồng chủ yếu trong vụ đông trên chân đất 2 lúa, đất bãi. Những năm gần đây, diện tích gieo trồng có xu hướng tăng (chủ yếu vụ đông trên đất lúa). Vụ xuân có diện tích nhỏ do có sự cạnh tranh về đất đai của các cây trồng khác có lợi thế hơn như lúa, rau ...

- Cây khoai lang

Đây là loại cây được trồng khá thông dụng trước đây ở vụ xuân và vụ đông. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã giảm nhiều cả về diện tích và sản lượng. Trong giai đoạn 2010-2013, diện tích cây khoai lang giảm từ 353.6 ha (2010) xuống còn 291.5 ha (2013). Sản lượng cũng giảm tương ứng từ 2965.2 tấn (2003) xuống còn 3206.5 tấn (2013). Nhìn chung, loại cây này không phát triển được do giá trị kinh tế thấp, không có thị trường tiêu thụ ổn định, đòi hỏi chi phí sản xuất cũng khá cao.

- Một số loại cây trồng khác

+ Trồng cỏ chăn nuôi: Giai đoạn 2010-2013, mô hình chăn nuôi trang trại gia súc, gia cầm kết hợp với nuôi thả cá làm cho việc trồng cỏ để tạo thức ăn cho trâu, bò, cá đã được các cấp và người dân quan tâm, song diện tích còn ít. Năm 2013 diện tích cây thức ăn gia súc là 9.9ha

* Tình hình phát triển trang trại và ngành chăn nuôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 tích cực dồn điền, đổi thửa quy vùng sản xuất tập trung, chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các mô hình trang trại, gia trại, trồng các cây con có chất lượng hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Bảo, toàn huyện có trên 194 trang trại, 1.000 gia trại quy mô lớn tập trung ở các xã: Vĩnh An, Tân Liên, Việt Tiến, Dũng Tiến… Cụ thể có 164 trang trại chăn nuôi, chiếm 84.54% số trang trại (trong đó có 67 trang trại chăn nuôi gia cầm, 97 trang trại chăn nuôi lợn thịt); 15 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 15 trang trại sản xuất tổng hợp.

Nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGap, đầu tư xây dựng chuồng trại theo công nghệ của Công ty Japfa Comfeed

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 76)