Hiệu quả xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 103 - 107)

20 Sản phẩm gia súc 7 93 a Tư nhân, Công ty 21 Sản phẩm gia cầm 10 90 a Tư nhân, Công ty

3.3.2.Hiệu quả xã hộ

Để đánh giá hiệu quả xã hội trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề cập đến một số chỉ tiêu như sau:

Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật.

Thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng như sau:

* Tiểu vùng 1:

Ở tiểu vùng 1, yêu cầu lao động sống trung bình là 805,17 công lao động/ha/năm. Loại hình có mức thu hút lao động cao nhất là loại hình 2 lúa - 1 màu với 892 công lao động/ha/năm, tiếp sau là loại hình 1 lúa - 2 màu với 785 công lao động. LUT đòi hỏi số công cao nhất là lúa xuân - lúa mùa - bí xanh với mức trung bình là 986 công lao động/ha/năm, sau đó là LUT lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95 xuân - lúa mùa - khoai tây với 971 công lao động/ha/năm. Loại hình có mức thu hút lao động thấp nhất tiểu vùng 1 là việc trồng đơn thuần cây ngô với 434 công lao động/ha/năm, lúa xuân - lúa mùa với 551 công lao động/ha/năm. Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây và mô hình nuôi cá là những kiểu sử dụng đất cho GTGT/LĐ cao nhất trong tiểu vùng 1 với 137,86 nghìn đồng/công lao động và 167,42 nghìn đồng/công lao động. Loại hình cho giá trị ngày công thấp nhất là ngô xuân - ngô đông với 63,26 nghìn đồng/công lao động.

Bảng 3.12. Mức thu hút lao động và giá trị/ngày công lao động tiểu vùng 1

STT Kiểu sử dụng đất Công GTSX/LĐ

* GTGT/LĐ*

LĐ/ha/năm (1000đ) (1000đ) 1 Lúa xuân - lúa mùa 551,00 179,54 124,59 2 Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 771,00 163,59 104,21 3 Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh 986,00 179,67 126,70 4 Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 826,00 154,30 105,51 5 Lúa xuân - lúa mùa - đỗ xanh 847,00 162,10 112,94 6 Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 801,00 184,08 130,74 7 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 971,00 213,53 137,86 8 Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 946,00 184,22 129,34 9 Lúa xuân - lúa mùa - cải các loại 937,00 172,67 118,32 10 Lúa xuân - lúa mùa - su hào 943,00 178,56 126,35 11 Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông 717,00 142,12 81,58 12 Lạc - lúa mùa - lạc 853,00 168,27 123,08 13 Lạc - đậu tương - ngô đông 780,00 134,27 86,12 14 Ngô xuân - đậu tương - bắp cải 884,00 150,51 99,50 15 Ngô xuân - ngô đông 434,00 129,93 63,26 16 Thuốc lào – đậu tương 342,1 585,37 440,59

17 Cá 820,00 279,98 167,42

18 Cam 943,58 242,43 187,29

19 Quýt 945,62 178,72 124,76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96

* Ngày công

Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - bắp cải, lúa xuân - lúa mùa - khoai lang cũng cho giá trị ngày công tương đối cao lần lượt là 129,34 nghìn đồng/công lao động, 130,74 nghìn đồng/công lao động. Giá trị ngày công trung bình tiểu vùng 1 là 114,4 nghìn đồng/công lao động.

* Tiểu vùng 2:

Tiểu vùng 2 là vùng có các kiểu sử dụng đất đa dạng nhất. Mức độ thu hút lao động trung bình của vùng 2 là 854,22 công lao động/ha/năm cao hơn so với vùng 1 với 805,17 công lao động/ha/năm. Số LUT có mức thu hút hơn 1000 lao động/ha/năm là 3 LUT.

