KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 123 - 126)

1. Kết luận

1. Vĩnh Bảo là huyện thuần nông với tổng diện tích tự nhiên là 18053.7 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 70.31% tổng diện tích tự nhiên. Vĩnh Bảo có điều kiện khí hậu, đất đai, hệ thống thuỷ lợi và mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng và lưu thông hàng hoá với các vùng lân cận. Địa hình của huyện được phân chia thành 2 dạng chính: vùng ven sông và vùng nội đồng.

2. Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp của huyện ( trồng trọt và chăn nuôi) đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau: 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 2 vụ màu - 1 vụ lúa, 2 vụ lúa, lúa - màu, chuyên màu, cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lào – đậu tương)... Các loại hình sử dụng đất 3 vụ, 2 vụ (lúa - màu), chuyên rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, trang trại lợn, trang trại gà, thủy sản, tổng hợp là những loại hình sử dụng đất được đánh giá có tính hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường . Loại hình sử dụng đất ngô xuân – ngô đông hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa là rất thấp.

3. Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả và hướng sản xuất hàng hóa trong sử dụng đất nông nghiệp chuyện Vĩnh Bảo trong những năm tới:

+ Tiểu vùng ven sông

Loại hình sử dụng đất chính của tiểu vùng này cần được đầu tư phát triển được xác định là chuyên rau, 2lúa - màu, 2 màu - lúa, thủy sản và cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lào). Trong định hướng sử dụng đất ở những diện tích thấp trũng cần tập trung cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Ngoài ra, có thể cải tạo để phát triển mô hình kinh tế VAC ở những xã, phường có diện tích đất tự nhiên lớn như Giang Biên, Vĩnh An. Tiếp tục đẩy mạnh hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 115 thành và phát triển mở rộng diện tích các vùng sản xuất tập trung như rau sạch, cam, quýt….

Hệ thống sử dụng đất cho chăn nuôi: phát triển tập trung trên cơ sở có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tập trung theo xây dựng theo mô hình trang trại; theo mô hình VAC; cho nuôi lợn, gà và nuôi trồng thủy sản trên những diện tích thấp trũng...

+ Tiểu vùng nội đồng

Hệ thống sử dụng đất cho trồng trọt: cần ưu tiên tập trung cho hướng sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hóa với các loại hình sử dụng đất 3 vụ ở những diện tích có khả năng tưới, tiêu chủ động: Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông, Lúa xuân - Lúa mùa - Cây vụ đông, Thuốc lào – đậu tương, Lạc xuân - Lúa mùa - Rau đông, chuyên rau an toàn.

Đối với hệ thống sử dụng đất cho chăn nuôi cho tiểu vùng nội đồng: các xã nằm trong tiểu vùng này như: Việt Tiến, Hiệp Hòa… có diện tích tự nhiên lớn nên phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung: lợn, gà, cá theo mô hình VAC... Trong tương lại cần có định hướng quy hoạch chi tiết cho các mô hình này nhằm tạo điều kiện phát huy được tiềm năng song phải trên quan điểm bền vững tránh gây ô nhiễm môi trường trong vùng.

2. Đề nghị

1.Huyện cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng thị trường và hỗ trợ nguồn vốn giúp người nông dân phát triển sản xuất hàng hoá trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.

2. Các kết quả nghiên cứu trên đây mới là các đánh giá bước đầu đối với các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng phát triển các loại hình và mô hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa huyện Vĩnh Bảo. Khi xây dựng kế hoạch phát triển cho địa phương cần có thêm những nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 116 3. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm căn cứ để đánh giá quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở những vùng lân cận của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 117

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)