Thời gian sử dụng đất nông nghiệp Năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 53)

4.1. Trung bình 50 - 4.2. Lâu dài nhất 27 - 4.3. Ngắn nhất 5 - 5. Số thửa đất hiện có của hộ Thửa 5.1. Trung bình 5 - 5.2. Nhiều nhất 8 - 5.3. Ít nhất 2 -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Thông tin ở Bảng 2.1 cho thấy cơ cấu về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và số năm sử dụng đất nông nghiệp của các hộ được điều tra là phù hợp với thực tế và có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Các hộ có thời gian sử dụng đất nông nghiệp từ 5 năm trở lên và có trình độ học vấn đủ để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều đó khẳng định rằng những thông tin mà họ cung cấp đảm bảo độ tin cậy để đưa vào phân tích.

b) Thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ theo mẫu phiếu có sẵn. Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: loại cây trồng, diện tích, năng suất cây trồng, chi phí sản xuất, lao động, tỷ suất hàng hoá, mức độ thích hợp của cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường.

c) Thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu có sẵn, các tài liệu thu thập từ các cơ quan quản lý, chuyên môn như: Phòng tài nguyên môi trường, Phòng Nông nghiệp, Phòng thống kê... huyện Vĩnh Bảo. Tiến hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá các số liệu.

d) Tổng hợp và phân tích tài liệu

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và phân tích kết quả điều tra. - Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

2.2.2. Các phương pháp khác

a) Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất dựa trên các chỉ tiêu

Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là:

H = K - C H = K/C

H = (K - C)/C H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó, H : hiệu quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 C : chi phí

0 và 1 là chỉ số về thời gian

Tùy vào các hệ thống tính toán khác nhau mà các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sẽ khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp có những sự khác nhau tùy vào từng hệ thống kinh tế.

* Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp gồm: + Giá trị sản xuất (GTSX)

Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. GTSX chính là giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

+ Chi phí trung gian (CPTG)

Bao gồm toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (GTGT)

Giá trị gia tăng được tính theo công thức: GTGT = GTSX – CPTG

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ, GTGT/LĐ, TNHH/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 sản xuất gồm cả công lao động của một gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong năm.

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến GTGT, đặc biệt trong các quyết định ngắn hạn. Nó là kết quả của việc đầu tư các chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ và khả năng quản lý của người chủ hộ.

Các chỉ tiêu được phân tích, đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau [15]:

+ Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, khoa học, kỹ thuật; + Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; + Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng; + Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; + Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; + Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong sử dụng đất luôn có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ đất nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật,... đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi trường. Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên. Vì vậy, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là [12]:

+ Đánh giá hệ thống cây trồng;

+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 + Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp:

- Tạo điều kiện sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, lâu dài hơn, phục vụ cho các mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội.

- Nâng cao thu nhập, tạo ra nhiều lợi ích cho người sử dụng đất.

- Bảo đảm nguồn lực và động lực cho đầu tư bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.

- Thực hiện phân bổ sử dụng đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Phương pháp dự báo

Các đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 53)