Đất phi nông nghiệp PNN 5163.15 8.60 3 Đất chưa sử dụng CSD 197.68 1

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 70)

3 Đất chưa sử dụng CSD 197.68 1.09

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 18053.65 ha trong đó:

Đất nông nghiệp là: 12692.82 ha chiếm 70.31% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Về loại đất: Được chia ra làm 4 loại đất chính :

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 11577.40 ha chiếm 64.13 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.Trong đó:

- Đất trồng lúa: 10401.60 ha chiếm 57.61% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện;

- Đất trồng dùng vào chăn nuôi: 13.15 ha chiếm 0.07% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện;

- Đất trồng cây hàng năm khác: 202.27 ha chiếm 1.12% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện;

+ Đất trồng cây lâu năm: 960.37 ha chiếm 5.32% tổng diện tích đất tự nhiên. + Đất nuôi trồng thủy sản: 1019.76 ha chiếm 5.65% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất nông nghiệp khác: 95.67 ha chiếm 0.53% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là: 5163.15 ha chiếm 28.6 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất chưa sử dụng là: 197.68 ha chiếm 1.09 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Như vậy, hiện trạng sử dụng đất của huyện cho thấy Vĩnh Bảo là vùng còn nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp sản xuất hàng hoá nói riêng trên địa bàn huyện là hướng đi hợp lý để nâng cao đời sống người nông dân trong huyện.

Nghiên cứu về đất nông nghiệp tại Vĩnh Bảo, tôi chỉ thấy có 3 loại đất nông nghiệp cơ bản: Đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Vĩnh Bảo là huyện đồng bằng không có đồi núi, địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc nhỏ hơn 1% (trên 1 km), nhưng cũng có những khu vực thấp trũng hơn so với địa hình chung. Toàn huyện được bao bọc bởi 3 con sông lớn song Hóa, Thái Bình, Sông Luộc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều. Vì vậy, hiện nay trên địa bàn toàn huyện hình thành 2 vùng nông nghiệp chính: vùng ven sông và vùng nội đồng.

- Vùng ven sông: có địa hình trũng, phân bố rải rác ở các khu vực ngoài đê của các xã dọc các con sông Thái Bình, Sông Hóa, sông Luộc. Đất tại vùng này chủ yếu là đất phù sa nhiễm mặn ít thuận lợi cho trồng rau màu, lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

- Vùng nội đồng: địa hình bằng phẳng độ cao từ 1 - 2.2m, khu này đất phèn chiếm tỷ lệ lớn thuận lợi co việc canh tác 2 vụ lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

3.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

3.2.2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng nông sản chính của huyện

Vĩnh Bảo là địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, chiếm1/4 diện tích canh tác toàn thành phố, với sản lượng lúa hàng năm đạt gần 13 tấn/ha (dẫn đầu thành phố). Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 12692.82 ha chiếm 70.31% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với diện tích 10617 ha chiếm 83.65% diện tích đất nông nghiệp. Với quỹ đất như vậy là điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp sản xuất hàng hoá nói riêng trên địa bàn huyện là hướng đi hợp lý để nâng cao đời sống người nông dân trong huyện.

a. Kết quảđiều tra đánh giá các loại hình sử dụng đất chính theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Vĩnh Bảo

Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt trong nông nghiệp giảm dần từ 62.22% năm 2010 xuống còn 55.35% (năm 2013). Trong nội bộ ngành trồng trọt cũng có sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa:

Một số loại hình sử dụng đất chính của huyện Vĩnh Bảo:

Từ kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ, dựa trên tiêu chí các hộ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là các hộ có từ 50% sản phẩm nông nghiệp trở nên sản xuất ra được đưa ra thị trường tiêu thụ, chúng tôi đã tổng hợp được một số loại hình sử dụng đất chính theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo trên cơ sở phân chia thành 02 tiểu vùng: vùng 1: ven sông (được điều tra tại các xã: Giang Biên, Vĩnh An) và vùng 2: nội đồng (được điều tra tại các xã: Hiệp Hòa, Việt Tiến). Kết quả được thể hiện tại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Bảng 3.3. Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Vĩnh Bảo

Tiểu vùng Địa hình LUT Công thức luân canh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 70)