1.2.1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng suất thấp. [30]
Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự sụt giảm về diện tích, cả thế giới cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc BVTV cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Trong thập niên 80, thuốc BVTV được sử dụng ở các nước như: Indonexia, Pakistan, Philipin, Srilanka đã tăng hơn 10%/năm. Thuốc BVTV gây hại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước lượng của Tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Thập niên 90, ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc. Tại Malayxia, 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời.
Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên 15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. [30]
Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu hecta đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.
Xói mòn rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đất dẫn tới hậu quả là làm giảm năng suất đất, tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác. [30]
Tốc độ đô thị quá nhanh dẫn tới sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người. Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải và cũng làm giảm bớt diện tích đất nông nghiệp. [30]
Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 cho thấy, khi đất nông nghiệp bị thoái hóa thì cuộc sống của con người bị đe dọa. Theo FAO, tình trạng thoái hóa đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai ngày càng nhiều đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói của hàng triệu người ở các nước đang phát triển.
Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong vòng luẩn quẩn: suythoáiđất–mấtđa dạng sinh học – biến đổikhí hậu – hiệu quả sử dụng đấtthấp – tăng cường khai thácđất– suy thoáiđất. Cùng với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất bại.
Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
1.2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam a. Diện tích đất nông nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam là 33.168.855 hecta, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Thế nhưng, diện tích đất canh tác của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Việt Nam thấp vào bậc nhất trên thế giới. Đó là dự báo của các chuyên gia trong hội thảo “Sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam với định cư đô thị và nôngthôn” do Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu định cư (SHI), Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng tổ chức vào ngày 24-25/5/2007.
Nước ta có các vùng đất nông nghiệp trù phú như: đồng bằng sông Hồng rộng gần 800 ngàn hecta, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu hecta. Nhưng hiện những vùng đất này đều bị chia nhỏ, manh mún khiến một số công trình thủy nông không còn tác dụng. Mặt khác, đất nông nghiệp đang bị chuyển đổi tùy tiện. Đến năm 2010, đất nông nghiệp giảm khoảng hơn 170 ngàn hecta.
Đất bằng ở Việt Nam có khoảng trên 7 triệu hecta, đất dốc trên 25 triệu hecta. Trên 50% diện tích đất đồng bằng, gần 70% diện tích đất đồi núi là đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu hecta, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu hecta, đất mặn 0,91 triệu hecta, đất dốc trên 250 gần 12,4 triệu hecta.
Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 hecta. Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu hecta, đất lâm nghiệp 11,58 triệu hecta, đất chưa sử dụng 10 triệu hecta (30,45%), đất chuyên dùng 1,5 triệu hecta. Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu hecta. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 hecta, năm 1995 là 0,095 hecta. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. [17]
Đến 01/01/2007 tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 24.696 hecta và đến 01/01/2008 vẫn là 24.696 hecta, nhưng với số dân cả nước lên tới 86.210.800 người (tính đến hết 2008), trong đó dân số thành thị là 24.233.300 người, chiếm 28,11%; nông thôn là 61.977.500 người,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 (71,89%). Do nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm gần đây, diện tích đất này ngày càng giảm mạnh.
Phân theo địa phương, khu vực TD - MNPB đứng thứ 2 trong cả nước về tổng diện tích, khu vực này đứng đầu trong cả nước về diện tích đất lâm nghiệp, nhưng diện tích sản xuất nông nghiệp thì chỉ đứng thứ tư trong 6 khu vực của cả nước với 1.423,2 nghìn hecta. Khu vực TD - MNPB có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới hơn 50% tổng diện tích, chỉ đứng sau khu vực Tây Nguyên về cơ cấu đất lâm nghiệp. Song, đất nông nghiệp của khu vực TD - MNPB lại chỉ chiếm hơn 14,9% tổng diện tích. Con số này cho thấy, đây là khu vực có diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên thấp nhất trong cả nước. Tính đến hết năm 2008 là như vậy, nhưng xét trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2007, diện tích đất nông nghiệp đã có sự biến động đáng kể. Xét xu hướng biến động của đất nông nghiệp cùng với sự biến động của dân số trong giai đoạn này có thể thấy, dân số không ngừng tăng lên theo thời gian, trong khi đó đất SXNN, bao gồm cả đất trồng cây hàng năm liên tục giảm, khiến cho diện tích đất SXNN bình quân đầu người cũng giảm. So sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới, trong giai đoạn 2005- 2008, diện tích đất canh tác bình quân của nước ta hiện vào bậc thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 0,12 hecta/người. Xét bình quân, diện tích đất canh tác của Việt Nam chỉ hơn được một số nước như: Hàn Quốc, Băng-la-đét, Ai Cập,... Tại Thái Lan, diện tích đất canh tác bình quân là 0,3 hecta/người, cao hơn 2,5 lần so với Việt Nam.
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) do Chính phủ trình Quốc hội ngày 20/10/2011, được Ủy ban Kinh tế Quốc hội thông qua, đất nông nghiệp của cả nước đến năm 2020 là 26.732 nghìn hecta, tăng 506 nghìn hecta so với năm 2010. Đến thời điểm hiện nay, cả nước còn trên 4 triệu hecta đất trồng lúa, diện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 tích này vẫn đang giảm một cách nhanh chóng. Quốc hội đã nhất trí phương án giữ diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 là 3,81 triệu hecta. Với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015), Chính phủ đề ra 3 mục tiêu cơ bản đó là: đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao…), công nghiệp và đô thị để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bảo đảm anh ninh, quốc phòng và an sinh xã hội; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.
b. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau:
*) Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Namnóichungchưacao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê đạt 7 tạ nhân/hecta còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất SXNN của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ SXNN còn ở mức thấp, năm 2010 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 ngàn đồng/hộ/tháng. [4]
*) Chấtlượng dự báonhu cầu quỹ đấtcho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 dự báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.
Theo tác giả Lê Quốc Dung (2010), đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác. Nhiều "bờ xôi, ruộng mật" đã bị các KCN chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các KCN chỉ lấp đầy 46% gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân.
Cũng về tình trạng này, tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng, các nhà hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp.
Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. [26]
Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được
Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%. [26]
*) Lãng phíđấtnôngnghiệp: Việc phát triển các khu đô thị mới ở một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt giữa các khu đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Luật Đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho