Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 91 - 103)

20 Sản phẩm gia súc 7 93 a Tư nhân, Công ty 21 Sản phẩm gia cầm 10 90 a Tư nhân, Công ty

3.3.1 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

3.3.1.1 Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng chính của huyện Vĩnh Bảo

Hệ thống cây trồng của huyện khá phong phú trong đó chủ yếu là cây hàng năm. Hiệu quả kinh tế và mức độ tiêu thụ của các sản phẩm nông sản có sự chênh lệch tương đối lớn giữa lúa và cây rau màu.

a. Hiệu quả kinh tế từng loại cây trồng

Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ về hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng ở mỗi vùng, chúng tôi thu được kết quả sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

* Tiểu vùng 1:

Là vùng ven sông. Loại đất chiếm ưu thế của vùng là đất cát giồng (đất cát lẫn phù sa), nằm chủ yếu ở các xã ven sông Thái Bình, sông Hoá, sông Luộc. Đây là vùng thích hợp cho phát triển chuyên lúa, chuyên cây rau, màu, nuôi trồng thủy sản….

So sánh các cây trồng trong vùng thì nuôi trồng thủy sản cho GTSX cao nhất với 114.790,20 nghìn đồng/ha, tiếp đó là cây khoai tây 108.405 nghìn đồng/ha, bí xanh 78.224,0 bắp cải 75.343,50 nghìn đồng/ha. Trồng lúa cũng cho GTSX khá cao với lúa xuân là: 53.415 nghìn đồng/ha, lúa mùa là 45.513 nghìn đồng/ha.

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 1

Đơn vị: nghìn đồng/ha/năm

STT Tên cây trồng Tính trên 1ha

GTSX CP TG GTGT 1 Lúa xuân 53.415,00 15.803,55 37.611,45 2 Lúa mùa 45.513,00 14.474,78 31.038,22 3 Ngô đông 27.199,40 15.500,83 11.698,57 4 Bí xanh 78.224,00 21.950,55 56.273,45 5 Đậu tương 28.520,00 10.020,34 18.499,66 6 Đỗ xanh 38.370,00 11.356,82 27.013,18 7 Khoai lang 48.522,00 12.447,69 36.074,31 8 Khoai tây 108.405,00 43.196,85 65.208,15 9 Bắp cải 75.343,50 21.639,57 53.703,93 12 Su hào 69.455,40 18.960,93 50.494,47 13 Ngô xuân 29.190,00 13.433,09 15.756,91 14 Lạc 49.012,50 12.036,75 36.975,75 15 Cải các loại 62.861,40 20.643,73 42.217,67 16 Cá 114.790,20 46.147,30 68.642,90 17 Thuốc lào 200256,00 49529,00 150727,00 18 Cam 228750,00 52026,00 176724,00 19 Quýt 169000,00 51026,00 117974,00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 Trong các loại cây trồng thì cây ngô đông cho GTSX thấp nhất với 27199,40 nghìn đồng/ha, tiếp đó là cây đậu tương 28520 nghìn đồng/ha, cây ngô xuân với 29190 nghìn đồng/ha .

Trồng cam, quýt, thuốc lào cho GTSX cao nhất và cũng yêu cầu CPTG cao nhất, tiếp đến là nuôi cá và trồng khoai tây.

Cây cần CPTG thấp nhất là đậu tương với 10020,34 nghìn đồng/ha, đỗ xanh 11356,82 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên, đậu xanh và cây đậu tương lại là cây có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất tốt hơn so với các loại cây khác. Vì vậy, cần phải xem xét để bố trí sản xuất cho phù hợp.

Nhìn vào bảng trên ta thấy 3 loại cây cho GTGT cao nhất tiểu vùng 1 là cây cam, thuốc lào và quýt với các giá trị lần lượt là: 176724 nghìn đồng/ha, 150727 nghìn đồng/ha, 117974 nghìn đồng/ha. Các nhóm cây bí xanh, khoai tây cho hiệu quả kinh tế khá do bà con nông dân sản xuất theo hình thức tập trung, có bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Như vậy, ở tiểu vùng l, trồng cam, quýt và thuốc lào, rau là những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn cả, CPTG ở mức trung bình và hiện đang là những cây trồng thế mạnh của vùng 1, là những cây trồng hàng hoá mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên hiện nay diện tích trồng cam, quýt còn khá ít, trong tương lai cần mở rộng thêm diện tích.