Bảng 3.13. Mức thu hút lao động và giá trị/ngày công lao động tiểu vùng 2

STT Kiểu sử dụng đất Công GTSX/LĐ

* GTGT/LĐ*

LĐ/ha/năm (1000đ) (1000đ) 1 Lúa xuân - lúa mùa 564,00 180,13 126,44 2 Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 777,00 168,36 109,45 3 Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh 976,00 186,56 133,05 4 Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 823,00 158,61 109,64 5 Lúa xuân - lúa mùa - đỗ xanh 834,00 170,19 120,27 6 Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 817,00 185,28 132,98 7 Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột 1.049,00 180,04 129,19 8 Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 948,00 187,65 132,89 9 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 984,00 218,19 143,52 10 Lúa xuân - lúa mùa - hành tươi 829,00 178,17 121,60 11 Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 1.000,00 155,14 103,33 12 Lúa xuân - lúa mùa - cải các loại 959,00 173,14 120,04 13 Lúa xuân - lúa mùa - su hào 944,00 183,05 130,88 14 Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông 701,00 152,09 90,17 15 Lạc - lúa mùa - khoai tây 994,00 216,24 146,12 16 Lúa xuân - đậu tương -ngô đông 752,00 149,94 94,98 17 Ngô xuân - đậu tương - bắp cải 847,00 160,13 106,89 18 Cà chua - đậu tương - cải các loại 1.090,00 134,81 86,92 19 Thuốc lào- đậu tương 342,10 585,37 440,59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97

* Ngày công

Mức độ thu hút lao động cao nhất tiểu vùng 2 thuộc về LUT cà chua - đậu tương - bắp cải với 1090 lao động/ha, sau đó là LUT lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột với 1049 lao động/ha, LUT lúa xuân - lúa mùa - cà chua với 1000 lao động/ha. LUT có mức thu hút lao động thấp nhất tiểu vùng 2 là việc cấy lúa truyền thống với 564 lao động/ha.

Về GTSX/LĐ thì loại hình lúa xuân - lúa mùa - khoai tây là cây nhất với 218,19 nghìn đồng/công lao động. Thuốc lào – đậu tương cho giá trị ngày công cao nhất với 440,59 nghìn đồng/ngày công lao động; Lạc - lúa mùa - khoai tây cho giá trị ngày công cao thứ hai với 146,12 nghìn đồng/công lao động, cà chua - đậu tương - cải các loại cho giá trị ngày công lao động thấp nhất với 86,92 nghìn đồng/công lao động. Giá trị ngày công trung bình tiểu vùng 2 là 118,8 nghìn đồng/công lao động, cao hơn so với tiểu vùng 1.

Để đánh giá hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất thì yếu tố tiêu thụ nông sản và dịch vụ sản xuất nông nghiệp là không thể bỏ qua

- Hệ thống chợ trên địa bàn huyện hiện có: Trung tâm chợ thị trấn Vĩnh Bảo đến nay đã có 214 hộ bán buôn, bán lẻ, là cầu nối tới các chợ, các hộ bán lẻ tại nhà ở các xã và vươn tới các huyện, tỉnh liền kề. Bên cạnh có 5 chợ cấp III và một số chợ tạm ở các xã, thị trấn cũng góp phần phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân trên địa bàn.

- Nhìn chung hệ thống chợ huyện là nơi tiêu thụ phần lớn sản phẩm nông nghiệp của thành phố như rau xanh, thịt, cá các loại. Tuy nhiên hệ thống chợ cũng cần phải sắp xếp quy hoạch lại và nâng cấp, nhằm tăng lưu thông hàng hoá trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay làm dịch vụ khâu đầu vào cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm cho người nông dân bước đầu khá tốt. Cụ thể như HTX nông nghiệp hỗ trợ hướng dẫn về kỹ thuật, vốn đầu vào cho các trang trại và hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho nông sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 98 - Các hoạt động dịch vụ sản xuất trên địa bàn: Hệ thống cung ứng vật tư, giống cây trồng: Các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay chỉ chủ yếu là thực hiện các công việc dịch vụ như dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ đồng điền, và dịch vụ một số giống cây trồng, vật nuôi và thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên dịch vụ cung cấp giống cây trồng vật nuôi và thuốc bảo vệ thực vật đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các dịch vụ tư nhân và các tổ chức tư nhân khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 103 - 107)