Phương pháp thống kê kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 52 - 53)

Thực chất của phương pháp này là điều tra thu thập số liệu, tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu bằng phân tổ thống kê, tiến hành phân tích, đánh giá tình hình biến động của số lượng, từ đó rút ra bản chất của hiện tượng, dự báo xu thế phát triển của nó và đề ra các giải pháp có căn cứ khoa học để giải quyết vấn đề, cụ thể là:

a. Chọn điểm điều tra nghiên cứu

- Các điều kiện áp dụng phương pháp này tại địa bàn nghiên cứu được thỏa mãn.

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp hàng hóa khác nhau, đại diện cho các vùng sinh thái của huyện. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành chọn 04 xã đại diện cho 02 tiểu vùng:

* Tiểu vùng 1: Là vùng ven sông. Loại đất chiếm ưu thế của vùng là

đất cát giồng (đất cát lẫn phù sa), nằm chủ yếu ở các xã ven sông Thái Bình, sông Hoá, sông Luộc. Đây là vùng thích hợp cho phát triển chuyên cây rau, màu, nuôi trồng thủy sản…. Xã đại diện nghiên cứu là xã Giang Biên, Vĩnh An.

* Tiểu vùng 2: là vùng nội đồng, đại diện cho nhóm đất phù sa. Đất vùng này có độ phì cao, nhất là những nơi được bồi hàng năm, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, giữ nước tốt là điều kiện thuận lợi cho thâm canh lúa, trồng rau, màu và cây cảnh. Xã đại diện nghiên cứu là xã Hiệp Hòa, Việt Tiến.

Chọn các hộ điều tra đại diện cho các xã trong tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ được điều tra là các hộ tham trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên 04 xã đại diện cho 02 tiểu vùng. Tiến hành điều tra 30 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp của mỗi xã trong tổng số 120 phiếu điều tra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

- Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,...); tình hình sử dụng đất nông nghiệp; phương thức canh tác; mức độ đầu tư thâm canh; kết quả sản xuất (diện tích, năng suất, sản lượng, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, lượng nông sản bán được,...), các công thức luận canh; giá bán một số loại nông sản chủ yếu; giá một số đầu vào chính; các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, mức độ tiếp cận khoa học - kỹ thuật; mức độ tiếp cận thị trường; khả năng tiếp cận vốn tín dụng; những mong đợi về chính sách và sự sẵn sàng áp dụng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp,…

-Đặcđiểmcủa mẫuđiềutra Bảng 2.1. Đặc điểm của mẫu điều tra Chỉ tiêu ĐVT Số Lượng Tỷ Lệ (%) 1. Giới tính chủ hộ Người 1.1. Nam 76 63.33 1.2. Nữ 44 36.67 2.Tuổi Tuổi 2.1. Trung bình 42 - 2.2. Cao nhất 65 - 2.3. Thấp nhất 19 - 3. Tình trạng giáo dục của chủ hộ Người 3.1. Chưa biết đọc, biết viết 4 3.33 3.2. Từ THPT trở xuống 99 82.50 3.3. Trung cấp, cao đẳng 11 9.17 3.4. Đại học 6 5.00

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 52 - 53)