Việc chuyển những nơi cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình 2 lúa – 1 màu, hoặc chuyên màu như trồng thuốc lào, cam, quýt đã cho giá trị cao hơn. Đây là mô hình cần được nhân rộng cho các vùng có cây lúa cho hiệu quả thấp để nâng cao giá trị sản xuất của đất, góp phần nâng cao tính hàng hóa của nông sản và cải thiện đời sống nông hộ.

* Tiểu vùng 2:

Là vùng nội đồng, đại diện cho nhóm đất phù sa. Đất vùng này có độ phì cao, nhất là những nơi được bồi hàng năm, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, giữ nước tốt là điều kiện thuận lợi cho thâm canh lúa, trồng rau màu, thuốc lào…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 2

(Đơn vị tính: nghìn đồng/ha)

STT Tên cây trồng Tính trên 1ha

GTSX CP TG GTGT 1 Lúa xuân 54.585,00 15.803,55 38.781,45 2 Lúa mùa 47.007,00 14.474,78 32.532,22 3 Ngô đông 29.226,80 15.500,83 13.725,97 4 Bí xanh 80.492,00 21.950,55 58.541,45 5 Đậu tương 28.940,00 10.020,34 18.919,66 6 Đỗ xanh 40.350,00 11.356,82 28.993,18 7 Khoai lang 49.782,00 12.447,69 37.334,31 8 Dưa chuột 87.269,00 23.062,40 64.206,60 9 Bắp cải 76.302,00 21.639,57 54.662,43 10 Hành tươi 46.110,40 16.613,54 29.496,86 11 Cà chua 53.548,80 21.530,37 32.018,43 12 Su hào 71.202,60 18.960,93 52.241,67 13 Ngô xuân 30.384,00 13.433,09 16.950,91 14 Khoai tây 113.103,00 43.196,85 69.906,15 15 Lạc 54.837,50 12.036,75 42.800,75 16 Cải các loại 64.449,00 20.643,73 43.805,27 17 Thuốc lào 200.256,00 49.529,00 150.727,00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Với tiểu vùng 2 thì cây thuốc lào, cây khoai tây là cây cho GTSX cao nhất với 200256 nghìn đồng/ha, 113103 nghìn đồng/ha sau đó là là cây dưa chuột với 87269 nghìn đồng/ha, cây bí xanh 80492 nghìn đồng/ha.

Cây trồng cho GTSX thấp nhất vẫn là cây ngô, với ngô xuân là 30.384 nghìn đồng/ha còn ngô đông là 29226,8 nghìn đồng/ha.

Về CPTG thì cây thuốc lào và cây khoai tây yêu cầu cao nhất với 49529 nghìn/ha và 43196,85 nghìn đồng/ha, tiếp đến là dưa chuột với 23062,40 nghìn đồng/ha, bí xanh với 21950,55 nghìn đồng/ha. Cây có CPTG

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 thấp nhất là những cây họ đậu như đậu tương chỉ 10020,34 nghìn đồng/ha, đỗ xanh là 11356,82 nghìn đồng/ha.

Cây thuốc lào là cây có GTGT cao nhất của tiểu vùng 2 với 150727 nghìn đồng/ha, sau đó là cây dưa chuột với 64.206,60 nghìn đồng/ha, bí xanh với 58541,45 nghìn đồng/ha. Lúa cũng là cây trồng cho GTGT tương đối cao so với các loại cây trồng khác với lúa xuân đạt 38781,45 nghìn đồng/ha, lúa mùa là 32532,22 nghìn đồng/ha. Cây cho GTGT thấp nhất là cây ngô, trong đó ngô đông là 13725,97 nghìn đồng/ha, ngô xuân là 16950,91 nghìn đồng/ha. Những cây cho GTGT cao cũng là những cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc.

Qua tổng hợp số liệu điều tra tại tiểu vùng 2 (bảng 3.7) thì cây thuốc lào, cây khoai tây, cây cam là những cây trồng cho GTSX cũng như GTGT cao nhất, hơn nữa đây cũng là những cây trồng sản xuất hàng hóa của vùng. Trong tương lai vùng nên mở rộng diện tích các loại cây trồng này.

* So sánh các loại cây trồng trên địa bàn huyện:

Qua việc tổng hợp, so sánh số liệu điều tra, chúng tôi thấy mô hình nuôi cá và mô hình trồng cây ăn quả (cam, quýt) trên địa bàn huyện cho GTSX cũng như GTGT cao nhất, sau đó là các loại cây trồng rau màu như: cây thuốc lào, cây khoai tây... Trong tương lai cần chú trọng việc mở rộng diện tích các cây trồng có giá trị này. Ngoài ra mô hình nuôi cá ở những nơi có địa hình trũng đem lại GTGT tương đối khá. Vì vậy, việc lựa chọn giống cá cho hiệu quả cao và có sức chống chịu cao hơn với sự biến đổi của môi trường. Cần nhân rộng mô hình chuyển đổi từ các chân ruộng trũng sang nuôi cá để tăng hiệu quả sử dụng đất. Các cây trồng như khoai tây, dưa chuột, bí xanh cần có sự kết hợp tốt giữa người người nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp và các Công ty thu mua, bao tiêu sản phẩm, cần sản xuất theo quy trình kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87 càng tăng của xã hội.

