Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 44)

a. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới

Theo Đường Hồng Dật (1995)[8], trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấn đề sau:

- Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;

- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản và tổ chức;

- Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường.

Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:

* Nông nghiệp công nghiệp hóa: Sử dụng nhiều thành tựu và kết quả của công nghiêp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nông nghiệp công nghiệp hóa gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường làm giảm tính đa dạng sinh học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên.

* Nông nghiệp sinh thái: Khái niệm nông nghiệp sinh thái được đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hoá. Nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học trong nông nghiệp. Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là:

- Tránh những tác hại do sử dụng hoá chất và phương pháp công nghiệp gây ra;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 - Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn;

- Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng hàm lượng mùn trong đất…

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó là một dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.

Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như:

- “Cách mạng xanh” đã được thực hiện ở các nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ la tinh và đã đem lại những bước phát triển lớn ở những nước đó và những năm của thập kỷ 60. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất lúa cao (lúa nước, mì, ngô,…) xây dựng hệ thống thủy lợi, sử dụng nhiều loại phân hóa học. “Cách mạng xanh” đã dựa vào cả một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hóa học và cả thành tựu của công nghiệp.

- “Cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn nuôi mang ít nhiều tính chất công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã tạo được những bước phát triển lớn trong chăn nuôi ở một số nước và được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với “Cách mạng xanh”.

- “Cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ những khó khăn trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững. Giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức độ cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp, với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng.

b.Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới

Những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu.

Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nông nghiệp của hơn 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, trong báo cáo chiến lược nông nghiệp nông thôn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xác định phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới sẽ là:

- Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm [10], xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng [32].

- Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá [10]

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50% [10], tăng quỹ đất nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 bình quân trên một lao động nông nghiệp [32]. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp vơi yêu cầu cao hơn của công nghiệp hoá [10]. Để khuyến khích sản xuất nông sản hàng hoá, khuyến khích các sản phẩm xuất khẩu, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và từng bước hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông nghiệp nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô thích hợp [2].

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao trình trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông sản hàng hoá.

Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm [22] và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn cầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 44)