Các cây trồng họ đậu tuy GTSX và GTGT không cao nhưng đây là những cây trồng có tính bảo vệ và cải tạo đất nên cần giữ vững diện tích đang có và trong tương lai cần mở rộng ở những vùng đất bằng chưa sử dụng và những vùng cần cải tạo đất.

Những năm gần đây, huyện đã chú trọng việc gieo trồng các giống lúa có chất lượng và năng suất cao, các giống ngắn ngày. Điều này không những đảm bảo cung cấp đủ số lượng lương thực cho nhân dân trên địa bàn huyện mà còn nâng cao về chất lượng lương thực.

b) Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

- Đánh giá hiệu quả của LUT trồng trọt

Từ kết quả điều tra, chúng tôi tính toán được hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất các vùng trên địa bàn huyện như sau:

*Tiểu vùng 1:

Ở tiểu vùng 1 có 19 kiểu sử dụng đất với giá trị sản xuất của các kiểu sử dụng đất cũng khá cao, trong đó GTSX cao nhất là nuôi cá với 229.580,40 nghìn đồng/ha, sau đó là trồng cam, thuốc lào- đỗ tương là 228750 nghìn đồng/ha và 228256 nghìn đồng/ha sau đó là công thức lúa xuân - lúa mùa - khoai tây là 207333 nghìn đồng/ha, tiếp đến là lúa xuân - lúa mùa - bí xanh với GTSX là 177152 nghìn đồng/ha, lúa xuân - lúa mùa - bắp cải với 174271,50 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất cho GTSX thấp nhất là ngô đông - ngô xuân chỉ 56389,40 nghìn đồng/ha, kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa cũng cho giá trị sản xuất thấp với 98.928 nghìn đồng/ha.

Tính toán về CPTG, chúng tôi nhận thấy kiểu sử dụng đất ngô xuân - ngô đông yêu cầu thấp nhất với 28.933,92 nghìn đồng/ha, sau đó là lúa xuân - lúa mùa với 30.278,33 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất cần CPTG cao nhất là nuôi cá với 92.294,60 nghìn đồng/ha, lúa xuân - lúa mùa - khoai tây với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 73.475,18 nghìn đồng/ha.

Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1

Đơn vị tính:nghìn đồng/ha/năm

STT Kiểu sử dụng đất GTSX CP TG GTGT 1 Lúa xuân - lúa mùa 98.928,00 30.278,33 68.649,67 2 Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 126.127,40 45.779,16 80.348,24 3 Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh 177.152,00 52.228,88 124.923,12 4 Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 127.448,00 40.298,67 87.149,33 5 Lúa xuân - lúa mùa - đỗ xanh 137.298,00 41.635,15 95.662,85 6 Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 147.450,00 42.726,02 104.723,98 7 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 207.333,00 73.475,18 133.857,82 8 Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 174.271,50 51.917,90 122.353,60 9 Lúa xuân - lúa mùa - cải các loại 161.789,40 50.922,06 110.867,34 10 Lúa xuân - lúa mùa - su hào 168.383,40 49.239,26 119.144,14 11 Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông 101.902,40 43.408,70 58.493,70 12 Lạc - lúa mùa - lạc 143.538,00 38.548,29 104.989,71 13 Lạc - đậu tương - ngô đông 104.731,90 37.557,92 67.173,98 14 Ngô xuân - đậu tương - bắp cải 133.053,50 45.092,99 87.960,51 15 Ngô xuân - ngô đông 56.389,40 28.933,92 27.455,48 16 Thuốc lào - đậu tương 228.256,00 56529,00 171.727,00 17 Cá 229.580,40 92.294,60 137.285,80 18 Cam 228.750,00 52.026,00 176.724,00 19 Quýt 169000,00 51.026,00 117.974,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Việc trồng các LUT cây ăn quả và cây thuốc lào- đỗ tương cho GTGT cao nhất vùng 1 với 176.724 nghìn đồng/ha và 171727 nghìn đồng/ha. Tiếp đến là nuôi cá cho GTGT với 137.285,80 nghìn đồng/ha, kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - khoai tây cho GTGT đứng thứ 3 với 133.857,82 nghìn đồng/ha. Ngô đông - ngô xuân là kiểu sử dụng đất cho GTGT thấp nhất với 27.455,48 nghìn đồng/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 Từ kết quả tính toán, chúng tôi nhận thấy, nuôi cá, trồng cây ăn quả và trồng thuốc lào vùng này cho giá trị cao. Bên cạnh đó, kết hợp giữa trồng 2 vụ lúa và vụ màu cũng rất hiệu quả với một số cây rau màu chính như cây khoai tây, dưa chuột...

* Tiểu vùng 2:

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2

Đơn vị tính:nghìn đồng/ha/năm

STT Kiểu sử dụng đất GTSX CP TG GTGT 1 Lúa xuân - lúa mùa 101.592,00 30.278,33 71.313,67 2 Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 130.818,80 45.779,16 85.039,64 3 Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh 182.084,00 52.228,88 129.855,12 4 Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 130.532,00 40.298,67 90.233,33 5 Lúa xuân - lúa mùa - đỗ xanh 141.942,00 41.635,15 100.306,85 6 Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 151.374,00 42.726,02 108.647,98 7 Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột 188.861,00 53.340,73 135.520,27 8 Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 177.894,00 51.917,90 125.976,10 9 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 214.695,00 73.475,18 141.219,82 10 Lúa xuân - lúa mùa - hành tươi 147.702,40 46.891,87 100.810,53 11 Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 155.140,80 51.808,70 103.332,10 12 Lúa xuân - lúa mùa - cải các loại 166.041,00 50.922,06 115.118,94 13 Lúa xuân - lúa mùa - su hào 172.794,60 49.239,26 123.555,34 14 Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông 106.617,80 43.408,70 63.209,10 15 Lạc - lúa mùa - khoai tây 214.947,50 69.708,38 145.239,12 16 Lúa xuân - đậu tương -ngô đông 112.751,80 41.324,72 71.427,08 17 Ngô xuân - đậu tương - bắp cải 135.626,00 45.092,99 90.533,01 18 Cà chua - đậu tương - cải các loại 146.937,80 52.194,44 94.743,36 19 Thuốc lào- đỗ tương 278.256 56.529 221.727

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 Tiểu vùng 2 có 19 kiểu sử dụng đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất cho GTSX cao nhất là thuốc lào – đỗ tương với 278256 nghìn đồng/ha, lúa xuân - lúa mùa - khoai tây với 214695 nghìn đồng/ha, sau đó là các kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột với 188.861 nghìn đồng/ha, lúa xuân - lúa mùa - bí xanh với 182.084 nghìn đồng/ha.

Kiểu sử dụng đất cho GTSX thấp nhất tiểu vùng 2 là công thức lúa xuân - lúa mùa với 101.592 nghìn đồng/ha.

Về CPTG thì công thức lúa xuân - lúa mùa yêu cầu thấp nhất với 30.278,33 nghìn đồng/ha. Công thức yêu cầu CPTG cao nhất tiểu vùng 2 là lúa xuân - lúa mùa - khoai tây với 73.475,18 nghìn đồng/ha.

Công thức cho GTSX cao nhất tiểu vùng 2 cũng là các công thức cho GTGT cao nhất, cụ thể: Thuốc lào đậu tương với 221.727 nghìn đồng/ha; lạc - lúa mùa - khoai tây với 145.239,12 nghìn đồng/ha; lúa xuân - lúa mùa - khoai tây là 141.219,82 nghìn đồng/ha; lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột với

135.520,27 nghìn đồng/ha; lúa xuân - lúa mùa - bí xanh với 129.855,12 nghìn đồng/ha. Công thức cho GTGT thấp nhất vùng là ngô xuân - lúa mùa - ngô đông với 63.209,10 nghìn đồng/ha.

Qua số liệu chúng tôi nhận thấy, trên địa bàn tiểu vùng 2, các công thức cho hiệu quả cao là sự kết hợp của cây thuốc lào – đậu tương và sự kết hợp của các cây trồng vụ đông như khoai tây, dưa chuột, bí xanh trên đất 2 lúa hay 1 lúa, đáng chú ý là công thức lạc - lúa mùa - khoai tây với chi phí trung gian thấp nên mang giá trị gia tăng cao nhất vùng.

* So sánh hiệu quả kinh tế 2 tiểu vùng:

Sau khi điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế của từng tiểu vùng, tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế của các tiểu vùng với nhau, số liệu thể hiện trong Bảng 3.10.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)